Hình phạt và những dấu hiệu đánh giá cấu thành tội làm nhục người khác?

Xin hỏi, căn cứ vào những dấu hiệu nào để đánh giá cấu thành tội làm nhục người khác theo Bộ luật Hình sự? – Câu hỏi của bạn Mạnh Cường (Phú Thọ).

Những dấu hiệu đánh giá cấu thành tội làm nhục người khác? -0
Ảnh minh họa/ITN

Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội tư vấn như sau:

Dấu hiệu nào để đánh giá cấu thành tội làm nhục người khác theo Bộ luật Hình sự?

Căn cứ theo quy định tại Điều 155, Bộ luật Hình sự 2015 được thay thế bởi điểm e, khoản 2, Điều 2, Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội làm nhục người khác như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, từ quy định trên, để xác định tội làm nhục người khác cần xét dựa trên các dấu hiệu sau:

Mặt khách thể:

- Khách thể trực tiếp bị xâm phạm là quyền được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người.

Mặt khách quan:

- Hành vi tội làm nhục người khác là hành vi một người có tính chất xúc phạm nghiệm trọng đối với nhân phẩm, danh dự của người khác.

- Hành vi làm nhục người khác được thực hiện thông qua lời nói hoặc hành động như: viết, vẽ, nhổ nước bọt vào mặt, ném phân, cà chua, trứng thối vào người ...

- Thực hiện hành động làm nhục người khác với mục đích làm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác, ngoài ra không nhằm mục đích khác.

- Hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác có thể gây ra thiệt hại to lớn về mặt tinh thần đối với nạn nhân, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội.

Mặt chủ quan

- Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.

- Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội về hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.

- Người phạm tội thực hiện hành vi làm nhục người khác nhằm mục đích thỏa mãn cơn tức giận đối với nạn nhân hoặc đối với người thân của nạn nhân.

- Người phạm tội mong muốn hoặc để mặc hậu quả xấu về nhân phẩm, danh dự của nạn nhân xảy ra.

Mặt chủ thể

- Chủ thể của tội làm nhục người khác là người có năng lực trách nhiệm từ đủ 16 tuổi trở lên và có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?
Giải đáp pháp luật

Bị cho nghỉ cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không?

Xin hỏi, trường hợp bị cho nghỉ việc cuối năm vì khó khăn kinh tế, người lao động có được hưởng trợ cấp mất việc không? Không trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đủ điều kiện hưởng thì bị phạt thế nào? – Câu hỏi của bạn Đức Huy (Hải Dương).

“Trợ lý ảo” báo cáo kết quả công tác chuyển đổi số trong TAND tại Hội nghị giới thiệu mô hình chuyển đổi số thành công cấp bộ, ngành của TAND tối cao.
Giải đáp pháp luật

Nâng hiệu quả xét xử nhờ trợ lý ảo

Những năm gần đây, ngành tòa án Việt Nam đã chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong công tác xét xử và hành chính tư pháp. Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc triển khai phần mềm trợ lý ảo tòa án, hỗ trợ cán bộ tòa án trong việc tra cứu văn bản pháp luật, giải quyết tình huống pháp lý và nâng cao hiệu quả xét xử.