Phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Hội đồng Dân tộc:

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp tục có giải pháp hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế dưới tán rừng

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là một trong những dự luật được Hội đồng Dân tộc tham gia thẩm tra, cho ý kiến tại Phiên họp toàn thể lần thứ 7. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm chủ trì Phiên họp.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Tiếp tục có giải pháp hỗ trợ đồng bào phát triển kinh tế dưới tán rừng -0
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quàng Văn Hương đóng góp ý kiến với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Bản dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất đã có nhiều thay đổi, quan tâm nhiều hơn đến đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Khẳng định điều này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quàng Văn Hương phân tích, nếu như trong các bản dự thảo trước, chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số được quy định trong 2 điều, thì sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý đã được sửa đổi, bổ sung với 13 điều cụ thể, rõ ràng.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, vẫn còn một số nội dung liên quan đến chính sách đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số. Đơn cử với đất sinh hoạt cộng đồng, theo quy định của Luật hiện hành thì không có vướng mắc, nhưng theo dự thảo Luật, nội dung này được tách ra thành đất ở và đất sinh hoạt cộng đồng. “Đất sinh hoạt cộng đồng là quỹ đất rất lớn giao cho cộng đồng dân cư quản lý. Nhưng nếu chúng ta không mở rộng quyền liên doanh, liên kết cho các hoạt động du lịch cộng đồng, làm kinh tế dưới tán rừng... thì không thể “cởi trói” được cho bà con dân tộc làm ăn”. Chỉ rõ thực tế này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho rằng, đây là một trong vấn đề cần được quan tâm trong dự thảo Luật lần này; đồng thời đề xuất, Chính phủ nên nghiên cứu để bà con có điều kiện mở rộng liên doanh canh tác đối với đất rừng, đất sinh hoạt cộng đồng dưới tán rừng.

Giải trình về vấn đề này tại Phiên họp, đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường - cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật cho biết, về quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư sử dụng đất, Hội đồng Dân tộc có góp ý theo hướng mở rộng và cho phép cộng đồng dân cư góp vốn, làm ăn với quỹ đất mà họ có. Tuy nhiên, vấn đề là hiện Nhà nước giao đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng không thu tiền sử dụng đất. Và, đối chiếu với quy định thì loại đất này sẽ không được chuyển nhượng, cho thuê…; trường hợp bà con không có nhu cầu sử dụng thì Nhà nước sẽ thu hồi. Do đó, nếu bà con muốn thực hiện việc liên doanh, hợp tác góp vốn làm ăn, thì có thể chuyển đổi quỹ đất này sang loại đất cho thuê (có thu tiền), thì mới thực hiện được việc hợp tác làm ăn.

Trong dự thảo Luật đã dành khá nhiều điều khoản cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng mới tập trung chủ yếu cho các hộ nghèo, cận nghèo, thiếu đất sản xuất. Nêu vấn đề này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành đặt câu hỏi: Việc kết cấu nhiều quy định như vậy có hiệu quả hay không? Tại sao không để các quy định này trong các văn bản dưới Luật?

Về đối tượng, chính sách đất đai quy định chung cho đồng bào dân tộc thiểu số, chứ không nên điều tiết về hộ nghèo, cận nghèo. Quan trọng là tính pháp lý cho đất đai vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng bào cần nhất là cơ sở chứng thực quyền sử dụng đất đai cho những hộ gia đình, cá nhân liên quan đến đất họ đang sử dụng. Chỉ rõ điều này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành đề nghị, cần nghiên cứu thúc đẩy các quyền sử dụng đất cho đồng bào. Nên chăng, Nhà nước cần có chính sách miễn giảm thuế, lệ phí liên quan đến đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. “Nhà nước hỗ trợ người dân giải quyết vấn đề pháp lý sẽ giúp người dân tăng giá trị đất, không xảy ra tranh chấp”, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nói.

Giải trình, làm rõ hơn về vấn đề này, đại diện cơ quan chủ trì thẩm tra cho biết, sở dĩ phải giới hạn đối tượng là hộ nghèo và cận nghèo là bởi đồng bào dân tộc thiểu số ở thành phố, đô thị khác với hộ nghèo, cận nghèo ở miền núi. Do đó, dự thảo Luật phải “khoanh vùng lại” để có hướng tiếp cận đúng. “Về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số, pháp luật hiện đã quy định rất rõ, vấn đề là thúc đẩy việc triển khai thực hiện; còn một số quy định hiện cũng đã có miễn giảm phí, lệ phí cho bà con khi thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo nói.

Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang

Chiều 4.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Chiều 4.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã dự hội nghị thẩm tra sơ bộ dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt công chức, viên chức, người lao động nghỉ việc theo chế độ

Chiều 4.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì cuộc gặp mặt công chức, viên chức, người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc để hưởng chính sách, chế độ theo Nghị định số 178/2024/NĐ-CP và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP của Chính phủ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Việt Nam - Armenia có truyền thống hiếu học, coi trọng tri thức và giáo dục là chìa khóa mở ra tương lai

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan - ngôi trường được mệnh danh là “trái tim học thuật”, “ngọn hải đăng tri thức”, niềm tự hào của Armenia và khu vực.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương gặp Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan

Sáng 4.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã có cuộc gặp làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Armenia Hakob Arshakyan.

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan

Sáng nay, 4.4 (theo giờ địa phương), tức trưa cùng ngày giờ Hà Nội, tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan (YSU).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định ghi sổ tang viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Sáng 4.4, tại Đại sứ quán Lào tại Việt Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến ghi sổ tang viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Đại tướng Khamtay Siphandone.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk

Chiều 3.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Đắk Lắk về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan
Chính trị

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội Armenia Davit Arakelyan

Sáng 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tại Tòa nhà Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng đã có cuộc làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Armenia Davit Arakelyan.