Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường

Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, các đại biểu kiến nghị, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục phát huy vai trò giám sát trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí cũng cần sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy:
Xem xét, tính toán nâng tỷ lệ chi ngân sách cho bảo vệ môi trường

Quan điểm của Đảng và Nhà nước đã xác định rõ là không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế thuần túy. Và trong dự thảo Văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng cũng đã xác định rõ, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường là trung tâm. Như vậy, Đảng ta chính thức xác định bảo vệ môi trường là một trong 3 trụ cột của phát triển bền vững cùng với kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy

Về phía Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã xác định 6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện. Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường nói chung, trong đó có môi trường không khí và bao gồm cả những giải pháp, như huy động đa dạng các nguồn lực, không chỉ nguồn lực nhà nước mà cả nguồn lực từ khu vực tư nhân, từ quốc tế.

Thứ hai, nghiên cứu thiết lập cơ chế điều phối liên vùng, liên tỉnh về quản lý chất lượng không khí. Bộ sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia để khắc phục ô nhiễm môi trường không khí giai đoạn 2025 - 2030.

Thứ ba, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong theo dõi, phát hiện, xử lý, cung cấp thông tin về ô nhiễm không khí phục vụ cho việc ra quyết định và triển khai các biện pháp thực thi.

Thứ tư, tăng cường kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát sinh khí thải. Bộ sẽ chung vai sát cánh với các địa phương, bộ, ngành trong rà soát các cơ sở thuộc nhóm phát sinh khí thải lớn; đề xuất việc di chuyển ra khỏi khu vực nội đô, khu vực tập trung đông dân cư, kể cả đóng cửa các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tham mưu đề xuất đổi mới chính sách nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, giảm phát thải. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hệ thống quy chuẩn mới về kiểm soát khí thải từ các phương tiện giao thông; đề xuất lộ trình chuyển đổi từ các phương tiện giao thông sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng năng lượng điện, năng lượng sạch trong thời gian tới.

Thứ sáu, tăng cường công tác truyền thông, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác tới người dân để chủ động ứng phó, hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng.

Bộ cũng kiến nghị Quốc hội tiếp tục phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các ĐBQH trong thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường. Thông qua hoạt động giám sát sẽ tiếp tục chỉ đạo để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Trong đó, xác định bảo vệ môi trường không chỉ ở Luật Bảo vệ môi trường như hiện nay mà cần được thiết lập, thể hiện thống nhất trong tất cả các luật có liên quan nhằm đạt được mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục nghiên cứu, xem xét, tính toán việc phân bổ kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường theo hướng có thể nâng tỷ lệ chi ngân sách cho công tác này.

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, công nghệ, môi trường và vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng Nguyễn Hữu Tiến:
Sớm ban hành lộ trình nâng mức tiêu chuẩn khí thải ô tô lưu hành

Để triển khai được các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí rất cần sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các bộ, ngành và địa phương. Do đó, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường sớm ban hành lộ trình nâng mức tiêu chuẩn khí thải xe ô tô lưu hành; ban hành lộ trình áp dụng Tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy lưu hành để người dân và doanh nghiệp có thời gian, chuẩn bị thích ứng; đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ môi trường trong tình hình mới.

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng Nguyễn Hữu Tiến

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng Nguyễn Hữu Tiến

Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố rà soát hoàn thiện kế hoạch chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi phương tiện sang sử dụng điện, trước mắt tập trung đối với phương tiện vận tải công cộng (xe buýt, taxi); quan tâm phát triển hạ tầng giao thông xanh tại địa phương (trạm sạc điện, hạ tầng phục vụ giao thông phi cơ giới); đẩy nhanh công tác chuẩn bị và triển khai các tuyến đường sắt đô thị theo Nghị quyết số 188/2025/QH15.

Các địa phương cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc chủ công trình xây dựng trên địa bàn thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi trong thi công công trình; kiểm tra giám sát xử lý phương tiện vận chuyển vật liệu, chất thải xây dựng không thực hiện các biện pháp che chắn để phát tán gây ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển.

Bên cạnh đó, có biện pháp kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn thực hiện nghiêm các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi; khuyến khích các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ xử lý bụi; di dời cơ sở sản xuất ô nhiễm bụi khỏi các khu vực đô thị, đông dân cư.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội:
Cần thiết dự báo ô nhiễm không khí, ứng phó kịp thời với vấn đề ô nhiễm

Ô nhiễm không khí là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường, gây ra 7 triệu ca tử vong sớm trên toàn cầu mỗi năm theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trước thực trạng này, dự báo ô nhiễm không khí là điều cần thiết để giúp ứng phó kịp thời với các vấn đề ô nhiễm, giúp cá nhân và chính quyền lập kế hoạch giảm tiếp xúc với ô nhiễm không khí, hạn chế rủi ro sức khỏe và kinh tế, đặc biệt tại các khu vực ô nhiễm nặng.

PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Thị Nhật Thanh, Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Chúng tôi đã xây dựng các mô hình trí tuệ nhân tạo được phát triển nhằm mục tiêu xây dựng bản đồ dự báo ô nhiễm không khí (nồng độ bụi PM2.5) độ phân giải 1km trong thời gian 7 ngày kế tiếp, và đánh giá chi tiết cho khu vực Hà Nội.

Mô hình dự báo sử dụng dữ liệu đa nguồn, được cập nhật số liệu đến năm 2023 để huấn luyện, trong khi số liệu năm 2024 được sử dụng để đánh giá chất lượng dự báo. Số liệu dự báo được so sánh với số liệu trạm quan trắc để đánh giá xu thế (tương quan) và độ chính xác (sai số).

Đánh giá trong tháng 9 đến tháng 10.2024, tại các trạm tiêu chuẩn, số liệu tại các hạn dự báo có tương quan rất cao từ 0.81-0.86, RMSE thấp từ 16.12-18.03 µg/m³, cho thấy khả năng dự báo tốt trong những đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng và kéo dài. Chất lượng dự báo của chúng tôi hoàn toàn tương đương và tốt hơn một số nghiên cứu tương tự trên thế giới.

Bên cạnh đó, chúng tôi đã phát triển hệ thống WebGIS dự báo chất lượng không khí cho Hà Nội, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến. Hệ thống bao gồm các thành phần: Pipeline xử lý dữ liệu (thu thập, tiền xử lý dữ liệu và áp dụng mô hình dự báo đã được huấn luyện để tạo bản đồ chất lượng không khí cho Hà Nội); cơ sở dữ liệu (lưu trữ bản đồ dự báo, thống kê và dữ liệu nghiệp vụ); máy chủ dịch vụ (cung cấp bản đồ và dữ liệu thông qua các API); ứng dụng người dùng (giao diện thân thiện trên trình duyệt web và ứng dụng di động). Người dùng có thể dễ dàng tra cứu thông tin chất lượng không khí theo thời gian thực và dự báo 7 ngày tới tại Hà Nội. Hệ thống hỗ trợ xem, tương tác với bản đồ cũng như theo dõi các số liệu thống kê dưới dạng bảng, biểu đồ trực quan theo thời gian, khu vực (quận/huyện).

Xã hội

Quang cảnh hội thảo
Xã hội

Cần "bắt đúng bệnh, trị căn nguyên", không "chữa triệu chứng"

Ô nhiễm không khí không còn là chuyện lạ ở Bắc Kinh (Trung Quốc), không còn xa như ở New Delhi (Ấn Độ), mà đang hiện hữu tại các đô thị lớn của nước ta như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và nhiều thành phố khác, thậm chí len lỏi ở các khu đô thị vệ tinh, vùng nông thôn… Chỉ rõ vấn đề này tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn”, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng, cần có sự trang bị thông tin, kiến thức và đồng hành của các nhà quản lý, nhà khoa học với người dân, cộng đồng trong việc tham gia kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí ở các đô thị lớn.

Thân nhân liệt sỹ lấy mẫu ADN tại hội nghị
Đời sống

Thắp lên hy vọng tìm tên liệt sĩ

Trong nỗi khắc khoải tìm kiếm thông tin người thân hy sinh vì Tổ quốc của hàng ngàn gia đình, Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an đã tiên phong ứng dụng kỹ thuật ADN, phối hợp cùng các ban, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, hướng tới mục tiêu nhân văn: trả lại tên Anh hùng, xoa dịu nỗi đau và mang lại sự vẹn tròn cho thân nhân.

Lãnh đạo Phòng giao dịch NHCSXH huyện Krông Bông thăm, động viên gia đình ông Phạm Văn Trung
Xã hội

Chỉ thị 40 - "Cú hích" để tín dụng chính sách tại Đắk Lắk phát huy hiệu quả

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách ở tỉnh Đắk Lắk đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Nguồn vốn ưu đãi không chỉ đến kịp thời với người nghèo và các đối tượng chính sách, mà còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh.

Thu nhận mẫu ADN từ thân nhân các liệt sĩ
Đời sống

Thu nhận gần 9.000 mẫu AND thân nhân liệt sĩ

Ngày 28.4, tin từ Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về Trật tự xã hội (C06), Bộ Công an cho biết: Từ 16.4 đến 16.5.2025), C06 phối hợp với Công an các đơn vị địa phương và đơn vị thu mẫu triển khai chương trình thu nhận cho gần 9.000 mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ.

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành
Giao thông

Điều chỉnh giao thông tạm thời một số tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành

Chánh Văn phòng, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) Nguyễn Công Hưng cho biết: VEC vừa có phương án tổ chức giao thông tạm thời đoạn Km0+700 - Km21+850 (từ nút giao TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đến nút giao Nguyễn Văn Tạo) và Đoạn Km50+530 - Km57+581 (Đoạn từ nút giao Phước An đến nút giao Quốc lộ 51), Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Từ đôi tay mộc mạc đến lá cờ thiêng liêng
Xã hội

Từ đôi tay mộc mạc đến lá cờ thiêng liêng

Làng Từ Vân từ lâu đã được biết đến là một trong những địa phương có truyền thống làm nghề thêu cờ ở huyện Thường Tín (Hà Nội). Thế nhưng, trước bối cảnh nghề truyền thống bị mai một, không còn kiếm đủ thu nhập cho gia đình nên số lượng người bám trụ được với nghề khá hiếm hoi.

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác
Đời sống

Đoàn đại biểu Đảng bộ Vietcombank tổ chức Lễ báo công dâng Bác

Trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) lần thứ V, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, toàn thể các Đảng viên trong Đảng ủy, Ban lãnh đạo, các Trưởng các Phòng/Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính cùng Giám đốc các Chi nhánh, các công ty con trong hệ thống Vietcombank vừa vinh dự tổ chức Lễ báo công dâng Bác.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút du khách dịp 30.4
Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút du khách dịp 30.4

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - nơi nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày các chứng tích về tội ác và hậu quả của chiến tranh tại Việt Nam, là một trong những điểm đến thu hút du khách trong nước và quốc tế khi đến TP. Hồ Chí Minh dịp lễ 30.4.