Giảm nghèo ở Thanh Hóa: Phát huy hiệu quả từ tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách (TDCS) là một trong những trụ cột của hệ thống chính sách giảm nghèo.

Hỗ trợ trên 321.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo

Trong 20 năm triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4.10.2002 của Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.

Từ năm 2002 đến nay, nguồn vốn cho vay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không ngừng tăng trưởng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ 3 chương trình TDCS ban đầu, đến nay Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Thanh Hóa đã cho vay 22 chương trình TDCS.

Nguồn vốn TDCS xã hội đã được đầu tư đến 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Trong đó, tập trung ưu tiên cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Hoạt động TDCS xã hội đã góp phần giúp trên 321.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; gần 91.000 lao động được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; hơn 11,3 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài được vay vốn; hơn 448,3 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 637.000 công trình cung cấp nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; hơn 40.500 căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có gần 2.600 căn nhà ở phòng, tránh bão, lụt; hơn 1.000 căn nhà ở xã hội, 14 người sử dụng lao động được vay vốn để trả lương ngừng việc cho 841 người lao động do ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19;…

Theo Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Thanh Hóa Ngô Thị Hồng Hảo, tính đến ngày 31.8.2022, Hội LHPN tỉnh đang quản lý 2.589 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 99.063 hộ còn vay vốn, với dư nợ 4.755,4 tỷ đồng. Thông qua nguồn vốn ưu đãi, nhiều hội viên Hội LHPN thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ để từng bước nâng cao thu nhập. Không chỉ vậy, nhiều hội viên đã mạnh dạn tìm tòi, đưa những giống mới, năng suất cao vào sản xuất, thử nghiệm những mô hình kinh tế mới, từ đó phát triển mô hình sản xuất nhỏ lẻ thành các trang trại quy mô lớn, góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

Thực tế, nhờ nguồn vốn TDCS nhiều hội viên Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, trở thành nữ chủ trang trại, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Điển hình như chị Hoàng Thị Ưng, thôn Thanh Xá 2 (xã Hà Lĩnh, Hà Trung), năm 2014, chị vay Ngân hàng CSXH 50 triệu đồng để cải tạo 3 ha vườn tạp, trồng cây ăn quả, kết hợp chăn nuôi 5 con lợn nái, 400 con ngan, gà; đến nay cho thu nhập bình quân 400 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho 13 lao động.

Năm 2015, chị Nguyễn Thị Sa, khu phố Lê Lai (thị trấn Lang Chánh, Lang Chánh) vay 30 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo để mở cửa hàng sửa chữa đồ điện dân dụng. Đến năm 2018, gia đình chị mạnh dạn vay lên 100 triệu đồng để mở rộng cửa hàng chuyển sang kinh doanh, sửa chữa đồ điện dân dụng. Từ hộ nghèo, gia đình chị đã thoát nghèo, thu nhập bình quân đạt 150 triệu đồng/năm, tạo việc làm cho hàng chục lao động…

Đánh giá về hiệu quả của TDCS trên địa bàn tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa Vũ Thị Hương khẳng định, TDCS chính là công cụ tài chính đắc lực giúp giải quyết những vấn đề căn bản, thiết yếu trong cuộc sống cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ người vay có nguồn lực để đầu tư các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ; từng bước nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn, mạnh dạn vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 đã khẳng định sự đúng đắn, hiệu quả trong việc duy trì và phát triển mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng với tính ưu việt và những đặc thù riêng có của NHCSXH.

Có thể khẳng định, chất lượng TDCS không ngừng được nâng cao, góp phần tạo việc làm, nâng cao sức sản xuất hàng hóa, cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. TDCS đóng góp tích cực trong giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh - quốc phòng tại địa phương. Thành tựu trong triển khai TDCS trên địa bàn tỉnh được đánh giá là “điểm sáng” và là một trong những trụ cột trong hệ thống các chính sách giảm nghèo, khẳng định sự đúng đắn, hiệu quả trong việc duy trì và phát triển mô hình tổ chức, phương thức quản lý tín dụng với tính ưu việt và những đặc thù riêng có của NHCSXH khác với các tổ chức tín dụng tại địa phương.

Thực hiện đồng bộ nhiều chính sách

Để phát huy hiệu quả nguồn TDCS, góp phần giảm nghèo bền vững, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục tập trung thực hiện đồng bộ nhiều chính sách của Trung ương và của tỉnh. Cụ thể: tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 19/NQ-TW ngày 16.6.2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; triển khai hiệu quả Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11.1.2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết số 11/2022/NQ-CP ngày 30.1.2022 của Chính phủ về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch, đề án tổng thể thực hiện TDCS trên cơ sở điều kiện thực tế của tỉnh để việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên cho rằng, để tiếp tục thực hiện hiệu quả, chất lượng hơn nữa công tác TDCS, UBND tỉnh, Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, NHCSXH ThanH Hóa cùng các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần tập trung tuyên truyền về vị trí, vai trò, ý nghĩa nhân văn của TDCS trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Các cấp ủy, chính quyền trong toàn tỉnh nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai hoạt động TDCS. Phải xác định rõ TDCS là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cùng với đẩy mạnh hoạt động cho vay, tăng hạn mức vay, cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực ngân hàng để các đối tượng chính sách, người nghèo dễ tiếp cận nguồn vốn; thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nguồn vốn TDCS, huy động ngày càng nhiều hơn nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức gửi vào NHCSXH để tạo lập nguồn vốn tín dụng chính sách ngày càng lớn hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đề nghị, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương lồng ghép các mục tiêu hoạt động TDCS vào các kế hoạch hoạt động của ngành, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động TDCS với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư, hướng dẫn cách làm ăn để hộ nghèo và các đối tượng chính sách sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, thoát nghèo bền vững.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình TDCS. Đối với các hội, đoàn thể nhận ủy thác phải thực hiện đúng, đầy đủ, có hiệu quả các công đoạn mà NHCSXH đã ủy thác, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn bảo đảm hiệu quả bền vững; nắm chắc tình hình sử dụng vốn của hộ vay, có các hình thức hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời, phù hợp để các hộ vay sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả; tuyên truyền nâng cao ý thức trả nợ đúng hạn của hội viên tham gia vay vốn. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội và công tác nhận ủy thác của NHCSXH, nắm chắc tình hình sử dụng vốn của người vay. NHCSXH Thanh Hóa chủ động triển khai, tham mưu với cấp có thẩm quyền cải cách thủ tục cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân tiếp cận nguồn vốn TDCS.

Hội đồng nhân dân

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù
Diễn đàn

Ban hành các chính sách an sinh xã hội đặc thù

Để phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương hoàn thành các chỉ tiêu về an sinh xã hội, tỉnh sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội theo hướng bảo đảm triển khai các chính sách của Trung ương, đồng thời ban hành các chính sách đặc thù phù hợp của tỉnh; tiếp tục hoàn thiện hệ thống trợ giúp xã hội; triển khai đồng bộ các chính sách an sinh xã hội…

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh
Diễn đàn

Giao Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh

Tăng tỷ lệ đại biểu HĐND chuyên trách cấp tỉnh, thành lập Ban Đô thị HĐND cấp huyện, có cơ chế giao thẩm quyền Thường trực HĐND giải quyết vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập đã phát sinh trong thực tiễn… là các giải pháp cụ thể ở 6 nhóm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi lấy ý kiến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng
Diễn đàn

Phát huy danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Để ngành du lịch Cao Bằng phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Thường trực HĐND tỉnh về nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, các đại biểu đề nghị: cần chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, du lịch gắn với làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái; tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành trong quảng bá, xúc tiến du lịch... Đặc biệt, cần phát huy tốt vai trò danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng trong thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ
Chuyển động

Hà Nội khắc phục vướng mắc, bất cập trong công tác cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 19, diễn ra sáng 19.11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công
Chuyển động

Hà Nội nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công

Sáng 19.11, tại Kỳ họp thứ 19, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên và bố trí cán bộ ưu tú đảm nhận các vị trí chủ chốt của HĐND cấp xã là giải pháp hết sức quan trọng
Diễn đàn

Bài cuối: Hoàn thiện tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn - yêu cầu cấp thiết

Qua từng lá phiếu bầu, cử tri đã lựa chọn, giao trách nhiệm cho những đại biểu HĐND đại diện cho ý chí, nguyện vọng trong hệ thống chính quyền ở cơ sở. Để mỗi quyết định của HĐND đều phản ánh được yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ, sinh động giữa cuộc sống và chính sách pháp luật phục vụ phát triển, yêu cầu hoàn thiện quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn HĐND cấp xã nói chung, của các Ban HĐND cấp xã nói riêng là cấp thiết.

Lãnh đạo các Ban và đại biểu HĐND phường Hồng Phong, thành phố Đông Triều khảo sát thực tế tiến độ giải quyết kiến nghị của cử tri
Diễn đàn

Bài 2: Chưa thể thực thi đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ

Mặc dù đảm nhiệm rất nhiều công việc quan trọng, song trên thực tế hoạt động của Ban HĐND cấp xã thời gian qua còn không ít những vướng mắc, hạn chế. Có một thực tế đã được chỉ rõ qua giám sát của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh là không ở góc độ này thì lại góc độ khác, các Ban HĐND cấp xã gần như đều chưa thể triển khai đầy đủ quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình.

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống
Diễn đàn

Bài 4: Lấy hạnh phúc của Nhân dân là niềm vui, lẽ sống

Trong đời sống chính trị - xã hội ở bất kỳ nền cộng hòa nào trên thế giới, việc xây dựng những giá trị cốt lõi cho cơ quan đại diện của Nhân dân, cùng với việc có được người lãnh đạo làm “Thủ lĩnh chính trị”, hội tụ đủ đức và tài để hun đúc niềm tin, sức mạnh, làm điểm tựa tinh thần cho người dân luôn là điều kiện tiên quyết dẫn dắt dân tộc đó tiến lên. Di sản của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã truyền đi lòng TRẮC ẨN và ngọn lửa nhiệt huyết cho người đại biểu nhân dân, tận tâm, tận lực, tận hiến; tiếp nối lịch sử hào hùng ngàn năm văn hiến của dân tộc, LẤY HẠNH PHÚC CỦA NHÂN DÂN LÀ NIỀM VUI, LẼ SỐNG.

Đoàn giám sát của MTTQ tỉnh Quảng Ninh họp thống nhất về kết quả giám sát chuyên đề hoạt động của các Ban HĐND cấp xã tại một số địa phương
Diễn đàn

Bài 1: Góp phần tạo nên sức mạnh của chính quyền cơ sở

Cơ sở là nơi phản ánh rõ nét, sinh động nhất về sự gắn bó mật thiết giữa chính quyền với người dân và cũng là nơi đánh giá thực chất nhất về sức sống của các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước khi được triển khai vào cuộc sống. Trong suốt quá trình phát triển, HĐND xã luôn được quan tâm xây dựng, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, cơ quan dân cử cơ sở hiện nay vẫn chưa thể phát huy hết vị trí, vai trò. Trong đó, các Ban chuyên môn của HĐND cấp xã ở Quảng Ninh là một ví dụ điển hình...

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh khảo sát cảng Nosco (thị xã Quảng Yên).
Hội đồng nhân dân

Tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa

Trong tháng 10 vừa qua, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan về việc chấp hành các quy định pháp luật trong công tác bảo đảm ATGT đường thủy nội địa và quản lý, đăng kiểm, đăng ký phương tiện giao thông đường thủy. Qua đó, kiến nghị UBND tỉnh xem xét ban hành quy định tăng cường công tác quản lý luồng tuyến; phối hợp kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện vi phạm di chuyển trong tuyến thủy nội địa với các địa phương giáp ranh...

Đoàn khảo sát thực tế phương án phòng cháy chữa cháy tại chợ An Long, huyện Tam Nông
Hội đồng nhân dân

Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ cháy nổ

Làm việc với huyện Tam Nông về kết quả thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và Nghị quyết số 85/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh quy định việc xử lý các cơ sở trên địa bàn không bảo đảm yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước ngày Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thi hành, Ban Pháp chế HĐND tỉnh Đồng Tháp đề nghị, địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức, kỹ năng PCCC cho người dân; thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng ngừa, nhất là phối hợp giữa lực lượng chữa cháy cơ sở và dân phòng theo phương châm 4 tại chỗ.

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ
Hội đồng nhân dân

Bài 1: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà phục vụ

Có một câu chuyện sâu sắc về người con hàng ngày mọi việc đều tin tưởng vào tư vấn của cha, một hôm lại gần cha và hỏi: Khi cha qua đời, làm sao để con biết điều gì làm hay không nên làm? Câu trả lời của người cha thật thấm thía: Con hãy hỏi trái tim mình. Chợt nhớ đến câu nói xúc động cùng hành động (đặt tay lên ngực trái) chạm đến trái tim hàng triệu, triệu người dân đất Việt của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi nhắc lại một câu của nhà văn Nguyễn Đình Thi viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ phim “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”: “Trên ngực áo này không một tấm huân chương, nhưng dưới làn áo mỏng này có một trái tim”(1). Đó là trái tim của một bậc đại trí, nhân kiệt, cả cuộc đời thanh cao, giản dị, một lòng, một dạ vì nước, vì non, vì cơ đồ giang san - Người đại biểu trọn vẹn lời hứa với dân, lời thề trước cờ Đảng, cờ Tổ quốc, một tấm gương mẫu mực, sáng ngời cho các đại biểu dân cử.

Quang cảnh kỳ họp chuyên đề lần thứ 19 HĐND tỉnh Tuyên Quang
Hội đồng nhân dân

Tuyên Quang: Thông qua 6 nghị quyết quan trọng

Chiều ngày 14.11, HĐND tỉnh Tuyên Quang Khóa XIX đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 19. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Kim Dung; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Phạm Thị Minh Xuân; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thanh Trà chủ tọa kỳ họp.

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024
Hội đồng nhân dân

Đồng Tháp: HĐND tỉnh yêu cầu thực hiện nghiêm kế hoạch giải ngân kế hoạch vốn năm 2024

Ngày 14.11, HĐND tỉnh Khóa X đã tổ chức Kỳ họp đột xuất lần thứ Mười để xem xét, giải quyết kịp thời những nội dung quan trọng, cấp bách liên quan đến nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; đặc biệt, là nội dung điều chỉnh vốn đầu tư công để bảo đảm chỉ tiêu giải ngân đề ra trong năm.