Hà Tĩnh: Triển khai hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở

Chiều 9.8, tại tỉnh Hà Tĩnh, Ban Chỉ đạo xây dựng nhà ở cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở trên địa bàn Hà Tĩnh từ nguồn hỗ trợ của Bộ Công an và các nguồn hỗ trợ khác (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 630 tỉnh) đã tổ chức Hội nghị triển khai một số nội dung về hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở.

Theo đó, Chương trình hỗ trợ xây dựng 1.000 nhà ở cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở do Bộ Công an vận động, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tài trợ kinh phí (50 triệu đồng/nhà). Để triển khai xây dựng nhà, thời gian qua, Ban Chỉ đạo 630 tỉnh thống nhất dự toán kinh phí hỗ trợ mỗi căn nhà là 87.248.000 đồng. Trong đó, nguồn kinh phí từ Bộ Công an vận động, hỗ trợ 50 triệu đồng/nhà; trích từ nguồn Quỹ cứu trợ tỉnh (do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh quản lý) để hỗ trợ 20 triệu đồng/nhà; số kinh phí còn lại hơn 17 triệu đồng đề nghị các huyện, thành phố, thị xã huy động các nguồn lực hỗ trợ.

Hà Tĩnh: Triển khai một số nội dung về hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở -0
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Nhật Tân và Giám đốc Công an tỉnh, Đại tá Nguyễn Hồng Phong chủ trì Hội nghị

Về tiến độ thực hiện, phấn đấu hoàn thành xây dựng xong 1.000 căn nhà trong năm 2023, trong đó chia thành 2 giai đoạn, gồm: Giai đoạn 1: Tổ chức rà soát, xét duyệt danh sách các hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở có nhu cầu hỗ trợ đợt 1, hoàn thành trước ngày 12.8.2023; triển khai xây dựng đợt 1 và bàn giao cho người dân trước ngày 12.9.2023. Giai đoạn 2: Tổ chức khảo sát, xét duyệt đợt 2 danh sách các hộ nghèo, hộ khó khăn về nhà ở có nhu cầu hỗ trợ, hoàn thành trước ngày 20.9.2023; triển khai xây dựng đợt 2 và bàn giao cho người dân trước ngày 31.12.2023.

Tại Hội nghị, các đại biểu trao đổi một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến hồ sơ, kinh phí xã hội hóa nguồn lực xây dựng nhà ở từ các địa phương; đồng thời phân tích, đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai xây dựng nhà ở bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh, Đại tá Nguyễn Hồng Phong bày tỏ mong muốn các sở, ngành, địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện và phối hợp hiệu quả để triển khai xây dựng nhà ở cho người nghèo, người khó khăn bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình, quy định và chất lượng.

Hà Tĩnh: Triển khai một số nội dung về hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở -0
Giám đốc Công an tỉnh,Đại tá Nguyễn Hồng Phong phát biểu

Khẳng định ý nghĩa nhân văn của chương trình xây dựng 1.000 nhà ở do Bộ Công an kêu gọi, vận động các nhà hảo tâm, đơn vị tài trợ, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Nhật Tân đề nghị các đơn vị, địa phương cần vào cuộc quyết liệt, phối hợp hiệu quả để xây dựng nhà ở đảm bảo chất lượng, tiến độ.

Liên quan đến hỗ trợ kinh phí, các địa phương cần linh hoạt vận động các nguồn lực xã hội hóa hỗ trợ các hộ dân, ngoài kinh phí Bộ Công an và tỉnh hỗ trợ; đồng thời, các phòng, ngành liên quan ở cấp huyện cần phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả hơn nữa trong quá trình triển khai… 

Hà Tĩnh: Triển khai một số nội dung về hỗ trợ xây dựng nhà cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở -0
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh Trần Nhật Tân phát biểu

Đối với các khó khăn, vướng mắc từ cơ sở, đề nghị các địa phương, đơn vị thông tin, báo cáo ngay với Ban Chỉ đạo 630 tỉnh để kịp thời tháo gỡ.

+ Dịp này, đại diện Ban Chỉ đạo 630 tỉnh tiếp nhận biểu trưng hỗ trợ 700.000 viên gạch xây dựng nhà ở cho người nghèo, người khó khăn trên địa bàn tỉnh do Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Phú Hưng Hà Tĩnh tài trợ.

Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật
Địa phương

Bổ nhiệm Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Thương hiệu và Pháp luật

Ngày 7.10.2024, tại Cung Trí thức thành phố, Trung ương Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định về việc bổ nhiệm bà Khổng Thị Nhung - Nguyên Phó Tổng Thư ký tòa soạn báo Nhà báo và Công luận giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử (TCĐT) Thương hiệu và Pháp luật.

Đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Ba Bể tiếp cận giống mới và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp
Địa phương

Bài cuối: Chủ động khai thác tiềm năng, thế mạnh

Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn cho thấy, cần tăng cường vai trò lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền. Coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS. Đặc biệt, cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, quan tâm giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của đồng bào. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương giúp đồng bào phát triển kinh tế vươn lên trong cuộc sống.

Trong khuôn khổ chương trình đối thoại, lãnh đạo thành phố Hải Phòng đã trao các biên bản ghi nhớ quan trọng trên 5 lĩnh vực cho các doanh nghiệp
Địa phương

Quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả
Địa phương

Dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả

Hải Phòng là địa phương tiên phong trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đặc biệt xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp phát triển. Khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp đặc biệt quan trọng vào sự phát triển của thành phố cả về kinh tế và xã hội. Lãnh đạo thành phố cam kết luôn đồng hành và dành sự quan tâm đặc biệt, hỗ trợ thực chất, hiệu quả để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của khối doanh nghiệp FDI; thành công của các doanh nghiệp chính là sự phát triển của thành phố, là thành công của chính quyền.

Mô hình sản xuất dưa lưới an toàn tại xã Hoa Sơn (huyện Ứng Hòa) mang lại giá trị kinh tế cao.
Trên đường phát triển

Phát triển theo hướng sinh thái, hiện đại

Theo thống kê, hiện Hà Nội có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 262 mô hình lĩnh vực trồng trọt, 119 mô hình lĩnh vực chăn nuôi, 25 mô hình lĩnh vực thủy sản; tập trung ở các huyện: Hoài Đức, Mê Linh, Gia Lâm, Thường Tín, Đông Anh, Thanh Oai, Đan Phượng…

Đổ bê tông tuyến đường liên thôn Cốc Lải - Ta Đào, xã Cao Tân, huyện Pác Nặm
Trên đường phát triển

Bài 3: Đổi thay từ cách làm mới

Những kết quả đạt được trong công tác dân tộc có sự đóng góp rất lớn của đồng bào các dân tộc ở tất cả các lĩnh vực, góp phần đổi mới vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn. Nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học mới vào sản xuất; nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, thu nhập cao; người dân nhiệt tình hưởng ứng phong trào hiến đất, chặt bỏ cây gỗ giá trị mà không yêu cầu đền bù, huy động được nhiều nguồn lực từ người dân thực hiện nông thôn mới…

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất
Địa phương

Sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất

Hy vọng các doanh nghiệp FDI sẽ trở thành người bạn, người kết nối kinh tế thành phố Hải Phòng với kinh tế thế giới. Tiếp tục lan tỏa thông điệp “Doanh nghiệp FDI phát triển cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế bền vững, kinh tế chia sẻ; kết nối doanh nghiệp với chuỗi cung ứng toàn cầu” đến cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu. Thành phố sẵn sàng đồng hành, tạo mọi điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp phát triển.