Hà Nội đánh giá phân hạng các sản phẩm làng nghề thành phố năm 2024

Sáng 26.9, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hà Nội đã họp Hội đồng giám khảo đánh giá và phân hạng các sản phẩm dự thi Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố năm 2024.

z5868347726846_a4d84f3301f9ed49641467205eaabe54.jpg
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. Hà Nội Nguyễn Đình Hoa phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) thành phố Nguyễn Đình Hoa cho biết: Thủ đô Hà Nội - cái nôi của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Trong đó, có 334 làng nghề, nghề truyền thống và làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận thuộc địa bàn 25 quận, huyện, thị xã gồm: 269 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 60 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống, 5 nghề được công nhận Nghề truyền thống.

Để góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm, TP. Hà Nội giao cho Sở NN-PTNT Hà Nội tổ chức Hội thi sản phẩm làng nghề TP. Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2).

z5868347571845_0b218d3cb19db6cfd1c5360b18bc0fd2.jpg
Quang cảnh buổi đánh giá

Ban tổ chức kỳ vọng đây là sự kiện tôn vinh các sản phẩm làng nghề; tạo sân chơi và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi phát huy ý tưởng mới, cho ra những tác phẩm phát huy giá trị văn hóa lịch sử của làng nghề, sản phẩm có tính sáng tạo, kỹ thuật, mỹ thuật, có tính ứng dụng cao và đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Tạo môi trường để các tác giả tham gia giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. Thông qua Hội thi góp phần bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Hội thi cũng là cơ hội kết nối các làng nghề, cơ sở nghề, hợp tác cùng phát triển. Đây cũng là một trong những sự kiện quan trọng chào mừng 70 năm ngày giải phóng Thủ đô Hà Nội, 70 năm thành lập Sở NN-PTNT Hà Nội và các ngày lễ lớn của đất nước, của Thành phố trong năm 2024.

z5868347762618_364103ed98cb649881699130b02e4f60.jpg
Hội đồng đánh giá chấm điểm các sản phẩm tham dự

Sau gần 6 tháng triển khai, phát động, Hội thi sản phẩm làng nghề TP. Hà Nội năm 2024 (lần thứ 2) đã thu hút hơn 287 tác phẩm, bộ tác phẩm của 133 tổ chức, cá nhân, nghệ nhân, thợ giỏi gồm 29 nghệ nhân và nghệ nhân ưu tú và 104 thợ giỏi tham gia dự thi đến từ 23 quận, huyện, thị xã được chia thành 5 nhóm, gồm: nhóm mây, tre, lá, cói có 49 tác phẩm, bộ tác phẩm của 21 tổ chức, cá nhân; nhóm sơn mài, khảm trai ốc, gỗ mỹ nghệ có 54 tác phẩm, bộ tác phẩm của 25 tổ chức, cá nhân; nhóm gốm sứ và thuỷ tinh có 35 tác phẩm, bộ tác phẩm của 45 tổ chức, cá nhân; nhóm dệt và thêu có 57 tác phẩm, bộ tác phẩm của 24 tổ chức, cá nhân; nhóm Điêu khắc đá, kim khí, hoa nghệ thuật, tranh… có 82 tác phẩm, bộ tác phẩm của 28 tổ chức, cá nhân.

z5868347817534_6ff9009c52797ed7e2c21421b76b9843.jpg
Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đã được gửi đến hội thi

Các tiêu chí chấm điểm cụ thể được áp dụng phải thực sự là sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tính sáng tạo, tiêu biểu, tinh hoa, thẩm mỹ, mang giá trị truyền thống, thân thiện với môi trường và có tính thương mại trong số các sản phẩm cùng loại dự thi, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của Hội thi đề ra. Đặc biệt, ban tổ chức cũng đề cao tính thân thiện với môi trường, công nghệ sản xuất giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nguyên vật liệu sản xuất ít hoặc không ảnh hưởng đến môi trường. Ưu tiên các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế tính thẩm mỹ, sản phẩm có thiết kế kiểu dáng đẹp, độc đáo, có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ tốt, có hoa văn họa tiết và màu sắc độc đáo và tính văn hóa truyền thống; Các sản phẩm nhỏ, gọn, tinh xảo để làm quà tặng, quà biếu và đồ lưu niệm cho khách du lịch. Sản phẩm mang đậm nét truyền thống truyền tải và thể hiện được nét văn hóa riêng của Hà Nội.

z5868347419840_95526bef595ff5b9cc4a259618efe5a9.jpg
Các sản phẩm gốm sứ tham dự hội thi 2024

Tổng doanh thu năm 2023 của 334 làng nghề, làng nghề truyền thống đạt trên 24.000 tỷ đồng/năm.

Thông qua Hội thi sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2024 sẽ giúp cho những làng nghề tập trung hơn vào đổi mới sáng tạo, hình thức mẫu mã… để các sản phẩm làng nghề vừa gìn giữ bản sắc văn hóa hồn cốt của quê hương đất nước, đồng thời có những bước cải tiến phù hợp xu thế hiện đại hội nhập, khẳng định vị thế của sản phẩm làng nghề Hà Nội với cả nước và trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, góp phần bảo tồn, phát triển các làng nghề, tạo động lực cho các thế hệ nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề cho thế hệ sau và giữ gìn phát huy nét đẹp văn hóa, lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

z5868347249063_c900de1623bd12476d1f092f9c04a57c.jpg
Nhiều sản phẩm tinh xảo từ các làng nghề trên địa bàn thành phố được gửi đến tham dự

Theo quy chế Hội đồng giám khảo sẽ đánh giá, lựa chọn, phân hạng, tôn vinh và trao tặng 61 giải thưởng cho các tác phẩm dự thi bao gồm: 1 giải Đặc biệt, 5 giải Nhất, 10 giải Nhì, 15 giải Ba và 30 giải Khuyến khích cho 5 nhóm sản phẩm làng nghề với chủ đề nâng tầm sáng tạo, lan tỏa tinh hoa làng nghề Hà Nội, các sản phẩm được lựa chọn đều thể hiện rõ giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Thủ đô.

Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển
Địa phương

Bắc Kạn xây dựng vùng đồng bào dân tộc thiểu số ổn định, phát triển

Xác định Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Bắc Kạn đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS.

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất phương án tháo gỡ khó khăn cho dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng

Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) khởi công tháng 6.2016 đến nay đã triển khai đạt hơn 90% khối lượng công việc, tuy nhiên, dự án còn tồn đọng một số khó khăn, vướng mắc cần được xem xét, tháo gỡ.

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
Trên đường phát triển

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Trong đó, có 6 sản phẩm đạt 5 sao, 12 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao, 1.485 sản phẩm đạt 4 sao và 1.266 sản phẩm đạt 3 sao. Dù trở thành đầu tàu trong thực hiện chương trình OCOP, song việc tiêu thụ các sản phẩm vẫn còn những khó khăn nhất định. Do đó, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp để sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu và Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND TP. Cần Thơ Phạm Văn Hiểu trao hoa chúc mừng các tân Thành ủy viên
Trên đường phát triển

4 nhân sự mới được chỉ định vào Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Cần Thơ

Ngày 26.9, Thành ủy TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố sơ kết công tác 9 tháng và triển khai chương trình công tác Quý 4. 2024. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Cần Thơ đã trao quyết định chỉ định 4 nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố.

Hỗ trợ téc nước cho người dân tại xã Sỹ Bình, huyện Bạch Thông
Trên đường phát triển

Bắc Kạn kịp thời tháo gỡ khó khăn trong thực hiện chính sách dân tộc - miền núi

Với hơn 88% số dân là người dân tộc thiểu số (DTTS), những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn tiên phong, sáng tạo, nỗ lực thực hiện hiệu quả công tác dân tộc. Qua đó góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng đồng bào DTTS. Nhằm nâng hiệu quả việc thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ liên quan đến công tác dân tộc. Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035
Trên đường phát triển

Hà Nội: Dự kiến có thêm 16 quận giai đoạn từ nay đến năm 2035

Hà Nội hiện đang triển khai song song lập, thẩm định, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065… nhằm cụ thể hóa, tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị của từng giai đoạn theo quy hoạch tỉnh, quy hoạch chung đô thị.

Bắc Giang: Công ty Cổ phần đầu tư HSH đồng hành cùng Công an huyện Lục Ngạn khắc phục khó khăn sau bão số 3
Địa phương

Bắc Giang: Công ty Cổ phần đầu tư HSH đồng hành cùng Công an huyện Lục Ngạn khắc phục khó khăn sau bão số 3

Công ty Cổ phần đầu tư HSH vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Bắc Giang gửi đến Công an Huyện Lục Ngạn nhiều tấn hàng hóa là nhu yếu phẩm và đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt được với mong muốn được chia sẻ, động viên và giúp đỡ các cán bộ công an của 29 xã, thị trấn trên địa bàn huyện bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. 

Hiệu quả trong hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần Hương Giang: Trúng nhiều gói thầu tiết kiệm cho ngân sách ở mức 0 đồng
Địa phương

Hiệu quả trong hoạt động đấu thầu của Công ty cổ phần Hương Giang: Trúng nhiều gói thầu tiết kiệm cho ngân sách ở mức 0 đồng

Công ty cổ phần Hương Giang trúng khoảng 42 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 690 tỷ đồng. Nhiều gói thầu doanh nghiệp này trúng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có kết quả tiết kiệm ở mức thấp, thậm chí có gói thầu tiết kiệm 0 đồng cho ngân sách.

Nông thôn mới đã mang lại cuộc sống sung túc cho người dân xã Đại An, Trà Cú.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Xây dựng nông thôn mới bền vững

Trà Vinh đã và đang phát huy sức mạnh đại đoàn kết; vận dụng mọi nguồn lực để giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhằm đưa mục tiêu "Tỉnh nông thôn mới" về đích trước năm 2025... Trên hành trình đó, Chỉ thị số 40/CT-TW đã mang đến bước đột phá mới cho cấp ủy chính quyền và là trụ đỡ chính sách quan trọng cho đồng bào các dân tộc trong địa bàn vươn lên.

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai
An ninh cơ sở

Bài cuối: Kích hoạt phương án “4 tại chỗ” ứng phó với thiên tai

Cùng với tuyên truyền để cả hệ thống chính trị đến từng hộ dân nắm chắc tình hình diễn biến của mưa lũ, cấp ủy, trong những ngày qua, chính quyền các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh còn chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó kết hợp với khắc phục đi kèm. Trong đó, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương đã đồng loạt kích hoạt phương án “4 tại chỗ” sẵn sàng ứng phó với thiên tai…