Giảm chặt phá rừng từ chuỗi cung cấp hàng hóa

Những cánh rừng nhiệt đới trơ trụi không phải do khai thác gỗ mà do phá rừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về hàng nông sản. Đó là nhận định của các chuyên gia quốc tế tại Diễn đàn “Giảm chặt phá rừng từ chuỗi cung cấp hàng hóa - Từ cam kết đến hành động, kinh nghiệm” do chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tổ chức thuộc khuôn khổ GEF 6.

Cần giải pháp lâu dài

Theo đại diện chương trình phát triển Liên Hợp Quốc Christopher Paterson đưa Chương trình Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) đã được đưa vào chương trình nghị sự thế kỷ tại COP Paris. Đồng thời, hàng trăm công ty và Chính phủ các nước đã tổ chức nhiều đối thoại và đưa ra các cam kết hành động. Tuy nhiên, các công ty đang gặp nhiều khó khăn để thực hiện cam kết giảm chặt phá rừng hướng đến sản xuất bền vững như chính sách không đầy đủ, thiếu quy hoạch sử dụng đất, năng suất của các hộ sản xuất nhỏ, thiếu truy xuất nguồn gốc và các ưu đãi tài chính. Bên cạnh đó, Chính phủ các nước cũng chưa có những cải cách về chính sách, quy định để khuyến khích sản xuất bền vững và hợp tác với khu vực tư nhân, xã hội dân sự.

Toàn cảnh diễn đàn
Toàn cảnh diễn đàn  

Diễn đàn là cơ hội để các quốc gia chia sẻ kinh nghiệm thực hiện hành động giảm chặt phá rừng từ chuỗi cung cấp hàng hóa. Theo Bộ trưởng Bộ Môi trường và Lâm nghiệp Indonesia Ir.Agus Justianto: Năm 2009, sau cam kết giảm lượng khí nhà kính bằng một dự án kéo dài tới năm 2020, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyonob đã dừng hoàn toàn việc cấp phép khai thác và trồng cây công nghiệp trên hơn 14 triệu hecta rừng và đất ngập nước, đồng thời thúc đẩy cải cách bộ máy quản lý rừng. Ban đầu, những nỗ lực này bị phản đối quyết liệt bởi các bên hưởng lợi từ rừng. Tuy nhiên gần đây một loạt doanh nghiệp kinh doanh dầu cọ lớn tại Indonesia đã ký cam kết sau khi Chính phủ Indonesia kêu gọi áp dụng các chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng. “Để thực hiện cam kết này, không chỉ có sự tham gia của Chính phủ mà còn huy động sự tham gia của các bộ, ngành, doanh nghiệp và người trồng cọ tại địa phương”, Bộ trưởng Ir.Agus Justianto nhấn mạnh.

Còn đại diện GEF cho rằng, khai thác bền vững là mong ước và cũng là trăn trở của nhiều người dân sống dựa vào tài nguyên rừng, biển, đất. Theo đó, năm 2017, GEF đã hỗ trợ một sáng kiến mới với tên gọi “Hợp tác tăng trưởng tốt”. Dựa trên các yếu tố sản xuất, tài chính và nhu cầu, GEF đã hỗ trợ các giải pháp tạo ra sự thay đổi lâu dài, biến đổi trong ba chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu gồm đậu nành, thịt bò và dầu cọ ở Brazil, Indonesia, Liberia và Paraguay.

Việt Nam cam kết thực hiện

Nhận thức được vấn đề trên, Việt Nam cam kết chấm dứt nạn phá rừng từ các chuỗi cung ứng hàng hóa. Cụ thể, thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và Thông báo 191/TB-VPCP về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020, các bộ, ngành đã tiến hành rà soát quy hoạch các loại cây trồng để trả đất rừng hoặc sử dụng các biện pháp nông lâm kết hợp trong đó bảo đảm các mật độ được coi là rừng. Trưởng Bộ môn nghiên cứu kinh tế tài nguyên và môi trường, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Trần Đại Nghĩa cho biết, Việt Nam đang xây dựng các chuỗi hàng hóa nói không với “mất rừng”, tiêu biểu như sản phẩm cà phê. Thực tế hạn hán ở Tây Nguyên càng gay gắt khiến quỹ đất sản xuất cà phê càng ngày càng bị thu hẹp. Chi phí lao động cho nông nghiệp cũng ngày càng cao. Bảo đảm sản lượng cà phê mà không phá hủy rừng, Việt Nam có rất nhiều chương trình, tái canh cho cây cà phê nâng cao năng suất, giá trị để giảm sức ép về thu nhập, giảm nhu cầu phá rừng, mở rộng diện tích của người nông dân.

Để thực hiện tầm nhìn REDD+ giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam dự kiến 3 gói giải pháp: Thứ nhất, rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tổng thể để đạt được mục tiêu 16,24 triệu hecta đất cho lâm nghiệp vào năm 2020; thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản bền vững không gây mất rừng; cải thiện quản trị rừng và sinh kế cho người dân sống trong và gần rừng; tăng cường thực thi pháp luật về rừng. Thứ hai, bảo tồn, nâng cao trữ lượng carbon rừng và quản lý rừng bền vững. Theo đó, sẽ nhân rộng các mô hình kinh doanh rừng có hiệu quả; thí điểm mô hình làm giàu rừng tự nhiên bền vững, bảo vệ và bảo tồn rừng; cải thiện môi trường kinh doanh và tài chính cho lâm nghiệp. Thứ ba, thực hiện REDD+ và từng bước cải thiện. Việt Nam sẽ hoàn thiện và nâng cấp các công cụ REDD+ theo lộ trình; thực hiện các cơ chế quản lý cho REDD+; tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực để thúc đẩy REDD+, làm giảm nguy cơ dịch chuyển phát thải; điều phối, hỗ trợ, tuyên truyền, nâng cao năng lực thực hiện và giám sát tiến trình thực hiện chương trình quốc gia về REDD.

Xã hội

Tác phẩm độc đáo “Nu bằng lăng chậu xoay” của nghệ nhân Trần Văn Thọ (xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột)
Xã hội

Sinh vật cảnh hội tụ giữa lòng TP. Buôn Ma Thuột

Tại Quảng trường 10.3 TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm và trưng bày sinh vật cảnh TP. Buôn Ma Thuột lần thứ II - năm 2025 nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Ông Trần Viết Vấn (thứ 2 từ phải sang) là một trong các hộ gia đình nhận trao tặng Nhà Hy vọng.
Đời sống

Agribank trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” tại Hà Tĩnh

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), kỷ niệm 37 năm thành lập Agribank (26.3.1988 - 26.3.2025), sáng ngày 29.4.2025, tại Hà Tĩnh, Agribank phối hợp cùng Quỹ Hy vọng, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện Hương Khê tổ chức Lễ khởi công, trao tặng 37 căn “Nhà hy vọng” cho các hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Hương Khê.

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025
Giao thông

Quyết tâm đẩy tiến độ, thông tuyến các dự án vào cuối năm 2025

Để thực hiện mục tiêu đến cuối năm 2025 cả nước có 3.000km đường cao tốc, trong kỳ nghỉ lễ 30.4 năm nay, tại các công trường do Tập đoàn Đèo Cả đảm nhiệm như Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn... hàng nghìn kỹ sư, công nhân cùng máy móc thiết bị bám trụ công trường với tinh thần “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc ba ca bốn kíp, xuyên đêm, xuyên lễ Tết” theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh nguồn IT
Xã hội

Dự báo thời tiết dịp lễ 30.4 – 1.5 trên cả nước

Nhận định mới nhất về dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ, chiều 29.4 theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, thời điểm này đang trong thời kỳ chuyển mùa, đồng thời nắng nóng trong những ngày tới có thể gây tác động đến sức khỏe người dân. Do đó người dân cần chuẩn bị những biện pháp phòng tránh, an toàn sức khoẻ để có một kỳ nghỉ lễ trọn vẹn nhất.

 Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Xã hội

Người dân Hà Nội háo hức chờ đón Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Những tấm pano cổ động, từng con phố rợp cờ đỏ sao vàng, người Hà Nội xúng xính áo dài checkin cờ Tổ quốc; Thủ đô những ngày này rộn ràng sắc màu của niềm tin, niềm tự hào dân tộc, hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30/.4.2025).

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4
Xã hội

VietinBank đồng hành cùng Trung tâm Báo chí phục vụ Đại lễ 30.4

Đồng hành cùng những dấu mốc trọng đại của đất nước, Cục Báo chí phối hợp với VietinBank xây dựng Trung tâm Báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - nơi làm việc và tác nghiệp của hơn 700 phóng viên, biên tập viên trong và ngoài nước.

Quang cảnh hội thảo
Xã hội

Cần "bắt đúng bệnh, trị căn nguyên", không "chữa triệu chứng"

Ô nhiễm không khí không còn là chuyện lạ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), không còn xa như ở New Delhi (Ấn Độ), mà đang hiện hữu tại các đô thị lớn của nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác, thậm chí len lỏi ở các khu đô thị vệ tinh, vùng nông thôn… Chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, cần có sự trang bị thông tin, kiến thức và đồng hành của các nhà quản lý, nhà khoa học với người dân, cộng đồng trong việc tham gia kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn.

Toàn cảnh hội thảo
Xã hội

Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu kiến nghị, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục phát huy vai trò giám sát trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng cần sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương.

Đoàn công tác Agribank tặng quà cho cán bộ chiến sĩ và các lực lượng trên đảo Đá Thị
Xã hội

Tự hào là một phần trong hải trình đến với Trường Sa

Tháng Tư về, Đoàn cán bộ Agribank do Phó Tổng giám đốc Phùng Thị Bình dẫn đầu lại tiếp tục cùng Đoàn công tác Ngân hàng Nhà nước lên đường đến với huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) và Nhà giàn DK1; vượt hơn 1.000 hải lý, đi qua các điểm đảo Song Tử Tây, Đá Thị, Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao, Trường Sa lớn và Nhà giàn DK1/2 Phúc Tần... - những biểu tượng sống động của tinh thần yêu nước, Agirbank càng cảm thấy tự hào khi được là một phần trong hải trình kết nối yêu thương giữa tiền tuyến và hậu phương; giữa biển đảo yêu thương và đất liền.