Hết hạn thuê đất, doanh nghiệp vẫn rầm rộ đưa máy móc vào khai đất đi bán tại Hà Tĩnh

Dù đã hết hạn thuê đất và bị cơ quan chức năng yêu cầu dừng các hoạt động khai khoáng, thế nhưng một doanh nghiệp hoạt động tại Hà Tĩnh vẫn ngang nhiên đưa hàng chục thiết bị máy móc vào khai thác đưa đất đi bán cho các dự án.

Mỏ đá Kỳ Liên thuộc phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp phép lại cho Công ty cổ phần Lạc An (trụ sở đóng tại TP. Hồ Chí Minh) vào năm 2012 trên diện tích hơn 15 ha.

Đến năm 2018, hợp đồng thuê đất của mỏ đá đối với Công ty cổ phần Lạc An hết hạn. Theo quy định, công ty này phải dừng hoạt động khai thác khoáng sản để làm hồ sơ gửi các cấp chính quyền trình UBND tỉnh ký quyết định thuê đất. Thế nhưng, khi chưa được UBND tỉnh Hà Tĩnh ký quyết định đồng ý cho thuê đất, doanh nghiệp này đã ngang nhiên đưa rất nhiều máy xúc, cùng hàng chục chiếc xe tải lớn rầm rộ cho khai thác đất đưa đi bán cho các công trình.

Hết hạn thuê đất, doanh nghiệp vẫn rầm rộ đưa máy móc vào khai đất đi bán -0
Hoạt động khai thác đất rầm rộ tại mỏ đá Kỳ Liên của Công ty cổ phần Lạc An ghi nhận vào ngày 5.10. Ảnh: Xuân Sinh

Theo tìm hiểu của phóng viên, khoảng gần 1 tháng nay hoạt động khai thác đất tại mỏ đá Kỳ Liên của Công ty cổ phần Lạc An diễn ra rầm rộ. Mỗi ngày có hàng chục chiếc xe tải cỡ lớn như xe đầu kéo 6 chân, 4 chân đua nhau vào mỏ đá này để lấy đất rồi chở đi bán cho các công trình trên địa bàn thị xã Kỳ Anh. Khi phát hiện phóng viên ghi hình, hoạt động khai thác đất trên mỏ đá này liền dừng lại. Những chiếc xe chở đất đi bán cho các công trình trên địa bàn thì tấp, dừng xe vào lề đường và tìm đủ cách để không bị lộ điểm đến cuối cùng.

“Chúng tôi không biết mỏ này hết hạn hay chưa, nhưng nhiều năm qua thì dừng hoạt đồng. Tuy nhiên, khoảng 1 tháng nay thì hoạt động trở lại. Mỗi ngày có hàng chục xe tải chạy vào lấy đất rồi chở đi”, một người dân cho biết.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân ông Trần Phố Huế, Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên cho biết, sau khi nắm bắt được sự việc, đơn vị đã mời Công ty cổ phần Lạc An xuống làm việc và yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác và vận chuyển khoáng sản ra khỏi địa bàn.

Hết hạn thuê đất, doanh nghiệp vẫn rầm rộ đưa máy móc vào khai đất đi bán -0
Hết hạn thuê đất, doanh nghiệp vẫn rầm rộ đưa máy móc vào khai đất đi bán -0
Hết hạn thuê đất, doanh nghiệp vẫn rầm rộ đưa máy móc vào khai đất đi bán -0
Những chiếc xe tải sau khi vào mỏ lấy đất đã nhanh chóng di chuyển đến các trình trên địa bàn thị xã Kỳ Anh. Ảnh: Xuân Sinh

“Họ có hoạt động bóc phong hóa, phường đã mời xuống làm việc và đình chỉ việc khai thác của họ vào ngày 25.9. Sau đó phía thị xã cũng có vào mỏ kiểm tra. Tại cuộc làm việc thì doanh nghiệp cũng đồng ý với phương án của phường, thị xã là trong lúc chưa hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thì nghiêm cấm việc khai thác và vận chuyển vật liệu đi kèm ra khỏi địa bàn”, ông Trần Phố Huế cho biết.

Tuy nhiên, đến ngày 5.10 phóng viên ghi nhận tại khu vực mỏ đá này hoạt động khai thác đất đem đi bán vẫn diễn ra bình thường. Vào thời điểm này có đến 2 chiếc máy xúc cỡ lớn, cùng hàng chục chiếc xe tải với đủ chủng loại hoạt động hết công suất để khai thác đất đem ra ngoài bán.

Với thông tin này, Chủ tịch UBND phường Kỳ Liên khá bất ngờ và cho biết sẽ có lực lượng lên kiểm tra để xử lý.

Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục giám sát, thông tin sự việc này đến bạn đọc và cử tri cả nước.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…