Thực hiện chương trình OCOP Hà Nội

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức

Để góp phần giữ lửa cho nghề thêu tay truyền thống Mỹ Đức (Hà Nội) được tỏa sáng và phát triển, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng - chủ cơ sở tranh thêu Hằng Khoa đã ghi lại những video thực hiện các bức tranh thêu, từ lúc đặt mũi kim đầu tiên cho đến khi tác phẩm hoàn thiện rồi up lên kênh Youtube; đồng thời truyền dạy nghề cho lớp trẻ, tham gia các lớp dạy miễn phí để lan toả tình yêu với nghề thêu truyền thống.

Nghệ nhân đầu tiên đưa hội họa vào tranh thêu tay truyền thống

Theo chị Nguyễn Thị Hằng, trong xã hội hiện đại, tuy có nhiều sản phẩm công nghiệp mới nhưng giá trị khác biệt mà tranh thêu tay truyền thống là hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc thông qua bàn tay khéo léo của người thợ. Mỗi công đoạn đều được tỉ mỉ, trau chuốt và cẩn thận đến từng chi tiết nhỏ để bức tranh có hồn trong đó.

Với suy nghĩ phải giữ gìn và phát triển nghề truyền thống, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng mở cửa hàng tranh trên phố Nguyễn Thái Học – Hà Nội. Suốt hơn 20 năm cố gắng, bền bỉ và không ngừng sáng tạo, những bức tranh của chị đã tỏa đi nhiều quốc gia thuộc thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước Đông Nam Á…, không chỉ bởi sản phẩm đẹp, mẫu mã độc đáo mà còn mang những nét đẹp đặc trưng của làng nghề truyền thống Hà Nội.

vbf-2024121393257yeu.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng với sản phẩm tranh thêu thủ công

Bằng việc đưa hội họa vào tranh thêu, nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng cùng chồng là họa sĩ đã sáng tạo nên một phương pháp mới lạ, độc đáo. Đây là phương pháp mang lại điểm khác biệt cho sản phẩm của Hằng Khoa. Chị tâm sự: "Nghề làm tranh thêu tay truyền thống không chỉ đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ mà còn phải có con mắt của người nghệ sĩ. Người thợ cũng là người nghệ sĩ thì mới mang đến những sáng tạo riêng cho bức tranh thêu". Điều khiến tranh thêu đặc biệt hơn các loại hình tranh các còn ở chỗ nó chuyên chở biết bao sự vất vả, tỉ mẩn. Mỗi đường kim mũi chỉ tuy đơn giản, thanh cảnh là thế nhưng thực chất lại vô cùng công phu điêu luyện.

Để có những bức tranh, người thợ thêu có khi phải mất hàng tháng trời với rất nhiều công đoạn như: Vẽ mẫu, căng nền, sang kiểu, chọn chỉ màu rồi mới thêu. Với những bức tranh có giá trị nghệ thuật, người thợ còn phải khổ luyện và có óc thẩm mỹ. Trong lúc thêu họ cũng cần phải chú ý, tỉ mỉ từng chi tiết, đặc biệt là những đường lượn hay đường nổi, những bước chuyển màu… đều cần sự tinh tế trong sử dụng kỹ thuật. Ví dụ, đặc tả hình ảnh sóng nước, tia nắng mặt trời, nếp nhăn gương mặt… là những bước cần sự điêu luyện của đôi tay để tạo nên sự chuyển màu mượt mà và tự nhiên. Vì vậy, mỗi bức tranh tạo nên là một tác phẩm nghệ thuật, chứa bao tâm ý và công sức của nghệ nhân thêu.

Gìn giữ và bảo tồn nghề truyền thống

Theo chia sẻ của nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng, việc chị theo đuổi nghề thêu là do đam mê và sự yêu thích đặc biệt với nghề. Điều tuyệt vời nhất khi làm nghề này với chị là giúp các thế hệ sau thừa kế, bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghề truyền thống.

Đặc biệt, để góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chị và chồng quyết tâm ghi lại những video thực hiện các bức tranh thêu, từ lúc đặt mũi kim đầu tiên cho đến khi tác phẩm hoàn thiện rồi up lên kênh Youtube. Ngoài ra, vợ chồng chị sẵn sàng truyền dạy nghề cho lớp trẻ, tham gia các lớp dạy miễn phí để lan toả tình yêu với nghề thêu truyền thống.

phan-hang-san-pham-ocop-nam-2024-2.jpg
Sản phẩm tranh thêu tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP huyện Mỹ Đức 2024

Trong đợt đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024, huyện Mỹ Đức có 13 sản phẩm tham gia đánh giá mới của các chủ thể gồm: HTX thêu tay Mỹ Đức có 5 sản phẩm (Tranh thêu tay quốc hoa đón xuân; Tranh thêu tay Văn Miếu Quốc Tử Giám; Tranh thêu tay chùa Một cột; Tranh thêu tay Hoa hướng dương; Tranh thêu tay Thiền Sen); Công ty TNHH Nông nghiệp Mỹ Đức có 3 sản phẩm (Trà xạ đen; Trà cà gai leo; Viên tinh nghệ sữa ong chúa)...

Vinh dự là cá nhân tâm huyết gìn giữ tinh hoa của nghề thêu tay truyền thống năm 2024, sản phẩm thêu của Hằng Khoa Gallery được UBND thành phố Hà Nội công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp thành phố. Đó là vinh dự đáng quý của một người con luôn mong muốn giữ lửa cho nghề thêu tay truyền thống được toả sáng và phát triển.

Chị Hằng cho biết thêm: các sản phẩm thêu ren luôn được Hằng Khoa Gallery tuyển chọn kỹ càng, chú trọng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, khi tham gia chương trình OCOP, chúng tôi càng hiểu rõ và nâng cao trách nhiệm chuẩn hóa các sản phẩm, chú trọng chất lượng sản phẩm thêu ren, đổi mới mẫu mã, cập nhật theo thị trường nhưng vẫn luôn dựa trên những giá trị văn hóa đã được gây dựng từ trước. Các sản phẩm không chỉ giúp người tiêu dùng sử dụng hiệu quả công năng mà vẫn lưu truyền những giá trị văn hóa truyền thống nghề thêu ren Mỹ Đức.

(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội)

Địa phương

Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp cuối năm. Ảnh: ITN
Địa phương

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề
Trên đường phát triển

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề

Nhờ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố, nhiều làng nghề của thành phố Hà Nội đã biết khơi dậy, phát huy tiềm năng, lợi thế giá trị kinh tế làng nghề. Việc phân loại, xếp hạng sao cho sản phẩm OCOP đã góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề, thậm chí nhiều sản phẩm được lựa chọn làm quà tặng cao cấp... Huyện Mỹ Đức là một ví dụ điển hình.

Hà Tĩnh yêu cầu các cơ quan, tổ chức sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, không để gián đoạn
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh yêu cầu các cơ quan, tổ chức sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, không để gián đoạn

Tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các cấp ủy tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực tiếp là người đứng đầu, tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, bảo đảm các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả ngay, không để gián đoạn công việc…

Hòa Bình: Khẩn trương xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát thông tin giá đất
Địa phương

Hòa Bình: Khẩn trương xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát thông tin giá đất

Tại cuộc họp Hội đồng thẩm định Bảng giá đất tỉnh Hòa Bình để thẩm định Điều chỉnh Bảng giá các loại đất năm 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh ngày 12.12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quách Tất Liêm đề nghị, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát, thu thập thông tin giá đất tại các huyện, thành phố; lưu ý chỉ điều chỉnh những vị trí cần điều chỉnh, bảo đảm đúng quy định và hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững

Bằng nhiều cách làm hay, thiết thực, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) phát huy vai trò cầu nối, huy động sự tham gia của các tập thể, cá nhân, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho Nhân dân, nhất là chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dốt nát
Địa phương

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dốt nát

Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Quyết định số 1404/QĐ - UBND ngày 24.10.2024 của UBND tỉnh, huyện Quang Bình (Hà Giang) đang tập trung huy động các lực lượng đoàn viên, hội viên và sự chung tay của các nhà hảo tâm để xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đẩy nhanh tiến độ để có những ngôi nhà mới đón Tết Nguyên đán 2025.

Hòa Bình: Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng
Địa phương

Hòa Bình: Quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

Tại buổi kiểm tra Dự án hồ chứa nước Cánh Tạng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo huyện Lạc Sơn tập trung chỉ đạo các đơn vị có liên quan, rà soát kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công hạng mục các tuyến đường tránh ngập.

Giám sát chặt chẽ, bảo đảm đúng đối tượng được thụ hưởng
Hoạt động chính quyền

Giám sát chặt chẽ, bảo đảm đúng đối tượng được thụ hưởng

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Hòa Bình diễn ra mới đây, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Phi Long yêu cầu, cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh phải vào cuộc, nhất là nêu cao tinh thần trách nhiệm người đứng đầu. Đồng thời, giám sát chặt chẽ nguồn kinh phí hỗ trợ bảo đảm đúng người, đúng đối tượng, giúp phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo hoàn thành đúng mục tiêu đề ra.