Sẽ có nhiều thay đổi trong dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo “Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục”.

Hiện nay, quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác đangđược áp dụng theo Quyết định 72/2014/QĐ-TTg ngày 17.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ. 

Rà soát việc thực hiện Quyết định 72/2014/QĐ-TTg thời gian qua cho thấy bên cạnh những ưu điểm khi thực hiện việc dạy và học bằng ngoại ngữ tại một số địa phương và các cơ sở giáo dục đại học vẫn còn những hạn chế. Do đó, Bộ GD-ĐT đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo “Nghị định quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong cơ sở giáo dục” để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt.

Thúc đẩy đầu tư và xã hội hóa giáo dục

Dự thảo Nghị định được xây dựng với mục đích thúc đẩy việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong các cơ sở giáo dục nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học và người dạy, góp phần đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo; giúp thu hút sinh viên nước ngoài vào học tập tại Việt Nam; thúc đẩy đầu tư và xã hội hóa giáo dục.

Đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài tại cơ sở giáo dục; giúp đảm bảo quyền lợi của người học và người dạy. 

Nghị định cũng giúp nâng cao công tác biên soạn giáo trình, học liệu bằng tiếng nước ngoài. Khắc phục những hạn chế và phát huy các ưu điểm của Quyết định số 72 "Quy định việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác" và các văn bản có liên quan.

Nghị định cũng hướng tới giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn; phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và các cam kết và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký hoặc là thành viên. 

Nghị định áp dụng đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học và không áp dụng đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư của nước ngoài trong giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Các quy định trong Nghị định không điều chỉnh đối với các chương trình liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nước ngoài; các chương trình giáo dục tích hợp; các lĩnh vực chính trị, lịch sử và ngữ văn liên quan tới Việt Nam trong Chương trình giáo dục phổ thông.

Giáo viên dạy học bằng tiếng nước ngoài có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 4 

Theo Dự thảo Nghị định, giáo viên dạy môn học bằng tiếng nước ngoài ở bậc tiểu học, THCS phải có năng lực ngoại ngữ tối thiểu bậc 4.

Đối với bậc THPT phải có tối thiểu bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ ngoại ngữ không thấp hơn trình độ bậc 5 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

Những người được đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ toàn thời gian ở nước ngoài được miễn yêu cầu về năng lực ngoại ngữ trong trường hợp ngoại ngữ đó là ngôn ngữ giảng dạy ở các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.

Người học tham gia chương trình dạy và học bằng tiếng nước ngoài theo tinh thần tự nguyện và có khả năng theo học môn học được dạy và ngoại ngữ. Việc kiểm tra đầu vào đối với người học do cơ sở giáo dục thực hiện và được mô tả trong đề án tổ chức dạy và học bằng tiếng nước ngoài.

Đối với giáo dục phổ thông, việc kiểm tra, thi cuối năm học, cuối cấp học của các môn học được dạy bằng tiếng nước ngoài có thể được thực hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài.

Đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, việc kiểm tra, thi, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ đối với tất cả các môn học được dạy và học bằng tiếng nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Mời xem chi tiết Dự thảo Nghị định tại đây. 

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".