Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Tháp: Hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh không đỗ tốt nghiệp

Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã chỉ đạo các nhà trường xây dựng đội ngũ giáo viên dạy ôn tập thi tốt nghiệp THPT 2024 theo hướng ưu tiên lựa chọn những giáo viên có chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, nhiều kinh nghiệm trong dạy học và ôn tập.

Báo Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thuý Hà về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024.

Ôn luyện sát sao, hiệu quả

- Để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã có những chỉ đạo gì trong công tác ôn tập cho học sinh lớp 12, thưa bà?

- Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh suốt cả giai đoạn giáo dục phổ thông, đồng thời là một trong những căn cứ để học sinh xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Nhận thức được tầm quan trọng của kỳ thi này, Sở GD-ĐT luôn quan tâm chỉ đạo các nhà trường tổ chức dạy học và ôn tập cho học sinh lớp 12 chuẩn bị tham gia kỳ thi tốt nghiệp năm 2024.

Theo đó, Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã chỉ đạo các nhà trường xây dựng đội ngũ giáo viên dạy ôn tập thi tốt nghiệp theo hướng ưu tiên lựa chọn những giáo viên có chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, nhiều kinh nghiệm trong dạy học và ôn tập.

Đối với giáo viên mới tham gia dạy lớp 12 và ôn thi tốt nghiệp, tổ chuyên môn cần có các hình thức hỗ trợ như dự giờ rút kinh nghiệm, chia sẻ tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm… giúp các giáo viên mới trưởng thành, nhằm mục đích tạo nguồn, xây dựng đội ngũ kế cận cho những năm tiếp theo.

Đồng Tháp phối hợp nhiều giải pháp ôn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh -0
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thúy Hà

Cùng với đó, chỉ đạo các đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm kỳ thi tốt nghiệp năm 2023 ở phạm vi cấp trường và phạm vi các tổ chuyên môn để có định hướng dạy học, ôn tập phù hợp.

Khi tổ chức rút kinh nghiệm, cần tập trung phân tích các nguyên nhân chủ quan trong công tác quản lý, điều hành của ban lãnh đạo nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn; công tác dạy học, ôn tập, quản lý lớp của giáo viên; sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn hội, Ban Đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh… Cuối cùng, các đơn vị phải rút ra được những việc cần phải làm và làm như thế nào để nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp năm 2024.

Ngoài ra, chúng  tôi cũng yêu cầu các phòng chuyên môn của Sở ban hành văn bản hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp năm 2024. Trong đó, quy định cụ thể trách nhiệm, hướng dẫn công việc của cán bộ quản lý, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy ôn tập, các lực lượng hỗ trợ trong và ngoài nhà trường.

Đối với tổ chuyên môn, cần tập trung nghiên cứu, phân tích đề thi tốt nghiệp tham khảo (đề minh hoạ) mà Bộ GD-ĐT đã công bố. Từ đề tham khảo của Bộ, các tổ chuyên môn xây dựng ma trận đề thi phục vụ cho khâu làm đề, giải đề, thi thử trong quá trình ôn luyện bảo đảm sát sao, hiệu quả.

Phân loại học sinh, phối hợp chặt chẽ cùng gia đình

- Năm nay là năm cuối học sinh thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006, như vậy, công tác ôn tập có gì khác so với mọi năm, thưa bà?

- Năm nay là năm cuối học sinh thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006 do đó, để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng học sinh không đỗ tốt nghiệp, Sở GD-Đồng Tháp đã  đẩy mạnh công tác truyền thông đến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh tính chất quan trọng của kỳ thi năm nay; giúp học sinh, cha mẹ học sinh hình dung ra được những khó khăn khi phải tham gia kỳ thi năm sau…

Cùng với đó, các đơn vị cũng chủ động phân loại học sinh theo học lực, theo tổ hợp môn thi và mục đích dự thi (xét tốt nghiệp THPT hay xét tuyển/thi tuyển vào cao đẳng, đại học) để có phương án, hình thức ôn tập phù hợp.

Khuyến khích các hình thức kèm cặp, hỗ trợ học sinh như một học sinh giỏi giúp đỡ một học sinh yếu... Lãnh đạo các đơn vị phải nắm được danh sách các học sinh có nguy cơ không đỗ tốt nghiệp, quản lý chặt chẽ thời gian ôn tập, theo dõi sát sao tình hình học tập, ôn luyện của các em để phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ, giúp các em đạt kết quả tốt trong kỳ thi.

Về nội dung ôn tập, giáo viên phải thiết kế lại theo các chủ đề/chuyên đề. Kế hoạch ôn tập của tổ bộ môn phải thể hiện được số lượng các chủ đề/chuyên đề, số tiết dành cho mỗi chủ đề/chuyên đề, thời gian thực hiện, các phương án kiểm tra đánh giá. Chú ý phân bổ thời gian hợp lí giữa lý thuyết và thực hành, trong đó, phần thực hành (làm bài tập, giải đề, thi thử, kiểm tra cuối chuyên đề...) là chủ yếu.

Khi ôn tập, tránh việc nhồi nhét lý thuyết, bắt học sinh ghi chép quá nhiều. Tuyệt đối không dạy ôn tập theo từng bài riêng lẻ, biến tiết ôn tập thành việc rút gọn lại các bài học đã học trước đây. Chú ý chọn lọc, biên tập các nguồn tài liệu cho phù hợp.

Nội dung ôn tập bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12; đồng thời chú ý các nội dung dạy học đã được điều chỉnh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

Đồng Tháp phối hợp nhiều giải pháp ôn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh -0
Học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 tại điểm trường THPT Cao Lãnh 2( tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: CTTĐT Đồng Tháp

Song song với việc ôn tập, Hội đồng bộ môn còn thực hiện hình thức thi thử tốt nghiệp online để vừa ôn tập, củng cố kiến thức vừa cho học sinh tiếp cận, làm quen với đề thi tốt nghiệp. Từ đó, hình thành kĩ năng giải đề, học sinh phát hiện ra chỗ mạnh, chỗ yếu của bản thân để rút kinh nghiệm cho các đợt thi sau và khi tham gia thi tốt nghiệp chính thức.

- Chỉ còn hơn 2 tháng nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 sẽ diễn ra, bà có lưu ý gì cho học sinh trong công tác ôn tập thi tốt nghiệp THPT năm nay?

- Theo đề minh hoạ mà Bộ GD-ĐT đã công bố, ngoại trừ môn Ngữ văn cơ bản vẫn giữ ổn định như các năm học trước, còn lại các môn thi bằng hình thức trắc nghiệm có sự đa dạng về các phương án trả lời thay vì thí sinh chỉ chọn một đáp án đúng như các kỳ thi trước.

Tôi muốn nhắn nhủ với các em học sinh rằng, thời gian còn dài, đội ngũ giáo viên có đủ kinh nghiệm để giúp các em làm quen với các dạng đề thi, kĩ năng lựa chọn các phương án trả lời trong các môn thi trắc nghiệm. Điều cốt yếu là các em phải nỗ lực phấn đấu, học thật, thi thật, trang bị cho bản thân những kiến thức, kĩ năng cần thiết đáp ứng được mọi yêu cầu của đề thi.

Tuyệt đối không học tủ, học vẹt, phải hình thành được tư duy khoa học, niềm say mê, yêu thích các môn học, đặc biệt là các môn được chọn dự thi tốt nghiệp. Ngoài ra, yếu tố tâm lý, sự phân bố thời gian thích hợp, biết giữ gìn sức khoẻ để bùng nổ đúng lúc cũng là những yếu tố quan trọng giúp các em học tập, ôn luyện và dự thi thành công.

Các em được vinh dự là thế hệ khép lại Chương trình GDPT 2006, hãy tạo một dấu mốc lịch sử cho cuộc đời mình bằng kết quả tốt đẹp của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

- Xin trân trọng cảm ơn bà!

Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.