Giáo dục STEM: Chìa khóa giải quyết bài toán thiếu hụt nhân lực chất lượng cao

Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán được kỳ vọng sẽ giải quyết được bài toán thiếu hụt nguồn cung nhân lực chất lượng cao Việt Nam hiện nay.

Ngày 8.11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức tọa đàm khoa học đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM).

Giáo dục STEM: Chìa khóa giải quyết câu đố thiếu hụt nhân lực chất lượng cao -0
Ông Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu

10% trong số các kỹ sư tốt nghiệp có khả năng sử dụng tiếng Anh

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Lê Huy Hoàng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục và Đào tạo (Ban Tuyên giáo Trung ương) nhấn mạnh, mục tiêu phát triển nguồn nhân lực về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán tại Việt Nam trong thời gian vừa qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa được nhận thức đầy đủ. Số lượng học sinh theo học các ngành khoa học, công nghệ, toán còn chưa nhiều.

Thêm vào đó, việc định hướng cho các học sinh có đam mê, năng lực và xu hướng lựa chọn nghề nghiệp thuộc về các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán  còn nhiều khoảng trống khiến công tác tuyển sinh và đào tạo tại một số trường gặp khó khăn, thậm chí không tuyển được sinh viên trong những ngành học truyền thống.

Tại buổi tọa đàm, ông Đào Cường Việt, Trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH LG Innotek Việt Nam Hải Phòng cho biết, sau 6 tháng triển khai tìm các nguồn nhân lực chất lượng cao, phía công ty mới chỉ tuyển dụng được 50 người, trong khi nhu cầu là 200 người.

Theo ông Việt, số lượng tuyển dụng ở các trường đại học tương đối lớn nhưng những sinh viên có thể đáp ứng được yêu cầu của LG Innotek thì lại hạn chế. Cụ thể, ngoài vấn đề chuyên môn thì sinh viên còn cần khả năng ngoại ngữ nhưng chỉ 10% trong số các kỹ sư tốt nghiệp có khả năng sử dụng tiếng Anh.

Nhân lực STEM đóng vai trò đặc biệt quan trọng

Đánh giá về hiện trạng của nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán (STEM), Tiến sĩ khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến nhận định, trong cuộc cánh mạng công nghệ 4.0 nhân lực STEM nói chung, nhân lực STEM chất lượng cao nói riêng, đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Giáo dục STEM: Chìa khóa giải quyết câu đố thiếu hụt nhân lực chất lượng cao -0
Tiến sĩ  Phạm Đỗ Nhật Tiến

Theo tiến sĩ Tiến, lực lượng này vừa đóng vai trò đáp ứng, giải quyết các yêu cầu mới của thị trường lao động mà còn khai thác được các cơ hội trong cách mạng công nghệ 4.0 để đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội.

“Hiện tại, chúng ta mới chỉ nói nhiều đến giáo dục STEM, còn các khái niệm quan trọng như năng lực STEM, nhân lực STEM, việc làm STEM thì chưa được mấy khi đề cập đến. Tuy rằng, trong mấy năm gần đây giáo dục STEM đã bước đầu được triển khai trong GDPT, nhưng nhận thức về STEM trong xã hội cũng như trong nghiên cứu và xây dựng chính sách còn hạn chế. Tuyển sinh trong các ngành STEM cũng chưa có sức thu hút cần thiết”, tiến sĩ Tiến đưa ra đánh giá.

Tiến sĩ Phạm Đỗ Nhật Tiến cũng nhấn mạnh, Việt Nam có chủ trương, chính sách, chiến lược và định hướng phát triển rõ ràng về nhân lực. Song nhiều sáng kiến mới đang ở giai đoạn đầu triển khai và thiếu sự hỗ trợ của các phân tích chuyên sâu.  Vì vậy, Tiến sĩ Tiến đề xuất cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực STEM chất lượng cao trong thời kỳ mới. Đặc biệt việc phát triển giáo dục STEM được coi là điều kiện tiên quyết trong phát triển nguồn nhân lực STEM.

Ông Đỗ Hoàng Sơn – thành viên Liên minh STEM khẳng định, giáo dục STEM được lựa chọn trong chương trình giáo dục phổ thông mới với hướng tiếp cận tiên tiến, có tính đột phá, vừa đẩy mạnh giáo dục các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, vừa thực hành phương pháp học liên môn, góp phần kích thích khả năng tư duy, năng lực sáng tạo, xử lý vấn đề cũng như phẩm chất cá nhân của mỗi học sinh. Không chỉ nhằm mục đích đào tạo nên các nhà khoa học tự nhiên, các kỹ sư, chuyên gia lập trình mà hơn hết, mô hình giáo dục STEM hướng tới những con người chủ động, những thế hệ học sinh, sinh viên mang tinh thần của cuộc cách mạng chuyển đổi số.

Giáo dục STEM: Chìa khóa giải quyết câu đố thiếu hụt nhân lực chất lượng cao -0
PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng - Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội

Cũng trong khuôn khổ buổi tọa đàm, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng - Hiệu trưởng trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đưa ra ý kiến, các quốc gia như Mỹ hay các nước châu Âu định hướng đào tạo cho học sinh phổ có đam mê toán và khoa học được quan tâm và tổ chức từ rất sớm. Điều này giúp hình thành năng lực, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề để khi vào bậc đại học các sinh viên sẽ phát triển lên thành năng lực đổi mới sáng tạo thích ứng giải quyết  những bài toán ở bậc Đại học và khi ra trường.

Nắm bắt được điều này, trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đã tổ chức các hoạt động dưới nhiều hình thức khác nhau, hợp tác với các trường phổ thông định  hướng giáo dục STEM.

Hội thảo này là sự kết hợp rất nhuần nhuyễn theo mô hình hợp tác cùng phát triển, một bên là lý thuyết, một bên là các nhà nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực đào tạo, một bên là các trường Đại học mới đào tạo nhân lực, một bên là nhà tuyển dụng. Từ những đúc kết kinh nghiệm và thực tiễn, Ban Tuyên Giáo có những kiến nghị tốt hơn cho Chính phủ; còn các trường Đại học có định hướng tốt hơn khi hợp tác hỗ trợ các trường phổ thông từ đó thay đổi định hướng của các em học sinh THPT với khoa học công nghệ.

Được biết, các hoạt động STEM tại trường Đại học Bách Khoa đang được đẩy mạnh và đa dạng hơn, không chỉ hướng tới sinh viên mà còn hướng tới cung cấp cho các học sinh phổ thông nhằm đẩy giáo dục STEM, góp phần tạo ra sự đam mê hiểu biết, hứng thú học tập của học sinh phổ thông, hỗ trợ và định hướng học sinh trong việc lựa chọn ngành học trong tương lai trong lĩnh vực STEM để thúc đẩy nền kinh tế tri thức trong một thời đại mới.

STEM là phương pháp giáo dục tích hợp liên môn, liên ngành, trang bị kiến thức, kỹ năng cho người học thông qua thực hành và ứng dụng, đưa ra giải pháp cho các vấn đề thực tế trong cuộc sống.

Giáo dục STEM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, giúp phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc “tức thì” trong môi trường làm việc có tính sáng tạo cao với những công việc đòi hỏi trí óc của thế kỷ 21.

Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc
Giáo dục

Cần sự vào cuộc của cả xã hội để mang lại môi trường học tập hạnh phúc

Tại hội thảo Hạnh phúc trong giáo dục 2024 tổ chức trong hai ngày 23 - 24.11, Anh hùng Lao động Thái Hương bày tỏ mong muốn có sự thấu hiểu và vào cuộc của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng cho sự nghiệp trồng người nhằm mang lại hạnh phúc đích thực cho con trẻ trong hành trình học tập.

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.