Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng

Năm 2025 là năm đầu tiên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng và sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển đại học.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 vừa thông báo các phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2025.

Theo đó, năm 2025 sẽ là năm đầu tiên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng và sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển đại học.

Các phương thức xét tuyển còn lại gồm: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả học bạ; xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và kỳ thi đánh giá chuyên biệt của Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Các ngành Giáo dục Mầm non, Giáo dục Thể chất, Quản lý thể dục thể thao sử dụng các phương thức trên nhưng trong các tổ hợp tuyển sinh có sử dụng kết quả thi năng khiếu do nhà trường tổ chức (không sử dụng kết quả thi năng khiếu của cơ sở giáo dục đại học khác).

Năm 2025, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng -0
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (Ảnh: Trần Hiệp)

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 là một trong 8 trường sư phạm chủ chốt của cả nước. Ngoài các ngành đào tạo cử nhân sư phạm, trường cũng có các ngành đào tạo cử nhân ngoài sư phạm như Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Trung Quốc, Công nghệ sinh học, Khoa học vật liệu, Công nghệ thông tin,...

Năm 2024, điểm chuẩn của trường theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT dao động từ 15,35 - 28,83. Trong đó riêng các ngành đào tạo cử nhân sư phạm dao động từ 20 đến 28,83 điểm.

Hiện nay, cả nước có hơn 10 đơn vị, trường đại học tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng. Năm 2025, dự kiến ở khối trường đào tạo Sư phạm có 3 trường đại học tổ chức kỳ thi riêng gồm: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. 

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép
Giáo dục

Đồng Nai: Trường THPT Văn Lang tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai xác định, Trường THPT Văn Lang chưa chuyển đổi từ loại hình dân lập sang tư thục, thiếu nhiều phòng chuyên môn, tổ chức giảng dạy ở cơ sở chưa được cấp phép, trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 nhưng vẫn thu nhận hồ sơ là sai quy định.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".