Hà Nội: Trao bằng công nhận cho 15 làng nghề, làng nghề truyền thống

Sáng 12.4, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ( NN và PTNT) Hà Nội đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2023. 

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp Thành phố năm 2023 -0
Các đại biểu dự Hội nghị

Dự hội nghị có: Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại; Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới, Chi cục trưởng Chi cục phát triển nông thôn thành phố Nguyễn Văn Chí; Phó Chánh văn phòng Chuyên trách Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Ngọ Văn Ngôn…

 15 làng nghề, làng nghề truyền thống được trao bằng 

Theo báo cáo, Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó 327 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc địa bàn 24 quận, huyện, thị xã gồm 268 làng được công nhận danh hiệu "Làng nghề", 59 làng được công nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống" với 6/7 nhóm nghề, bao gồm: nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm thuỷ sản có 70 làng nghề; nhóm 2 sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có 22 làng nghề; nhóm 3 xử lý chế biến, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn 16 làng nghề; nhóm 4, sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, sợi thiêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ 200 làng nghề; nhóm 5, sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh có 14 làng nghề; nhóm 6, sản xuất muối Hà Nội, nhóm này không có làng nghề nào; nhóm 7, các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn 5 làng nghề.

Các làng nghề đã, đang góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế nông thôn, tạo tiền đề thực hiện thành công chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố. Tính đến nay, có 745/2.711 sản phẩm OCOP trên địa bàn là sản phẩm của làng nghề, làng nghề, chiếm 27,48% tổng sản phẩm OCOP toàn thành phố.

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp Thành phố năm 2023 -0
Các đại biểu thăm gian hàng sản phẩm OCOP được thành phố công nhận

Theo đó, năm 2023, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã công nhận 15 làng nghề, làng nghề truyền thống, đưa tổng số làng nghề của Hà Nội được công nhận đến nay là 327 làng nghề, làng nghề truyền thống. Sau khi được công nhận danh hiệu làng nghề, các làng nghề đã và đang duy trì hoạt động hiệu quả, một số làng nghề đã thành lập Hội làng nghề hoặc Ban quản lý làng nghề (tiền thân của Hội làng nghề) để hỗ trợ, liên kết giữa các hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề như làng nghề chế biến nông sản thông Thuận Quang, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm; làng nghề mây tre đan Lưu Thượng, xã Phú Túc, các làng nghề khảm trai xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên…

Đối với việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, mặc dù năm 2023 là năm đầu tiên triển khai theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, nhưng với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền, từ thành phố đến cơ sở đã đánh giá, phân hạng được 544 sản phẩm OCOP, vượt 136% kế hoạch thành phố giao. Trong đó, có 440 sản phẩm 3 sao, 104 sản phẩm tiềm năng 4 sao, của 200 chủ thể.

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp Thành phố năm 2023 -0
Toàn cảnh Hội nghị 

Các sản phẩm được đánh giá đa dạng về chủng loại, gồm: 280 sản phẩm thực phẩm chế biến chiếm 51,5%; 16 sản phẩm thực phẩm thô, sơ chế chiếm 2,9%; 61 sản phẩm thực phẩm tươi sống, chiếm 11,2%; 16 sản phẩm đồ uống, chiếm 2,9%; 1 sản phẩm thảo dược, chiếm 0,2%; 142 sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vải may mặc chiếm 26,1%; 28 sản phẩm sinh vật cảnh, chiếm 5,1%. Tổng số sản phẩm từ làng nghề tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2023 là 141/544, chiếm 25,9%.

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp Thành phố năm 2023 -0
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Nguyễn Xuân Đại phát biểu tại Hội nghị 

Tạo cơ chế, chính sách liên quan đến bảo tồn, phát triển làng nghề

Phát biểu tại hội nghị, Giám đốc Sở NN và PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Thủ đô Hà Nội được gọi là “đất trăm nghề” với 1.350 làng nghề, trong đó có 327 làng nghề và làng nghề truyền thống đã được công nhận; có tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước. Bên cạnh đó, Hà Nội hiện có 1.090 HTX nông nghiệp đang hoạt động; có 1.695 trang trại; 149 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao, trên 13.353 sản phẩm nông lâm thuỷ sản đã được cấp mã truy xuất nguồn gốc. Cùng với đó là hàng nghìn sản vật nông nghiệp nức tiếng xưa nay, đây là những nguồn lực thực tiễn, là điều kiện thuận lợi để phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống…

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp Thành phố năm 2023 -0
 Thành phố Hà Nội đã công nhận 15 làng nghề, làng nghề truyền thống

Để các làng nghề tiếp tục được phát triển, năm 2024, công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước, của thành phố về vai trò, ý nghĩa của việc bảo tồn, phát triển làng nghề sẽ được TP. Hà Nội chú trọng nhằm để cán bộ, đảng viên, Nhân dân hiểu, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội, thống nhất về nhận thức và hành động. Cùng với đó, thường xuyên rà soát các văn bản về cơ chế, chính sách liên quan đến bảo tồn, phát triển làng nghề; điều chỉnh, bổ sung và thống nhất triển khai trên địa bàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và phát triển nghề, làng nghề.

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp Thành phố năm 2023 -0
Trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP thành phố năm 2023

Hà Nội cũng sẽ tăng cường công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề, khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo nghề, truyền nghề chú trọng các nghề truyền thống, cổ truyền. Chủ động phối hợp với các Sở liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện rà soát xây dựng hồ sơ đề nghị xét công nhận danh hiệu “làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” Hà Nội, góp phần đưa chương trình số 04 của Thành ủy về trước 1 năm, với mục tiêu năm 2024 tham mưu thành phố công nhận danh hiệu “làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống” Hà Nội cho 26 làng nghề. 

Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả chương trình OCOP năm 2024; tổ chức đánh giá, phân hạng ít nhất 400 sản phẩm mới dự thi. Các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các chủ thể đánh giá, phân hạng lại các sản phẩm đã hết thời hạn; hỗ trợ các chủ thể nâng cấp những sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng hàng năm để dự thi nâng hạng sản phẩm OCOP.

Mặt khác, Hà Nội cũng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để đưa các sản phẩm nông sản chủ lực và sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các sàn giao dịch điện tử, bán hàng Online... để sản phẩm OCOP trở thành một thương hiệu mạnh được đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế nhận diện, tiêu thụ sản phẩm.

Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp Thành phố năm 2023 -0
Văn phòng nông thôn mới thành phố ký kết biên bản hợp tác với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam

Tại buổi lễ, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội ký hợp tác ghi nhớ về kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề, nông sản, thực phẩm thành phố Hà Nội với Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.

Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm kê tài sản công

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khắc phục sai sót và đảm bảo tính chính xác trong công tác kiểm kê tài sản công. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện nhiệm vụ này đúng tiến độ, trong khi Sở Tài chính tỉnh cung cấp các hướng dẫn cụ thể để nâng cao chất lượng kiểm kê, bảo đảm quản lý tài sản công minh bạch và hiệu quả.

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói
Hoạt động chính quyền

Hành động không ngừng nghỉ và những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Văn Tùng phát biểu tại phiên họp- B. HỢP
Địa phương

Không chỉ là những con số biết nói

Trong quý đầu tiên của năm 2025, thành phố Hải Phòng tiếp tục khẳng định vị thế là đầu tàu kinh tế phía Bắc với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, tiếp tục là điểm sáng, trong top đầu của cả nước, bộ máy hành chính được tinh gọn mạnh mẽ, các nhiệm vụ trọng tâm được triển khai bài bản, quyết liệt. Không chỉ là những con số biết nói, mà còn là tinh thần hành động không ngừng nghỉ hướng tới một thành phố hiện đại, xanh, số và giàu bản sắc, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...