Góp ý Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.

Góp ý Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình -0
Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara nhấn mạnh phương pháp tiếp cận dựa trên quyền và nhạy cảm giới trong quá trình soạn thảo Nghị định. Ảnh: Trần Cường/Côn Đảo

Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 gồm 6 chương và 44 điều, trong đó có các vấn đề trọng tâm như: Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình cùng với quy định về việc tiếp nhận và xử lý các khiếu nại, tố giác về bạo lực gia đình; việc áp dụng và thực thi biện pháp cấm tiếp xúc; việc đăng ký thành lập và vận hành các cơ sở trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

Dự thảo Nghị định còn đưa ra các quy định về bố trí dự toán quốc gia hàng năm cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt là cho việc giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.

Ông Khuất Văn Quý, Vụ phó Vụ Gia đình, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho rằng: “Dự thảo Nghị định quy định một số điều của Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 là văn bản pháp luật quan trọng giúp bảo đảm việc thực thi Luật hiệu quả”.

Tại Hội nghị góp ý Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam đồng tổ chức mới đây, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara nhấn mạnh phương pháp tiếp cận dựa trên quyền và nhạy cảm giới cần được áp dụng trong suốt trong quá trình soạn thảo Nghị định, để bảo vệ quyền của người bị bạo lực cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của người gây bạo lực.

“UNFPA cam kết đồng hành với Chính phủ Việt Nam trên con đường chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Chúng tôi mong muốn bảo đảm rằng tất cả phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam, bao gồm cả những người dễ bị tổn thương nhất, có quyền sống cuộc sống không bạo lực và được tôn trọng, không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển bền vững của đất nước”, bà Naomi Kitahara phát biểu.

Thảo luận các vấn đề tại hội nghị, đại diện của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho rằng trách nhiệm của người gây bạo lực thanh toán các chi phí về ăn ở của người bị bạo lực cần phải được xem xét cụ thể để bảo đảm tính khả thi.

Góp ý Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình -0
Đại biểu góp ý về một số vấn đề chính trong Dự thảo Nghị định. Ảnh: Trần Cường/Côn Đảo

Về quy định tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác hành vi bạo lực, đại diện Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho rằng, dự thảo Nghị định đã đề cập đến các nguyên tắc cơ bản của việc tiếp nhận, xử lý và bảo mật thông tin tố giác về hành vi bạo lực. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, Nghị định nên nêu chi tiết hơn quy trình tiếp nhận và xử lý; cũng như cơ chế phối hợp các ngành khi xử lý các hành vi bạo lực.

Đại diện của Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam kiến nghị: “Quy chế thực hiện lệnh cấm tiếp xúc cần bảo đảm quyền lợi của các bên. Về quy định áp dụng cấm tiếp xúc, Nghị định nên nêu rõ thời gian cấm tiếp xúc. Các quy định liên quan đến vi phạm lệnh cấm tiếp xúc cũng cần phải được đưa ra trong Nghị định”.

Dự thảo Nghị định dự kiến sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 5 tới.

Pháp luật

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential
Vụ án

Lừa đảo bằng hình thức kêu gọi đầu tư vào các sản phẩm của Bảo hiểm nhân thọ Prudential

Bộ Công an cho biết, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hà Giang vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và khám xét nơi ở đối với Lê Thùy Dung (sinh năm 1985, trú tại phường Quang Trung, thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lợi dụng đầu tư vào các sản phẩm của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam.

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy
Pháp luật

Nổi lên tình trạng sử dụng resort cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy

Theo báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai các giải pháp giảm nguồn cầu về ma túy do Bộ Công an tổ chức sáng ngày 18.11, thời gian qua, nổi lên tình trạng các đối tượng thuê, sử dụng khách sạn, căn hộ chung cư, resort nghỉ dưỡng cao cấp để tổ chức sử dụng trái phép ma túy.

Quang cảnh buổi kiểm tra
Pháp luật

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Bảo đảm chuyên nghiệp và tạo điểm nhấn

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vừa dẫn đầu Đoàn công tác Bộ Quốc phòng kiểm tra thực địa và nghe báo cáo công tác chuẩn bị Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến đã đề nghị các đơn vị quyết tâm, nỗ lực, cố gắng hoàn thành mọi công tác chuẩn bị để Triển lãm diễn ra theo đúng kế hoạch, đạt mục đích, yêu cầu đề ra.

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy
Tin tức

Vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Ngày 13.11, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) cho biết: từ ngày 3-11.11, Đoàn công tác phụ nữ Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Việt Nam đã tham gia các hội thảo về vai trò của phụ nữ khi tham gia lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tại trụ sở Cảnh sát liên bang Úc (AFP).