Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn và Hậu Giang thảo luận tổ:

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người

Tiếp tục Kỳ họp thứ Bảy, sáng nay, 8.6, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tại Tổ 13 gồm Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Bắc Ninh, Đắk Lắk, Lạng Sơn và Hậu Giang. 

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người -0
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tại Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển

Bổ sung ưu tiên với đối tượng nạn nhân yếu thế

Các đại biểu Quốc hội Tổ 13 cơ bản nhất trí sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống mua bán người; đánh giá nội dung của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) cơ bản đã thể chế hóa đầy đủ, toàn diện, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực này, Hiến pháp năm 2013. 

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) đánh giá, dự thảo Luật đã cơ bản thể hiện khá đầy đủ 3 nhóm chính sách được Chính phủ đưa ra trong đề nghị xây dựng dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) gồm: hoàn thiện quy định về căn cứ xác định nạn nhân; quy định chế độ hỗ trợ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân; hoàn thiện quy định để nâng cao chế độ, chính sách hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân.

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người -1
Quang cảnh thảo luận Tổ 13. Ảnh: Lâm Hiển

"Việc sửa đổi toàn diện Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011 góp phần thực hiện tốt hơn trách nhiệm thành viên của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế". 

Nhấn mạnh điều này, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa cũng nêu rõ, các quy định của dự thảo Luật đã cơ bản tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Trong đó,thuật ngữ “mua bán người được thiết kế theo hướng liệt kê cụ thể các hành vi, thủ đoạn, mục đích của hành vi phạm tội; thuật ngữ “nạn nhân” đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng chặt chẽ hơn với việc xác định cơ quan có thẩm quyền, nội luật hóa cụ thể trên cơ sở các quy định tương tự trong các điều ước quốc tế. 

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người -0
Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Dự thảo Luật cũng xây dựng một loạt các điều khoản quy định về quyền của nạn nhân, về tiếp nhận, xác minh, xác định và bảo vệ nạn nhân, bảo vệ người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và người thân thích của họ (Điều 6, các điều tại Chương IV…). 

Theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, điều này cho thấy tính ưu việt so với Luật năm 2011 trong việc bảo vệ quyền con người, thực hiện một cách thiện chí các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, như: các cam kết từ Điều 6 đến Điều 13 của Nghị định thư về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, bổ sung Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia của Liên Hợp Quốc (sau đây gọi tắt là Nghị định thư); Chương 4 Công ước ASEAN về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (sau đây gọi tắt là Công ước ACTIP,…).

Tuy nhiên, để bảo đảm tính thống nhất của các quy định trong dự thảo Luật với hệ thống pháp luật (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Trẻ em, Bộ luật Lao động, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,…), tính tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, tham khảo Luật mẫu về phòng, chống mua bán người (bản mới nhất năm 2020) là văn bản khuyến nghị được xây dựng bởi Văn phòng Liên Hợp Quốc về chống ma túy và tội phạm (UNODC) nhằm giúp các quốc gia trong việc nghiên cứu xây dựng một đạo luật chuyên ngành riêng về phòng, chống mua bán người trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình mua bán người ở Việt Nam (địa bàn, đối tượng bị mua bán) chủ yếu diễn ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn về kinh tế - xã hội, cho nên về địa bàn, khoản 4 Điều 5 dự thảo Luật đã thiết kế quy định “Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.

Tuy vậy, theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, về đối tượng, nạn nhân bị mua bán đa dạng song tập trung khá nhiều vào đối tượng yếu thế (phụ nữ, trẻ em), do đó, đề nghị nghiên cứu, bổ sung sự ưu tiên nhất định đối với đối tượng nạn nhân yếu thế.

Hỗ trợ tín dụng - quy định cụ thể trong luật sẽ khó triển khai? 

Về quyền và nghĩa vụ của nạn nhân tại Điều 6, ĐBQH Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) đề nghị bổ sung thêm quyền "được hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm" để nạn nhân sau khi trở về có công việc tạo thu nhập, qua đó ổn định cuộc sống, không trở thành đối tượng bị mua bán người. 

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người -2
Đại biểu Quốc hội Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Theo quy định tại khoản 1, Điều 6, quyền của nạn nhân gồm có 8 quyền cụ thể, trong đó phân rõ giữa quyền lợi và nghĩa vụ của nạn nhân, tăng nhiều quyền so với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2012. 

"Tuy nhiên, trong thực tế, nạn nhân sau khi bị mua bán người trở về thường khó hòa nhập cộng đồng, không có được nguồn thu nhập ổn định nếu không có sự trợ giúp của gia đình, các cơ quan, đoàn thể địa phương", đại biểu Lê Thị Thanh Lam nhấn mạnh. 

Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Nhiều quy định ưu việt bảo vệ quyền con người -3
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển

Quan tâm đến các chính sách hỗ trợ nạn nhân mua bán người, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) dẫn quy định về hỗ trợ vay vốn tại Điều 43 và cho rằng, nếu quy định như dự thảo Luật thì có thể nạn nhân mua bán người sẽ không tiếp cận được chính sách này. 

Cụ thể, theo Điều 43, nạn nhân mua bán người khi trở về nơi cư trú có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì được xem xét cho vay tại Ngân hàng Chính sách Xã hội với các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. 

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt cho biết, quy định hiện hành về đối tượng vay ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội thì nạn nhân mua bán người không thuộc đối tượng cho vay. 

Như vậy, quy định như dự thảo Luật, khi nạn nhân trở về nơi cư trú nếu không thuộc các đối tượng được hỗ trợ vay vốn theo quy định của pháp luật thì sẽ không được xem xét cho vay, không tạo điều kiện cho nạn nhân bị mua bán trở về có công ăn việc làm ổn định, sớm tái hòa nhập cộng đồng. 

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt đề nghị, để bảo đảm tính khả thi, cần nghiên cứu bổ sung quy định về chính sách tín dụng riêng của Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ nạn nhân bịmua bán trở về địa phương. 

Thông tin thêm về vấn đề nêu trên, ĐBQH Nguyễn Anh Tuấn (Bắc Ninh) - Tổ trưởng Tổ 13 cho biết, các đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ tín dụng được đưa vào Quyết định đặc thù của Thủ tướng theo điều lệ hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay. 

"Rất nhiều đối tượng đặc thù, yếu thế đã được thực hiện tín dụng chính sách. Nếu quy định cụ thể trong Luật thì khó cho việc triển khai cụ thể vì liên quan đến nhiều vấn đề như: bù lãi suất, thời hạn vay, thời gian trả nợ, phương thức trả nợ...", đại biểu Nguyễn Anh Tuấn nói. 

Trước đó, trong báo cáo thẩm tra dự án Luật, Ủy ban Tư pháp cũng đề nghị bổ sung quy định chính sách tín dụng riêng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với nạn nhân bịmua bán trở về. 

Chính trị

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài 1: Đổi mới thể chế và tăng trưởng, phát triển

Lời Tòa soạn: Bài học lớn của công cuộc đổi mới gần 40 năm qua khẳng định, sau khi có đường lối đúng đắn, động lực căn bản quyết định thành công của mọi sự phát triển chính là con người và thể chế. Nói cách khác, để phát triển, trước hết và trung tâm chính là kiến tạo thể chế tương dung và phù hợp. Để góp phần làm rõ hơn vấn đề này, Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề: “Thể chế và phát triển”.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hoà
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chiều 19.9, tại tỉnh Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Biên Hòa.

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão
Theo dòng sự kiện

Việt Nam trân trọng sự hỗ trợ kịp thời của quốc tế trong khắc phục hậu quả bão

Chiều 19.9, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cộng đồng quốc tế và người Việt Nam ở nước ngoài có các hoạt động ủng hộ người dân vùng bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) ở Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế cũng như cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cho các nạn nhân của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua là vô cùng quý giá.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại TP. Biên Hoà, Đồng Nai

Tiếp tục chương trình khảo sát phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, sáng 19.9, tại Đồng Nai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND phường Thống Nhất, TP. Biên Hoà.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng phát biểu tại cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chiều 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Thủ Dầu Một, phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Đoàn ĐBQH Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị
Thời sự Quốc hội

Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 tại Armenia

Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) và Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Armenia, Đoàn Đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Phó Chủ tịch Thường trực Nhóm Đại biểu Quốc hội trẻ Khóa XV Đinh Công Sỹ làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 10 do Quốc hội Armenia và Liên minh nghị viện thế giới (IPU) phối hợp tổ chức tại Thủ đô Yerevan.

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia

Sáng 18.9, tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh cùng Thường trực Ủy ban đã làm việc với Đoàn Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia do Chủ nhiệm Ủy ban Tài khoản công Hạ viện Indonesia Wahyu Sanjaya làm Trưởng đoàn, đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng và An ninh khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore

Sáng 18.9, tại tỉnh Bình Dương, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã khảo sát tại Công ty liên doanh Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP), để phục vụ cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
Sự kiện nổi bật

Quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt, bảo đảm đạt và phấn đấu vượt các mục tiêu Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 18.9, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã khai mạc trọng thể Hội nghị lần thứ 10. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài phát biểu khai mạc Hội nghị.