TP. Hồ Chí Minh: Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên

Công tác tuyển dụng giáo viên cho năm học 2024-2025 tại TP. Hồ Chí Minh có nhiều khởi sắc, tuy nhiên vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu giáo viên ở các trường học.

TP. Hồ Chí Minh: Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên -0
Năm học 2024-2025, TP. Hồ Chí Minh có 13/15 môn học tuyển đủ giáo viên so với nhu cầu tuyển dụng

Theo thông báo danh sách ứng viên trúng tuyển viên chức giáo dục năm học 2024-2025 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Hồ Chí Minh, có 13/15 môn học tuyển đủ giáo viên so với nhu cầu tuyển dụng, trong đó nhiều môn học có tỷ lệ chọi thi tuyển rất cao như Vật lý, Hóa học, Sinh học… Đây là kết quả khả quan hơn các năm học trước, bởi không còn tình trạng thiếu nguồn tuyển giáo viên ở nhiều môn học.

Song, 2 môn học không tuyển đủ giáo viên trong năm học này đều thuộc các bộ môn năng khiếu. Trong đó, Âm nhạc có 8 ứng viên trúng tuyển trên tổng số 9 nhu cầu tuyển dụng; Mỹ thuật có 3 ứng viên trúng tuyển trên 7 nhu cầu tuyển dụng.

Trước đó, ở vòng xét duyệt hồ sơ, Âm nhạc và Mỹ thuật là 2 môn học có số lượng hồ sơ đăng ký tuyển dụng thấp nhất trong số các môn học, với 13 hồ sơ ở môn Âm nhạc và 5 hồ sơ đối với môn Mỹ thuật.

Theo đại diện Sở GD-ĐT, việc các bộ môn năng khiếu thiếu nguồn tuyển giáo viên không chỉ diễn ra đối với cấp THPT mà ở cả 2 bậc học khác là tiểu học và THCS. Ngoài 2 môn Âm nhạc và Mỹ thuật, các trường tiểu học, THCS còn thiếu nguồn tuyển các bộ môn đặc thù khác như Tiếng Anh, Tin học, Giáo dục thể chất.

TP. Hồ Chí Minh: Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu giáo viên -0
TP. Hồ Chí Minh đang hoàn thiện đề án chính sách thu hút giáo viên công tác tại các trường tiểu học công lập

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng năm nào cũng tuyển dụng nhưng vẫn thiếu giáo viên là do hiện nay công tác tuyển dụng được các địa phương triển khai độc lập với nhau, vì vậy có tình trạng một ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển nhiều nơi. Khi có kết quả trúng tuyển, ứng viên không đến nhận nhiệm sở do cùng lúc trúng tuyển ở nơi khác và đã chọn môi trường công tác tốt hơn.

Thực tế này khiến các quận huyện phải tổ chức tuyển dụng nhiều lần trong cùng năm học hoặc tính đến phương án “dùng chung” giáo viên giữa các trường học.

Ngoài ra, thu nhập của giáo viên ở trường công lập hiện nay chưa đủ sức giữ chân giáo viên giỏi. Nhiều thầy cô trẻ sau một thời gian công tác tại trường công lập đã chuyển qua khu vực ngoài công lập hoặc các trung tâm đào tạo tư nhân do có thu nhập tốt hơn. Đây là bài toán nhiều năm qua ngành giáo dục loay hoay chưa tìm ra lời giải do liên quan nhiều lĩnh vực khác như tài chính, chính sách đãi ngộ…

Để giải quyết khó khăn, năm học 2024-2025, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh mở rộng phân cấp tuyển dụng cho 29 đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố. Việc này nhằm giúp các trường chủ động hơn trong công tác tuyển dụng giáo viên, nhân viên, qua đó nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, bảo đảm hiệu quả hoạt động tại đơn vị.

Hiện, Sở GD-ĐT TP. Hồ Chí Minh đang hoàn thiện đề án chính sách thu hút giáo viên công tác tại các trường tiểu học công lập ở các bộ môn đặc thù, khó tuyển dụng gồm: Tiếng anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất.

Theo đề xuất của sở, giáo viên được tuyển dụng lần đầu ở các môn học này sẽ được hỗ trợ từ 30-50 triệu đồng/năm học trong 3 năm đầu công tác. Trong đó, các khoản hỗ trợ gồm chi phí sinh hoạt, nhà ở, phương tiện đi lại, chi phí tự học và nghiên cứu…

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".