Bộ Công an triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ

Cục Cảnh sát Quản Lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã phối hợp với UBND tỉnh Hà Nam, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị triển khai cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sỹ chưa xác định thông tin trên địa bàn tỉnh Hà Nam và biểu dương các tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong việc thu nhận mẫu ADN.

Dự hội nghị có Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy; Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn; Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam, Đại tá Tô Anh Dũng; Phó cục trưởng Cục Người có công, Bộ Nội Vụ Vũ Ngọc Thủy...

Theo thống kê, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Nam có 13.830 liệt sĩ, trong đó có 9.342 liệt sỹ chưa xác định được phần mộ, thông tin hài cốt; 5.852 liệt sỹ có thân nhân đủ điều kiện thu nhận mẫu ADN, còn 3.490 liệt sỹ chưa xác định được thân nhân.

Để giúp sớm đưa hài cốt liệt sỹ về với gia đình, các lực lượng chức năng đã mở cao điểm thực hiện thu nhận ADN thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính. Trong đó khẩn trương rà soát dữ liệu thông tin hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính và nhân thân gia đình có liệt sĩ chưa xác định được thông tin hài cốt có thể thu mẫu đối sánh; làm sạch thông tin thân nhân liệt sĩ và tạo lập kho dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

anh-tan-22.jpg
Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Cục trưởng C06, Đại tá Vũ Văn Tấn khẳng định: Chiến tranh đã dần lùi xa, nhưng nỗi đau vẫn hiện hữu, nhất là đối với những gia đình thân nhân liệt sỹ. Theo thống kê, hiện nay vẫn còn khoảng 500.000 liệt sỹ chưa xác định được danh tính, trong đó 200.000 hài cốt chưa quy tập và 300.000 hài cốt đã an táng nhưng thiếu thông tin. Đó là nỗi day dứt của chúng ta. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ luôn được xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam".

lay-mau.jpg
Thân nhân liệt sỹ lấy mẫu ADN tại hội nghị

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy nhấn mạnh: việc thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ không chỉ là nhiệm vụ chính trị, mà còn là nghĩa vụ thiêng liêng với các bậc tiền nhân và thế hệ mai sau. UBND tỉnh Hà Nam quyết tâm huy động tối đa nguồn lực, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, ngành, tổ chức để hoàn thành thu nhận mẫu ADN cho 100% các thân nhân đủ điều kiện còn lại trước ngày 30.4.2025.

Để thực hiện hiệu quả đợt cao điểm thu nhận mẫu ADN thân nhân liệt sĩ, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Quốc Huy yêu cầu: các sở, ngành, đoàn thể, UBND cấp huyện, xã phối hợp chặt chẽ với công an tỉnh trong công tác rà soát, bổ sung dữ liệu liệt sỹ.

Công an tỉnh bảo đảm công tác thu mẫu ADN diễn ra khoa học, chính xác, đúng quy trình, đúng tiến độ; tiếp tục phối hợp với Cục Cảnh sát QLHC về TTXH và các ban, ngành liên quan triển khai rà soát, đối sánh dữ liệu giữa mẫu ADN thân nhân liệt sỹ với các liệt sỹ để sớm phát hiện, xác định được danh tính các liệt sỹ trên địa bàn tỉnh.

Ngay sau hội nghị, 30 thân nhân liệt sỹ được tiến hành thu mẫu ADN tại hội trường Công an tỉnh Hà Nam. Đối với những thân nhân già yếu, neo đơn, địa phương tổ chức tổ công tác lưu động đến tận nhà để lấy mẫu.

Các mẫu ADN của thân nhân liệt sỹ được đơn vị xét nghiệm thu nhận, giám định và đưa vào ngân hàng gen, sau đó được phân tích, đối sánh và xác thực thông tin với mẫu hài cốt liệt sỹ đã và đang tiếp tục tìm kiếm, quy tập lấy mẫu.

An ninh trật tự

Công an xã Mường Típ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An “3 cùng, 4 bám” với người dân, luôn có mặt kịp thời khi người dân cần, bảo đảm an ninh, trật tự vững chắc khu vực biên giới. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 4: “Điểm tựa” của Nhân dân

Với vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, những năm gần đây, cùng với chủ trương đưa Công an chính quy về cơ sở, trong đó có 1.084 xã, phường, thị trấn khu vực biên giới (KVBG), Công an nhân dân đã thực sự trở thành “điểm tựa của nhân dân”. Qua đó, góp phần ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh phi truyền thống (ANPTT), đặc biệt là ở khu vực biên giới, làm sáng đẹp hơn nữa phẩm chất chiến sĩ công an cách mạng trong thời kỳ mới.

Lâm Đồng: Ra quân cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5
An ninh trật tự

Lâm Đồng: Ra quân cao điểm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông dịp lễ 30.4 - 1.5

Nhằm chủ động đảm bảo trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) trong dịp lễ 30.4 - 1.5, đồng thời triển khai hiệu quả Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, Công an tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ ra quân thực hiện kế hoạch cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT trên địa bàn toàn tỉnh.

Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời bình
Quốc phòng - An ninh

Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải là biểu tượng sáng ngời về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong thời bình

Chiều 22.4 tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an tổ chức Lễ Phát động phong trào thi đua học tập tấm gương dũng cảm của Liệt sỹ, Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Quảng Ninh anh dũng hi sinh trong khi truy bắt tội phạm ma túy.

Các chiến sĩ biên phòng, công an, đoàn viên thanh niên thực hiện công trình thắp sáng đường biên tại tuyến đường biên giới Đắk Nông. Ảnh: Đức Hưng
Quốc phòng - An ninh

Bài 3: Không gian mạng - mảnh đất màu mỡ tội phạm xuyên biên giới

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển của các công nghệ mới và internet tốc độ cao đã tạo ra một không gian chiến lược mới có tên gọi “không gian mạng”. Với đặc trưng không có đường biên giới - không gian mạng là mảnh đất màu mỡ cho các loại tội phạm phát triển và làm gia tăng các nguy cơ an ninh phi truyền thống (ANPTT); đe dọa nghiêm trọng bảo đảm an ninh quốc gia, đặc biệt là ở khu vực biên giới.

Công an huyện Hải Hà phối hợp Đồn Biên phòng Quảng Đức tuần tra, nắm tình hình tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc (tại khu vực bản Vắn Tốc, xã Quảng Đức). Ảnh: Hằng Ngần.
Quốc phòng - An ninh

Bài 2: Khi vùng trũng trở thành “điểm nóng”

Nhiều mối đe dọa an ninh phi truyền thống không còn là nguy cơ tiềm ẩn, mà đã hiện hữu, lan sâu vào các địa bàn sát biên. Từ tội phạm công nghệ cao, khủng bố, buôn người đến biến đổi khí hậu – tất cả đều đổ dồn lên vai những cộng đồng dân tộc thiểu số vốn dễ tổn thương, nơi điều kiện sống mong manh, nhận thức hạn chế và thiết chế chính trị - xã hội còn yếu. Những đòn tấn công phi truyền thống ấy đang xâm thực trực tiếp nền tảng an ninh truyền thống, đẩy vùng biên vào thế bị động nếu không nhận diện và hành động kịp thời.

Cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Đồng Xuân (Phú Yên) thăm già làng Mang Thôn ở thôn Gia Dù, xã Xuân Lãnh. Ảnh: cand.com.vn
Quốc phòng - An ninh

Bài 1: Biên giới – vùng trũng của an ninh phi truyền thống

An ninh phi truyền thống đang ngày càng hiện hữu tại các vùng biên – nơi giao thoa giữa yếu tố địa chính trị, văn hóa và những cộng đồng dễ tổn thương. Từ khủng bố, buôn lậu, đến biến đổi khí hậu và dịch bệnh – mọi “ngòi nổ” đều có thể xuất phát từ vùng đất này. Trong bối cảnh ấy, việc nhận thức đúng và kịp thời xây dựng các “kịch bản ứng phó” không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là “vành đai phòng thủ” từ sớm, từ xa.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ Hội trường Bộ Công an đến Hội trường UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
An ninh trật tự

Mỗi gia đình phải là "pháo đài" phòng chống ma túy

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú cho rằng: phòng chống tội phạm ma túy là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, tuyệt đối không được “khoán trắng" cho lực lượng Công an. Theo đó, mỗi người dân phải là một cán bộ tuyên truyền, mỗi gia đình phải là một "pháo đài" phòng, chống ma túy...

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm soát tốc độ, kéo giảm tai nạn giao thông khu vực An Sương
An ninh trật tự

TP. Hồ Chí Minh: Kiểm soát tốc độ, kéo giảm tai nạn giao thông khu vực An Sương

Trước tình hình tai nạn giao thông có xu hướng gia tăng vào ban đêm, đặc biệt do vi phạm tốc độ, Đội Cảnh sát giao thông An Sương (TP. Hồ Chí Minh) đang tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần kéo giảm tai nạn, bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông.