Hà Nội: Hơn 400 lễ hội cơ bản diễn ra an toàn, văn minh

Trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 1.500 lễ hội, đến nay hơn 400 lễ hội đã được tổ chức. Cơ bản, các lễ hội diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, người dân dự lễ hội tươi vui.

Hơn 400 lễ hội của Hà Nội cơ bản diễn ra an toàn, văn minh -0
Lễ hội chùa Hương năm nay áp dụng hình thức bán vé điện tử

Tại cuộc họp trực tuyến về công tác quản lý và tổ chức lễ hội với các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội cuối tuần qua, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh đánh giá, cơ bản, các lễ hội đã diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước.

Công tác tổ chức lễ hội năm nay trên địa bàn Hà Nội được đánh giá có nhiều nét mới. Ban tổ chức lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức) đã áp dụng hình thức bán vé điện tử, tạo sự văn minh, minh bạch, công khai về giá. Nhiều di tích tại quận Ba Đình như đền Voi Phục, đền Quán Thánh quản lý tiền công đức với hình thức nhận tiền qua mã QR. Huyện Mê Linh tổ chức khai mạc lễ hội đền Hai Bà Trưng theo hình thức mới, điểm nhấn là chương trình bán thực cảnh “Âm vang Mê Linh” sử dụng công nghệ chiếu sáng 3D mapping...

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Vân Anh cho rằng, thành công của mùa lễ hội năm nay do có sự chỉ đạo quyết liệt của thành phố và nỗ lực của các cấp chính quyền cũng như người dân khi thực hiện, triển khai. UBND thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về quản lý, tổ chức lễ hội, trong đó, yêu cầu việc tổ chức lễ hội phải tiết kiệm, trang trọng, thiết thực, hiệu quả, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan; tổ chức lễ hội phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc...

“Thành phố công khai đường dây nóng tiếp nhận thông tin của người dân và du khách. Đoàn kiểm tra đã nhanh chóng tiếp nhận, xác minh và xử lý những thông tin theo phản ánh. Một số lễ hội còn để tồn tại hình ảnh chưa đẹp đã được phát hiện, xử lý kịp thời”, bà Trần Thị Vân Anh thông tin.

Hơn 400 lễ hội của Hà Nội cơ bản diễn ra an toàn, văn minh -0
Đông đảo người dân tham gia lễ rước Vua Bà tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng. Ảnh: Quang Thái

Mặc dù vậy, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng nhận định, vẫn còn hạn chế tại một số lễ hội, như có hiện tượng mở loa, đài công suất lớn để quảng cáo; vẫn còn các trò chơi ăn tiền, xem bói, giải quẻ. Các địa phương cũng thẳng thắn nhìn nhận những mặt còn thiếu sót để khắc phục cho những lễ hội sau.

Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng cho biết, tại một số điểm di tích, lễ hội truyền thống lớn vẫn xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông; còn tình trạng người bán hàng trong khu vực lễ hội; thiếu thông tin, chỉ dẫn về điểm di tích. Thời gian tới, địa phương sẽ thực hiện rà soát, thống kê để bổ sung thông tin, chỉ dẫn, chậm nhất đến quý II, 100% di tích có nơi thờ tự, hành lễ sẽ được bổ sung biển thông tin.

Còn theo Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Sóc Sơn Tống Giang Phúc, vẫn còn tình trạng người dân chen lấn khi nhận lộc, mặc trang phục chưa phù hợp. "Chúng tôi sẽ tăng cường công tác kiểm tra, đẩy mạnh tuyên truyền để người thực hiện văn minh lễ hội, đồng thời nhanh chóng dẹp bỏ những hoạt động cờ bạc trá hình tại lễ hội"...

Từ nay đến hết năm, tại Hà Nội còn diễn ra khoảng hơn 1.000 lễ hội. Ngoài các lễ hội, hoạt động đi lễ đầu năm cũng đang được kiểm tra, giám sát để bảo đảm diễn ra đúng quy định. 

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đề nghị các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu được giá trị truyền thống của các lễ hội cũng như hoạt động đi lễ; tăng cường công tác quản lý và tổ chức, bảo đảm lễ hội diễn ra đúng quy định, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh lưu ý, các địa phương cần phổ biến các quy định của pháp luật về lễ hội đến cán bộ và nhân dân; tiếp tục triển khai thực hiện "Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống" của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.