Tuyên truyền, bảo đảm an ninh, an toàn trường học
Theo đó, Phòng GD-ĐT quận Ba Đình yêu cầu các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn quận chủ động phối hợp cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an ninh an toàn trường học.
Tăng cường nắm bắt tình hình, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để quản lý học sinh trong và ngoài nhà trường. Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường. Thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lý nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ xảy ra bạo lực học đường. Kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp học sinh vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm pháp luật.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức cho học sinh trong việc tuân thủ các quy định về an toàn khi tham gia các hoạt động xã hội; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo, nhân viên trong việc tổ chức hướng dẫn kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước, hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh; tổ chức các lớp học bơi, học kỹ năng an toàn phòng chống tai nạn đuối nước, kịp thời có phương án ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai bão, lũ, lụt...nhằm đảm bảo an ninh, an toàn trường học.
Đối với công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH), Phòng GD-ĐT quận Ba Đình yêu cầu các cơ sở giáo dục cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức, kỹ năng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
Các nhà trường thực hiện phối hợp tuyên truyền PCCC và CNCH trong ngày khai giảng năm học 2023- 2024 tại các cấp học trên địa bàn Thành phố). Tùy điều kiện thực tế, các nhà trường nghiên cứu, bố trí dành thời lượng trình chiếu Phóng sự “Để không còn nỗi đau do hỏa hoạn ” do Công an Thành phố cung cấp trong tổ chức các hoạt động tập thể hoặc trong sinh hoạt đầu năm học.
Triển khai thực hiện bộ tài liệu trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ GD-ĐT.
Các đơn vị khai thác, sử dụng trong các hoạt động giáo dục, các hoạt động thực hành, diễn tập và lồng ghép vào chương trình giảng dạy hoạt động trải nghiệm... phù hợp với từng cấp học.
Chủ động phối hợp cùng Công an các phường tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, những kiến thức, kỹ năng và xử lý cháy nổ đến cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh.
Bên cạnh đó cần rà soát hệ thống cây xanh trong khuôn viên nhà trường nếu phát hiện những cây lâu năm có nguy cơ gãy, đổ thì phải báo cáo đề xử lý kịp thời. Trong trường hợp chưa thực hiện ngay được thì phải có cảnh báo nguy hiểm và liên hệ ngay với cơ quan chuyên môn để được xử lý trong thời gian sớm nhất.
Kiểm tra cơ sở vật chất (tường bao, móng, trần, tường, cống rãnh, cây xanh, hàn ghé, bảng, hệ thống điện...) kịp thời phát hiện nguy cơ mất an toàn và có biện pháp khắc phục, không để xảy ra tai nạn thương tích trong trường học.
Thiết lập, công khai đường dây nóng để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường.
Đối với công tác giáo dục an toàn giao thông, Phòng GD-ĐT quận Ba Đình yêu cầu thực hiện nghiêm túc những nội dung chỉ đạo tại Công văn số 3075 của Sở GD-ĐT Hà Nội về tổ chức Lễ Khai giảng và triển khai một số hoạt động đầu năm học 2023-2024; Công văn số 336 của Phòng GD-ĐT quận về việc tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp Lễ...
Song song với đó, cần nghiên cứu tích hợp giảng dạy về giáo dục an toàn giao thông và tuyên truyền thông qua các hoạt động trải nghiệm về “Văn hóa giao thông”, “Kỹ năng tham gia giao thông an toàn” theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội.
Phối hợp với cha mẹ học sinh cam kết không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội mũ bảo hiểm khi ngôi trên xe mô tô, xe gắn máy; Tổ chức 100% học sinh cam kết nghiêm chỉnh chấp hành Luật khi tham gia giao thông.
Tạo sự chuyển biến từ nhận thức đến hành động về văn hoá học đường
Phòng GD-ĐT quận Ba Đình yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn tổ chức tuyên truyền về kỹ năng ứng xử văn hóa trong trường học, thực hiện hiệu quả những nội dung Hướng dẫn số 1002 của Sở GD-ĐT Hà Nội về hướng dẫn xây dựng môi trường văn hóa trong trường học giai đoạn 2022-2025.
Bên cạnh đó tăng cường công tác tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về văn hóa ứng xử trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Tuyên truyền sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên, học sinh, gia đình và cộng đồng về các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử trong trường học.
Thường xuyên tổ chức các sân chơi lành mạnh, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các hội thi, tọa đàm giao lưu, hội thảo... cho cán bộ, giáo viên và học sinh về văn hóa ứng xử nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động, tạo được hình ảnh đẹp, văn minh và thanh lịch trong nhà trường. Xây dựng môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường.
Tăng cường phối hợp giữa gia đình và nhà trường, nắm bắt kịp thời những vấn đề gây bức xúc, không để xảy ra các trường hợp vi phạm quy tắc ứng xử, nội quy, quy định của nhà trường, của Ngành.
Tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh các tập thể điển hình tiên tiến; tuyên dương cá nhân người tốt, việc tốt; học sinh ưu tú, người con hiếu thảo...qua nhiều hình thức nhằm lan tỏa đến các thành viên trong nhà trường.
Phát huy tính gương mẫu của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh và trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường trong việc xây dựng, tổ chức, thực hiện văn hóa ứng xử; giáo viên khi đến trường phải sử dụng trang phục lịch sự, phù hợp với môi trường sư phạm và hoạt động giáo dục; nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục và tính chất công việc; học sinh