Hà Nam: Xuất khẩu lao động vượt 56% kế hoạch

Sau nhiều năm nỗ lực triển khai các giải pháp phù hợp, công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) năm 2024 của Hà Nam đã vượt 56% kế hoạch với 1.562 người đi xuất khẩu lao động, qua đó, tạo thu nhập ổn định, bền vững cho nhiều người, đặc biệt là nông dân.

Khởi sắc sau nhiều năm không hoàn thành mục tiêu

Nhìn lại những năm gần đây, nhiều năm liền, kế hoạch xuất khẩu lao động của Hà Nam không đạt chỉ tiêu do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Cụ thể như các năm: 2020, 2021, 2022, tỉnh Hà Nam đặt mục tiêu đưa từ 800 - 1.000 người đi xuất khẩu lao động nhưng chỉ đạt 395 người (năm 2021), 436 người (năm 2020) và 978 người (năm 2022).

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nam, công tác xuất khẩu lao động chỉ thực sự được tháo gỡ khó khăn khi đại dịch Covid -19 chấm dứt, thị trường xuất khẩu lao động của địa phương mới được nối lại, trong đó có Hàn Quốc.

img-6882.jpg
Lao động của tỉnh Hà Nam được đánh giá cao tại các quốc gia khác nhau. Ảnh: Chu Uyên

Bằng việc duy trì các thỏa thuận được ký hợp tác trước đó giữa hai địa phương Hà Nam và quận Bonghwa-gun, tỉnh Gyeongsangbuk, Đại Hàn Dân Quốc, hàng trăm lao động nông thôn ở Hà Nam có cơ hội việc làm và thu nhập tại đây. Thời gian làm việc tại Hàn Quốc qua chương trình này chỉ kéo dài từ 3 tháng đến 5 tháng, chi phí đi lại, ăn ở đối với lao động không đáng kể. Bên cạnh đó, chương trình này không đòi hỏi người lao động biết tiếng thành thạo, chỉ cần biết giao tiếp thông thường.

Nếu như năm 2023, theo thỏa thuận giữa Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam với quận Bonghwa, tỉnh Gyeongsangbuk, Đại Hàn Dân Quốc về việc phái cử lao động thời vụ nước ngoài, phía Hàn Quốc tuyển trên dưới 300 lao động Hà Nam, làm việc trong khung thời gian từ 90 ngày đến 150 ngày (tức là 3 tháng đến 5 tháng), thì năm 2024, có thêm quận Gochang-gun, tỉnh Jeollabuk ký thỏa thuận hợp tác với Hà Nam đưa gần 1.000 người lao động đi làm việc thời vụ.

Mừng hơn nữa, ngay trong những tháng đầu năm 2025, theo “Thoả thuận hợp tác đưa người lao động Hà Nam đi làm việc thời vụ tại quận Bonghwa-gun, tỉnh Gyeongsang-buk và quận Gochang-gun, tỉnh Jeollabuk, Đại Hàn Dân Quốc năm 2025”, hàng trăm lao động sẽ được đi xuất khẩu lao động. Trong số này, có nhiều người từng được tuyển dụng nhiều lần, quen với công việc và môi trường. Người lao động làm việc tại đây sẽ có mức thu nhập hơn 30 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài thị trường truyền thống Hàn Quốc, người lao động có nhiều cơ hội việc làm ở các quốc gia khác như: Nhật Bản, Nga, Đức, Maylaysia…

Lao động được đánh giá cao tại nơi làm việc

So với những lao động của các nước trong khu vực được tuyển làm việc tại Bonghwa-gun, lao động Hà Nam được trọng dụng hơn. Bà Trần Thị Thỏa, Công ty TNHH Quốc tế DeaJin khẳng định, các doanh nghiệp Hàn Quốc tin dùng lao động Hà Nam bởi tính kỷ luật, chịu khó, chăm chỉ và tiết kiệm. Chi phí để sang đó làm việc không tốn kém, chỉ mất tiền vé máy bay, tiền ăn hàng tháng nên người lao động biết tiết kiệm thì số tiền mang về được nhiều. Điều quan trọng, những người nông dân đã nắm được công việc bên đó, họ đã từng làm nông nghiệp, gắn bó với đồng đất cây cối nên làm việc thời vụ ở quận Bonghwa-gun, tỉnh Gyeongsang-buk khá phù hợp. Nhưng, nếu làm việc lâu dài ở các doanh nghiệp lớn, người lao động phải đáp ứng được những đòi hỏi cao hơn về tay nghề, trình độ, kỹ năng mềm...

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Nguyễn Quang Tuấn cho biết: Phía Hàn Quốc rất tin tưởng vào đội ngũ lao động Hà Nam đã được tuyển chọn đưa đi XKLĐ những năm qua, nên năm 2024 và 2025 họ yêu cầu được tái cử những lao động đã từng làm việc với họ để tiếp tục ký kết hợp đồng lao động thời vụ từ 3 đến 5 tháng. Trên cơ sở đó, trung tâm đã xây dựng kế hoạch và thông tin rộng rãi, minh bạch kế hoạch này trên trang fanpage của đơn vị, nhận được rất nhiều phản hồi của người lao động nông thôn. Thực tế cho thấy, xu hướng đi XKLĐ thời vụ của nông dân Hà Nam hiện nay rất lớn.

Ngoài chương trình lao động thời vụ tại Hàn Quốc còn có gần 50 lao động Hà Nam sang làm việc tại đất nước này theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài tại Hàn Quốc (chương trình EPS), tăng đáng kể so với các năm trước. Sở dĩ chương trình EPS không tuyển được nhiều lao động Hà Nam vì chương trình đòi hỏi người lao động bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng Hàn và tiêu chí tuyển dụng của phía Hàn đối với lao động khá nghiêm ngặt, chặt chẽ…

Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Huế cho biết: Ngoài thị trường truyền thống Hàn Quốc, người lao động có nhiều cơ hội việc làm ở các quốc gia khác như: Nhật Bản, Nga, Đức, Maylaysia… Năm 2024, số lao động được xuất khẩu sang các thị trường này lên tới 1.562 người, vượt 56% so với chỉ tiêu được giao. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng.

Đời sống

Tác phẩm độc đáo “Nu bằng lăng chậu xoay” của nghệ nhân Trần Văn Thọ (xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột)
Xã hội

Sinh vật cảnh hội tụ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Tại Quảng trường 10.3 TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm và trưng bày sinh vật cảnh TP. Buôn Ma Thuột lần thứ II - năm 2025 nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Ông Trần Viết Vấn (thứ 2 từ phải sang) là một trong các hộ gia đình nhận trao tặng Nhà Hy vọng.
Đời sống

Agribank trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” tại Hà Tĩnh

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), kỷ niệm 37 năm thành lập Agribank (26.3.1988 - 26.3.2025), sáng ngày 29.4.2025, tại Hà Tĩnh, Agribank phối hợp cùng Quỹ Hy vọng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê tổ chức Lễ khởi công, trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hương Khê.

Đoàn công tác Agribank tặng quà cho cán bộ chiến sĩ và các lực lượng trên đảo Đá Thị
Xã hội

Tự hào là một phần trong hải trình đến với Trường Sa

Tháng Tư về, Đoàn cán bộ Agribank do Phó Tổng giám đốc Phùng Thị Bình dẫn đầu lại tiếp tục cùng Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước lên đường đến với huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1; vượt hơn 1.000 hải lý, đi qua các điểm đảo Song Tử Tây, Đá Thị, Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao, Trường Sa lớn và Nhà giàn DK1/2 Phúc Tần... - những biểu tượng sống động của tinh thần yêu nước, Agirbank càng cảm thấy tự hào khi được là một phần trong hải trình kết nối yêu thương giữa tiền tuyến và hậu phương; giữa biển đảo yêu thương và đất liền.

Thân nhân liệt sỹ lấy mẫu ADN tại hội nghị
Đời sống

Thắp lên hy vọng tìm tên liệt sĩ

Trong nỗi khắc khoải tìm kiếm thông tin người thân hy sinh vì Tổ quốc của hàng ngàn gia đình, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã tiên phong ứng dụng kỹ thuật ADN, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, hướng tới mục tiêu nhân văn: trả lại tên Anh hùng, xoa dịu nỗi đau và mang lại sự vẹn tròn cho thân nhân.

Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông thăm, động viên gia đình ông Phạm Văn Trung
Xã hội

Chỉ thị 40 - "Cú hích" để tín dụng chính sách tại Đắk Lắk phát huy hiệu quả

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách ở tỉnh Đắk Lắk đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Nguồn vốn ưu đãi không chỉ đến kịp thời với người nghèo và các đối tượng chính sách, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Thu nhận mẫu ADN từ thân nhân các liệt sĩ
Đời sống

Thu nhận gần 9.000 mẫu AND thân nhân liệt sĩ

Ngày 28.4, tin từ Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết: Từ 16.4 đến 16.5.2025), C06 phối hợp với Công an các đơn vị địa phương và đơn vị thu mẫu triển khai chương trình thu nhận cho gần 9.000 mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ.

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác
Đời sống

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, toàn thể các Đảng viên trong Đảng ủy, Ban lãnh đạo, các Trưởng các Phòng/Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính cùng Giám đốc các Chi nhánh, các công ty con trong hệ thống Vietcombank vừa vinh dự tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền, tư vấn chính sách
Xã hội

Đổi mới toàn diện công tác tuyên truyền, tư vấn chính sách

Hưởng ứng tinh thần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông chính sách an sinh xã hội trong thời kỳ chuyển đổi số, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025. Kế hoạch được xây dựng với nhiều điểm nhấn đổi mới, toàn diện và thiết thực, hướng tới mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn, đồng thời lan tỏa sâu rộng các chính sách an sinh xã hội đến mọi tầng lớp nhân dân.

Chi trả sớm lương hưu, trợ cấp tháng 5
Xã hội

Chi trả sớm lương hưu, trợ cấp tháng 5

Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và ngày Quốc tế Lao động 1.5; đồng thời, thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm chính sách an sinh xã hội cho người dân, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã khẩn trương triển khai kế hoạch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 5.2025 sớm hơn thường lệ.

Hà Nội rực rỡ chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Đời sống

Hà Nội rực rỡ chào mừng 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Hòa trong không khí hân hoan của cả nước, những ngày này, Thủ đô Hà Nội, “trái tim” của cả nước khoác lên mình màu áo rực rỡ, hào hùng với sắc đỏ của cờ Tổ quốc, những biểu ngữ, khẩu hiệu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).