Giảm giá vé qua trạm BOT tuyến cao tốc Liên Khương - Đà Lạt

Ngày 8.12, ​UBND tỉnh Lâm Đồng đã có quyết định giảm giá vé đối với các loại xe qua trạm thu phí Định An thuộc dự án BOT cao tốc Liên Khương - chân đèo Prenn, phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, mức giảm dao động từ 6.000 đến 22.000 đồng/lượt.

Mức thu phí mới sẽ được áp dụng từ ngày 18/12​ tới. Đối với xe dưới 12 chỗ ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn mức thu 30.000 đồng/xe/lượt; xe từ 12 đến 30 ghế ngồi trở lên, xe tải có trọng tải từ 4 đến dưới 10 tấn thu 50.000 đồng/xe/lượt; xe có tải trọng từ 10 đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20feet có mức phí 85.000 đồng/xe/lượt; xe tải có trọng tải từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40feet thu 170.000 đồng/xe/lượt.

Ngoài ra, tỉnh Lâm Đồng cũng có phương án giảm giá riêng áp dụng cho các phương tiện đăng ký lưu thông chính chủ (trừ các phương tiện đăng ký kinh doanh) có hộ khẩu thuộc địa bàn các xã Hiệp An, Hiệp Thạnh và một phần thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng; xã Đạ Ròn, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Lạc Dương.

Cụ thể, các loại xe nêu ở trên có mức phí áp dụng lần lượt là 15.000 đồng/xe/lượt, 20.000 đồng/xe/lượt, 25.000 đồng/xe/lượt, 40.000 đồng/xe/lượt và 80.000 đồng/xe/lượt. Đối với phương tiện xe buýt cũng được miễn giá dịch vụ sử dụng đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Trạm thu phí Định An bắt đầu hoạt động từ năm 2008. Đây là trạm thu phí thuộc dự án BOT đường cao tốc Liên Khương-Đà Lạt, từ sân bay Liên Khương, huyện Đức Trọng đến chân đèo Prenn, thành phố Đà Lạt, dài hơn 19km. Tuy nhiên, vị trí đặt trạm thu phí Định An chưa hợp lý khi nằm trên nền Quốc lộ 20 nối Thành phố Hồ Chí Minh với Đà Lạt, khiến người dân khá bất bình.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, trạm thu phí này đã qua ba lần điều chỉnh giá vé vào các năm 2011, 2014, 2016; trong đó, mức thu phí đối với phương tiện dưới 12 chỗ ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn liên tục được điều chỉnh tăng từ 18.000 đồng mức thu ban đầu lên 20.000 đồng, 27.000 đồng và 36.000 đồng/xe/lượt.

Thị trường

Ảnh minh họa
Kinh tế

Ngành điều tăng tốc mở cửa thị trường trước thách thức thuế quan

Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trong bối cảnh gặp thách thức từ thị trường Mỹ, ngành sẽ tập trung vào ba trụ cột là chất lượng; đa dạng hóa thị trường; và tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác thị trường mới.

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025
Thị trường

Phở Story chiêu đãi 1000 tô phở tại Festival Phở 2025

Festival Phở 2025, sự kiện ẩm thực đặc sắc tôn vinh món phở – linh hồn của văn hóa Việt diễn ra từ ngày 18 đến 20.4.2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cải thiện chất lượng giống, đưa cá rô phi thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Bên cạnh cá tra (sản phẩm cá thịt trắng chủ lực), Việt Nam cũng xuất khẩu cá rô phi sang nhiều thị trường trên thế giới song sản lượng và giá trị còn khá khiêm tốn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, để đưa cá rô phi trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực sau tôm và cá tra, cần đầu tư nghiên cứu và phát triển giống nội địa, giống chất lượng cao.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Củng cố nội lực ứng phó với thuế đối ứng

Tại Hội thảo "Thuế đối ứng của Mỹ và ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam" do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 18.4, các chuyên gia cho rằng, trong nguy có cơ, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi và nâng cao sức chống chịu, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và chuỗi cung ứng...

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.