Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Ninh Thuận thảo luận tổ:

Giao quyền lớn hơn cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn

Chiều 31.5, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Ninh Thuận), các đại biểu Quốc hội cho rằng, khi đã giao quyền lớn hơn và có chính sách đặc thù tạo điều kiện hơn cho Nghệ An thì cũng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, tránh việc lạm quyền.

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, nhiều ý kiến đều cho rằng, việc Chính phủ trình Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết này là đúng thẩm quyền, có căn cứ chính trị và căn cứ pháp lý.

Các đại biểu cũng lưu ý, các nội dung của dự thảo Nghị quyết cần bám sát Nghị quyết số 39 - NQ/TW ngày 18.7.2023 của Bộ Chính trị, theo đó, cần có những cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, thế mạnh, xây dựng, phát triển tỉnh Nghệ An toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. 

Cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ
ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên). Ảnh: Quang Khánh

ĐBQH Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) lưu ý, cùng với việc giao quyền lớn, vượt trội cho tỉnh Nghệ An thì cũng cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện, tránh lạm quyền.

Về thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư, theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 dự thảo Nghị quyết đã bổ sung lĩnh vực thể thao, văn hóa. Theo các đại biểu, việc cho phép mở rộng lĩnh vực được thực hiện theo phương thức đối tác công tư sẽ góp phần giúp tỉnh Nghệ An huy động thêm nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, tận dụng được kinh nghiệm, cách thức, phương pháp quản trị tiên tiến, hiện đại từ khu vực tư nhân. Chính sách trên hiện đã được áp dụng tương tự tại TP. Hồ Chí Minh.

Cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ -0
ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình). Ảnh: Quang Khánh

ĐBQH Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) đề nghị, trong dự thảo Nghị quyết, cần quy định và lãm rõ hơn đối tượng đầu tư theo phương thức PPP, bởi nếu không quy định rõ, làm tràn lan thì có thể gây ra các tác động tiêu cực. Theo đại biểu, cần bổ sung quy định các tiêu chí, đối tượng áp dụng phương thức PPP để bảo đảm đầu tư công khai, minh bạch và hiệu quả.

Đại biểu Trần Thị Hồng Thanh cũng lưu ý, Nghệ An là tỉnh có hơn 400km tiếp giáp đường biên giới với Lào, do đó, dự thảo Nghị quyết cũng cần có quy định, xác định cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn khi địa phương thực hiện cơ chế đối ngoại với nước bạn.

Giao quyền lớn hơn cũng cần kiểm soát chặt chẽ hơn -0
Các đại biểu thảo luận tại Tổ 12, chiều 31.5. Ảnh: Quang Khánh

Bên cạnh đó, các chính sách cần thể hiện được tính đặc thù riêng biệt trong phát triển kinh tế, văn hóa của tỉnh; có tính đột phá hơn nữa theo mục tiêu Nghị quyết số 39-NQ/TW là tạo sức bật mới nhằm phát triển Nghệ An xứng đáng với vai trò là trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ.

Chính trị

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với Chính phủ
Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc làm việc với Chính phủ

Chiều tối 28.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm - Trưởng Đoàn giám sát của Hội đồng Dân tộc về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016 - 2023” đã chủ trì cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát với Chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Chiều tối 28.11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và đồng chí Trần Hồng Minh giữ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Nghị quyết bổ nhiệm Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đối với ông Lê Quang Tùng

Chiều 28.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác nhân sự đối với ông Lê Quang Tùng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thông qua Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, sáng 28.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, với 450/455 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 93,95% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành nội dung. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 28.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, với 458/459 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 95,62% tổng số đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành
Thời sự Quốc hội

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan báo chí

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các loại hình báo chí từ 20% xuống 15%, riêng báo in giữ nguyên 10%. Tuy nhiên, nhằm hỗ trợ cơ quan báo chí thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, có ý kiến đề nghị Ban soạn thảo dự án Luật nghiên cứu giảm thuế hơn nữa cho các cơ quan báo chí, nhất là với báo in, số lượng phát hành đang rất ít.