Gỡ vướng trong cải tạo chung cư cũ

Một trong những khó khăn, vướng mắc nhất trong quá trình cải tạo chung cư cũ là công tác giải phóng mặt bằng, phương án bồi thường. Liệu Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2015/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư có tháo gỡ được vướng mắc này?

Hiện, cả nước có hơn 2.500 chung cư cũ, xuống cấp, trong đó chủ yếu tập trung ở Hà Nội (1.570) và TP Hồ Chí Minh (500). Tuy nhiên, số lượng các chung cư cũ được cải tạo không nhiều, mặc dù tại các thành phố lớn cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể. Đơn cử, UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu đến hết năm 2020 phải cải tạo được ½ trong tổng số chung cư cũ trên địa bàn, nhưng đến nay mới chỉ di dời được 32 chung cư cũ; hoàn thành xây dựng được 2 chung cư với 876 căn hộ, 3 chung cư đang xây dựng lại với 2.000 căn hộ. Ngoài ra, tính đến cuối năm 2019, UBND TP Hà Nội đã giao cho 19 chủ đầu tư tự bỏ kinh phí, triển khai lập nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch cải tạo, xây dựng lại 28 khu chung cư cũ trên địa bàn, đồng thời có giao bổ sung 2 khu, nâng tổng số lên 30 khu.

Một trong những khó khăn nhất trong cải tạo chung cư cũ được các địa phương phản ánh là công tác giải phóng mặt bằng, cụ thể là phương án bồi thường. Tình trạng phổ biến là một bộ phận người dân không đồng tình với phương án bồi thường dù số đông đã đồng thuận dẫn đến dự án bị chững lại, trong khi theo quy định của Nghị định là phải 100% hộ đồng ý thì mới được thực hiện cải tạo, sửa chữa. Điều đáng nói, liên quan đến quy định này, thì tại Luật Nhà ở lại chỉ rõ: Việc phá dỡ nhà chung cư cũ chỉ cần 2/3 - tức khoảng 66% tổng số chủ sở hữu đồng ý. Ngoài ra, quá trình thực hiện Nghị định 101/2015 còn bị vướng bởi những quy định tại các luật chuyên ngành như Luật Quy hoạch, Luật Thủ đô… Thực tế, các doanh nghiệp khi được giao cải tạo chung cư cũ đều có đề xuất nâng chiều cao, nhưng vấn đề này bị hạn chế bởi Luật Quy hoạch, Luật Thủ đô... Hoặc, hầu hết hộ gia đình trong quá trình sử dụng đều cơi nới, khiến cho việc xác định diện tích bồi thường gặp khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của doanh nghiệp.

Để tháo gỡ khó khăn này, Dự thảo đề xuất, bổ sung quy định theo hướng có lợi cho người sở hữu; đồng thời cũng chính là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cụ thể, đối với chủ sở hữu tầng 1 thì hệ số bồi thường k=2; từ tầng 2 trở lên, k=1,5 lần. Trong trường hợp những diện tích ngoài mà không tranh chấp, thì k=0,5.

Ngoài ra, để thu hút chủ đầu tư, Dự thảo đề xuất: Trong trường hợp đã điều chỉnh chỉ tiêu dân số, nhưng khi làm dự án mà không hiệu quả thì chủ đầu tư đề xuất UBND cấp tỉnh hỗ trợ một phần ngân sách. Đồng thời, chủ đầu tư được áp dụng thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong vòng 15 năm từ khi bắt đầu dự án.

Góp ý vào Dự thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, Dự thảo cần bổ sung thêm một số quy định cụ thể như chỉ tiêu dân số, điều kiện được mua căn hộ; đồng thời có chính sách tín dụng hỗ trợ các hộ dân vay để trả tiền cho phần diện tích căn hộ dôi dư (nếu có).

Điều tra theo đơn thư

Kiên Giang: Tòa khẳng định người dân không bao chiếm đất, cán bộ địa chính vẫn lập biên bản xử phạt
Điều tra theo đơn thư

Kiên Giang: Tòa khẳng định người dân không bao chiếm đất, cán bộ địa chính vẫn lập biên bản xử phạt

Thửa đất gia đình bà Hiền được các cấp tòa án xác định có nguồn gốc và quá trình sử dụng hợp pháp từ trước năm 1992 và không bao chiếm đất Nhà nước. Tuy nhiên mới đây, chồng bà Hiền bất ngờ bị cán bộ địa chính phường An Thới, TP. Phú Quốc lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi bao chiếm đất Nhà nước quản lý.

Bạc Liêu: Phó Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai ký hủy quyết định do chính mình ban hành
Điều tra theo đơn thư

Bạc Liêu: Phó Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai ký hủy quyết định do chính mình ban hành

Sau khi Báo Đại biểu Nhân dân có bài phản ánh, gia đình bà Nguyễn Thị Cư không đồng tình với nội dung giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND Thị xã Giá Rai, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu vào cuộc xác minh. Ngay sau đó, Phó Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai Ngô Quốc Tuấn ký quyết định hủy quyết định do chính ông ban hành về việc giải quyết khiếu nại lần đầu cho bà Nguyễn Thị Cư.

Vụ cô giáo về hưu bị mất hơn 1.000m2 đất: Kết quả giải quyết khiếu nại lần 1 thế nào?
Điều tra theo đơn thư

Vụ cô giáo về hưu bị mất hơn 1.000m2 đất: Kết quả giải quyết khiếu nại lần 1 thế nào?

UBND thị xã Giá Rai đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần 1 đối với vụ cô giáo về hưu Nguyễn Thị Cư khiếu nại vì cho rằng bị mất hơn 1.000m2 đất.  Sau khi nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần 1, gia đình bà Cư không đồng tình nên làm đơn gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu với mong muốn được làm sáng tỏ, bảo đảm quyền lợi.

Hàng loạt công trình có dấu hiệu san lấp, lấn chiếm bờ sông Tắc, xây dựng trên đất nông nghiệp tại phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức
Điều tra theo đơn thư

Hàng loạt công trình có dấu hiệu san lấp, lấn chiếm bờ sông Tắc, xây dựng trên đất nông nghiệp tại phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức

Dọc bờ sông Tắc, khu vực cầu Trường Phước, phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức đang xảy ra tình trạng san lấp, biến bờ sông thành đất vườn và hàng loạt công trình xây dựng trên đất nông nghiệp có dấu hiệu không đúng quy định.

Vụ cô giáo về hưu bị mất hơn 1.000m2 đất chưa được nhận bồi thường: Ngành chức năng vào cuộc xác minh, kiểm tra
Điều tra theo đơn thư

Vụ cô giáo về hưu bị mất hơn 1.000m2 đất chưa được nhận bồi thường: Ngành chức năng vào cuộc xác minh, kiểm tra

Sau khi Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh tuyến đường Giá Rai - Gành Hào đi qua khu đất hơn 1.000m2 của cô giáo về hưu Nguyễn Thị Cư nhưng gia đình cô Cư chưa được nhận bồi thường, lãnh đạo Thị xã Giá Rai đã chỉ đạo ngành chức năng vào cuộc xác minh, kiểm tra.

Vụ nhà dân bất ngờ bị phá dỡ: Thửa đất số 13 do người dân kê khai đăng ký đất đai
Điều tra theo đơn thư

Vụ nhà dân bất ngờ bị phá dỡ: Thửa đất số 13 do người dân kê khai đăng ký đất đai

Văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh thể hiện, mặc dù phường Tân Tạo, quận Bình Tân xác định là đất công, nhưng theo hồ sơ người dân cung cấp và tài liệu kê khai đăng ký đất đai thể hiện đất do người dân đăng ký. Như vậy nguồn gốc, quá trình kê khai đăng ký đất chưa được các cơ quan của quận này rà soát, xác định.

Bình Dương: Cần làm rõ vụ biệt thự khang trang và gần 3.000m2 đất ngay trung tâm huyện chuyển nhượng chỉ 200 triệu đồng
Điều tra theo đơn thư

Bình Dương: Cần làm rõ vụ biệt thự khang trang và gần 3.000m2 đất ngay trung tâm huyện chuyển nhượng chỉ 200 triệu đồng

Vụ việc có dấu hiệu bất thường này đã bị khởi kiện và toà án đang thụ lý, tuy nhiên khu đất đang bị cơ quan thi hành án phát mãi trong vụ án khác nên có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền lợi của những người liên quan. Đáng chú ý, căn biệt thự khang trang và gần 3.000m2 đất ngay trung tâm huyện chuyển nhượng chỉ 200 triệu đồng.

Hà Nội: Giao Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ Thanh Trì đôn đốc UBND huyện xác minh làm rõ tố cáo của công dân
Điều tra theo đơn thư

Hà Nội: Giao Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ Thanh Trì đôn đốc UBND huyện xác minh làm rõ tố cáo của công dân

Liên quan đến đơn tố cáo của công dân về việc Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật, lãnh đạo Huyện uỷ Thanh Trì đã chỉ đạo Uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ đôn đốc UBND huyện kiểm tra vụ việc, xác minh, giải quyết và trả lời Báo Đại biểu Nhân theo quy định.