Hiểm họa từ trào lưu độ, chế xe đạp điện

Thời gian gần đây, tình trạng học sinh sử dụng xe đạp điện được độ, chế để tăng tốc độ ngày càng phổ biến. Nhiều em học sinh, vì muốn trải nghiệm cảm giác lạ, phóng nhanh như xe máy, đã tự ý hoặc nhờ thợ sửa xe thay đổi kết cấu của xe đạp điện. Điều này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông

Chỉ cần lên mạng xã hội gõ tìm kiếm “Xe điện độ” sẽ có hàng loạt hội nhóm có từ vài nghìn đến hàng chục nghìn thành viên xuất hiện. Những bài viết chia sẻ trong các hội nhóm này chủ yếu về cách "độ" xe, rao bán pin, bộ điều tốc, các bộ phận phanh đĩa, ốp xe…. Thậm chí, có diễn đàn còn tổ chức cuộc thi "Xe điện độ keng Việt Nam" để tìm xem ai "độ" xe đạt được tốc độ cao nhất, đồ chất nhất. Đáng nói là đa số những người tham gia, đạt giải lại là các em học sinh, thanh thiếu niên.

Mới đây, ngày 24.4.2025, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết vừa ngăn chặn, xử lý gần 70 thanh thiếu niên mang xe điện độ chế đi biểu diễn tại Quảng trường 10/3 (TP. Buôn Ma Thuột) để quay video nhằm tung lên mạng xã hội câu view. Tại hiện trường, lực lượng Cảnh sát giao thông đã thu giữ 64 chiếc xe điện các loại, trong đó, có 52 chiếc đã được độ chế. Có những chiếc được độ chế tinh vi, cường độ dòng điện rất lớn, công suất lên đến hơn 100km/giờ. Bước đầu, Công an xác định có 68 trường hợp liên quan, độ tuổi từ 12 đến 16, chủ yếu là học sinh các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn nhiều huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh Đắk Lắk, cùng hai huyện Krông Nô và Cư Jút thuộc tỉnh Đắk Nông.

7bbfec7299212b7f7230.jpg
Cuộc thi "Xe điện độ keng Việt Nam" để tìm xem ai "độ" xe đạt được tốc độ cao nhất, đồ chất nhất thu hút nhiều học sinh, thanh thiếu niên tham gia.

Chị Cao Thị Bích (Diễn Châu, Nghệ An) chia sẻ, “Mỗi lần đi làm về gặp đúng lúc học sinh tan học dường như trở thành nổi ám ảnh của tôi. Giờ gia đình nào cũng có điều kiện nên thường mua xe điện cho con đi học nhưng thường các cháu xem đi không hàng lối gì, mũ không đội, có khi kẹp 2, kẹp 3 lạng lách đánh võng. Giờ còn kiểu độ xe nên không khó để gặp các cháu đi xe điện với tốc độ cao, rất nguy hiểm. Tôi không hiểu các em lấy đâu ra tiền để độ xe vì tôi biết số tiền bỏ ra để độ xe cũng không hề nhỏ”.

Là một người chuyên bán xe điện, anh Đặng P. (Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, việc "độ" xe hiện nay khá đơn giản, chỉ cần tháo dây hãm tốc ở bánh sau, chiếc xe đạp điện sẽ chạy nhanh như xe máy điện. Còn muốn tốc độ nhanh hơn, mạnh mẽ, khác lạ hơn, có thể chạy ngang với xe máy cần thay đổi bộ điều tốc, nâng dung lượng pin. “Tuy nhiên, nếu "độ" đến vận tốc 80 - 100 km/giờ sẽ rất nguy hiểm vì đã phá vỡ kết cấu an toàn của xe. Việc thay đổi động cơ và nâng cấp pin không đúng tiêu chuẩn có thể dẫn đến tình trạng quá tải hệ thống điện, gây chập, cháy, nổ pin. Đồng thời, việc thay đổi các linh kiện không phù hợp với đặc tính ban đầu sẽ làm giảm tuổi thọ xe, dẫn đến hỏng hóc bất ngờ khi vận hành” anh P. nhấn mạnh.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Thực tế, xe đạp điện thông thường chỉ có tốc độ tối đa khoảng 25-30 km/h. Tuy nhiên, nhiều người đã tìm cách can thiệp vào bộ điều tốc, thay pin công suất cao hoặc thay đổi hệ thống động cơ để nâng tốc độ lên 50-70 km/h, thậm chí hơn 100 km/h. Việc này có thể khiến chiếc xe nhỏ bé trở thành một phương tiện di chuyển như xe máy, nhưng lại không được thiết kế để chịu tải và đảm bảo an toàn khi di chuyển với vận tốc cao.

Nguyên nhân chính của trào lưu này xuất phát từ tâm lý thích thể hiện, đua đòi giữa các học sinh, cùng với sự dễ dàng trong việc tìm mua linh kiện nâng cấp qua mạng xã hội. Chỉ với vài trăm đến vài triệu đồng, các em có thể tìm thấy các bộ kit tăng công suất, pin lithium dung lượng cao, thậm chí cả động cơ điện mạnh hơn. Các hướng dẫn độ xe cũng được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng mạng xã hội khiến việc tự nâng cấp xe trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

e0a2d69986ca34946ddb.jpg
Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Đắk Lắk tạm giữ gần 70 xe điện độ chế tại Quảng trường 10-3, TP. Buôn Ma Thuột.

Điều đó đang dẫn đến việc xe đạp điện đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người khi ngày càng có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 90% số vụ tai nạn giao thông trong những năm gần đây liên quan đến học sinh, ở độ tuổi 16-18, đối tượng chủ yếu đang sử dụng xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3 và xe đạp điện, xe máy điện. Có 70% số vụ tai nạn giao thông thương vong là do học sinh THCS đi xe đạp điện, xe máy điện gây ra.

Hiện có trên 50% số học sinh THPT đến trường bằng xe đạp điện, xe máy điện, thậm chí cả xe máy. Đáng lo ngại là do thiếu hành lang pháp lý nên tình trạng học sinh phổ thông sử dụng xe máy điện đang gia tăng đáng báo động, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Điều đáng nói là nhiều phụ huynh đang còn khá thờ ơ với các quy định, “vô tình” để con em mình vi phạm Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Không ít phụ huynh cho rằng, điều khiển xe đạp điện, xe máy điện an toàn hơn so với xe gắn máy. Tuy nhiên, trên thực tế, với vận tốc tối đa của xe máy điện có thể lên đến 40-50 km/h thì mức độ nguy hiểm của xe đạp điện và xe máy là tương đương trong khi người điều khiển chủ yếu chỉ là thiếu niên 13-17 tuổi nên kỹ năng và kinh nghiệm xử lý tình huống khẩn cấp còn hạn chế, trong khi xe rất dễ mất kiểm soát.

An ninh trật tự

Lãnh đạo Công an Hà Nội thăm, động viên cán bộ chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ
An ninh trật tự

Lãnh đạo Công an Hà Nội thăm, động viên cán bộ chiến sĩ bị thương trong khi làm nhiệm vụ

Chiều ngày 25.4, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky cùng đại diện chỉ huy một số phòng chức năng Công an thành phố đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thăm hỏi và động viên Trung tá Nguyễn Tiến Minh, cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, bị thương khi đang làm nhiệm vụ.

Công an Bình Thuận triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5
An ninh trật tự

Công an Bình Thuận triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5

Nhằm đảm bảo cho Nhân dân và du khách đi lại thông suốt, an toàn trong dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bình Thuận đã triển khai cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn.

Công an Hà Nội khuyến cáo đề phòng tội phạm trộm cắp tài sản dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5
An ninh trật tự

Công an Hà Nội khuyến cáo đề phòng tội phạm trộm cắp tài sản dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 năm nay kéo dài nên nhiều gia đình sinh sống trên địa bàn đã có kế hoạch đi du lịch, nghỉ dưỡng, về quê… nên sẽ vắng nhà trong thời gian này. Đây cũng là thời điểm kẻ gian lợi dụng đột nhập vào nhà để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.

Tăng cường tuần tra kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn huyện Gia Lâm
An ninh trật tự

Tăng cường tuần tra kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn huyện Gia Lâm

Thực hiện kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) dịp nghỉ lễ 30.4 – 1.5, tăng cường xử lý các hành vi vi phạm và nâng cao hiệu quả thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26.12.2024 của Chính phủ, Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 5 đã triển khai lực lượng thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn.

Hỗ trợ người dân bản Văng Phao, xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An di dời tài sản, nhà cửa đến nơi tái định cư an toàn. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài cuối: Cần các giải pháp căn cơ

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề an ninh phi truyền thống (ANPTT), cũng như nhận diện rõ các nguy cơ, thách thức ANPTT hiện hữu, Nhà nước và Bộ Công an đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa, ứng phó có hiệu quả với các nguy cơ, thách thức ANPTT đặt ra. Tuy nhiên, để ngăn ngừa các nguy cơ ANPTT ở khu vực biên giới nói riêng và cả nước nói chung, cần có các giải pháp căn cơ.

Công an xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An “3 cùng, 4 bám” với người dân, luôn có mặt kịp thời khi người dân cần, bảo đảm an ninh, trật tự vững chắc khu vực biên giới. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 4: “Điểm tựa” của Nhân dân

Với vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, những năm gần đây, cùng với chủ trương đưa Công an chính quy về cơ sở, trong đó có 1.084 xã, phường, thị trấn khu vực biên giới (KVBG), Công an nhân dân đã thực sự trở thành “điểm tựa của nhân dân”. Qua đó, góp phần ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống (ANPTT), đặc biệt là ở khu vực biên giới, làm sáng đẹp hơn nữa phẩm chất chiến sĩ công an cách mạng trong thời kỳ mới.

Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn
An ninh trật tự

Bộ Công an triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ

Cục Cảnh sát Quản Lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ chưa xác định thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Nam và biểu dương các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong việc thu nhận mẫu ADN.

Lâm Đồng: Ra quân cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5
An ninh trật tự

Lâm Đồng: Ra quân cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5

Nhằm chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp lễ 30.4 - 1.5, đồng thời triển khai hiệu quả Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ ra quân thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT trên địa bàn toàn tỉnh.

Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời bình
Quốc phòng - An ninh

Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời bình

Chiều 22.4 tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an tổ chức Lễ Phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm của Liệt sỹ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh anh dũng hi sinh trong khi truy bắt tội phạm ma túy.

Các chiến sĩ biên phòng, công an, đoàn viên thanh niên thực hiện công trình thắp sáng đường biên tại tuyến đường biên giới Đắk Nông. Ảnh: Đức Hưng
Quốc phòng - An ninh

Bài 3: Không gian mạng - mảnh đất màu mỡ tội phạm xuyên biên giới

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển của các công nghệ mới và internet tốc độ cao đã tạo ra một không gian chiến lược mới có tên gọi “không gian mạng”. Với đặc trưng không có đường biên giới - không gian mạng là mảnh đất màu mỡ cho các loại tội phạm phát triển và làm gia tăng các nguy cơ an ninh phi truyền thống (ANPTT); đe dọa nghiêm trọng bảo đảm an ninh quốc gia, đặc biệt là ở khu vực biên giới.

Công an huyện Hải Hà phối hợp Đồn Biên phòng Quảng Đức tuần tra, nắm tình hình tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc (tại khu vực bản Vắn Tốc, xã Quảng Đức). Ảnh: Hằng Ngần.
Quốc phòng - An ninh

Bài 2: Khi vùng trũng trở thành “điểm nóng”

Nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống không còn là nguy cơ tiềm ẩn, mà đã hiện hữu, lan sâu vào các địa bàn sát biên. Từ tội phạm công nghệ cao, khủng bố, buôn người đến biến đổi khí hậu – tất cả đều đổ dồn lên vai những cộng đồng dân tộc thiểu số vốn dễ tổn thương, nơi điều kiện sống mong manh, nhận thức hạn chế và thiết chế chính trị - xã hội còn yếu. Những đòn tấn công phi truyền thống ấy đang xâm thực trực tiếp nền tảng an ninh truyền thống, đẩy vùng biên vào thế bị động nếu không nhận diện và hành động kịp thời.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đồng Xuân (Phú Yên) thăm già làng Mang Thôn ở thôn Gia Dù, xã Xuân Lãnh. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 1: Biên giới – vùng trũng của an ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống đang ngày càng hiện hữu tại các vùng biên – nơi giao thoa giữa yếu tố địa chính trị, văn hóa và những cộng đồng dễ tổn thương. Từ khủng bố, buôn lậu, đến biến đổi khí hậu và dịch bệnh – mọi “ngòi nổ” đều có thể xuất phát từ vùng đất này. Trong bối cảnh ấy, việc nhận thức đúng và kịp thời xây dựng các “kịch bản ứng phó” không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là “vành đai phòng thủ” từ sớm, từ xa.