Hà Nội: Mặt trận các cấp kịp thời phát hiện, không để phát sinh điểm nóng

Sáng 13.7, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024.

Hà Nội: Mặt trận các cấp kịp thời phát hiện, không để phát sinh điểm nóng -0
Quang cảnh Hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024. Ảnh: Linh Nguyễn

Hội nghị tập trung sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 và đánh giá kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội MTTQ thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2019-2024).

Báo cáo tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng đã thông báo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch Kinh tế - Xã hội (KT-XH) của thành phố 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Đàm Văn Huân trình bày tóm tắt kết quả công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022; Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Anh Tuấn trình bày tóm tắt kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam TP Hà Nội (nhiệm kỳ 2019-2024).

Đáng chú ý, 6 tháng qua, MTTQ các cấp, các tổ chức thành viên đã chủ động xây dựng và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đồng thời triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, các phong trào thi đua yêu nước; làm tốt công tác tuyên truyền vận động Nhân dân. Công tác an sinh xã hội chăm lo người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, hội viên của MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên được quan tâm.

Cụ thể, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố đẩy mạnh tuyên truyền vận động Nhân dân hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua, cuộc vận động, tuyên truyền công tác phòng chống dịch Covid-19, kỷ niệm các ngày lễ lớn và SEAGames 31; nắm tâm tư nguyện vọng Nhân dân để phản ánh kịp thời tới các cấp ủy Đảng, chính quyền; biên tập và đăng tải 500 tin, bài, ảnh hoạt động lên website của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và phát hành 25.200 cuốn Bản tin… Chủ động triển khai hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, từ ngày 1.1-30.6.2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp thành phố đã tiếp nhận 2,168 tỷ đồng ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19 và nhiều hàng hóa, vật tư y tế, nhu yếu phẩm trị giá hàng chục tỷ đồng; tổ chức phát động và tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, Nhân dân Thủ đô ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”, đến ngày 5.7.2022 tiếp nhận ủng hộ 49,79 tỷ đồng…Việt Nam thành phố Hà Nội (nhiệm kỳ 2019-2024).

Trong 6 tháng cuối năm 2022, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố xác định tập trung thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó: Chú trọng tuyên truyền các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của Thủ đô và đất nước; tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5.5.2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045; nắm chắc tình hình dư luận, tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, đồng bào dân tộc, tôn giáo, kịp thời phản ánh với các cấp ủy, chính quyền có giải pháp thực hiện…

Giai đoạn 2022-2024, MTTQ các cấp thành phố sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, 10 chương trình công tác toàn khóa của Thành ủy gắn với Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh…

Phát biểu bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương nhận định, Mặt trận các cấp thành phố đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên, vẫn cần tiếp tục rà soát, phân tích kỹ nguyên nhân của những chỉ tiêu Nghị quyết chưa đạt được, từ đó phấn đấu thực hiện thực chất, hiệu quả các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp đề ra.

Địa phương

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.