Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo – Phú Quốc: Nhiều hộ dân chưa đồng thuận giao đất

Nhiều hộ dân ở trên khu đất Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo từ năm 2003 nhưng chưa kịp làm giấy tờ xác minh nguồn gốc, đến năm 2007, dự án chính thức triển khai, công tác thống kê, đền bù còn nhiều bất cập nên đến nay nhiều hộ dân chưa đồng thuận giao đất, mặc dù dự án kéo dài đã 21 năm. 

Cất nhà, sinh sống ổn định từ năm 2003

Ông Lê Văn Cảnh (48 tuổi) và ông Ngô Minh Phụng (43 tuổi cùng ngụ khu phố 7, phường Dương Đông, TP. Phú Quốc) vừa có đơn gửi đến Báo Đại biểu Nhân dân phản ánh về những khuất tất trong công tác xác minh nguồn gốc nhà, đất và thu hồi đất giao cho chủ đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo - Phường Dương Đông, TP. Phú Quốc.

Về nguồn gốc đất, ông Cảnh cho biết, năm 2003, gia đình ông ra Phú Quốc lập nghiệp và khai khẩn khoảng 200m2 đất hoang tại ấp Bà Kèo, nay là Tổ 5, khu phố 7, phường Dương Đông, huyện Phú Quốc (nay là TP. Phú Quốc), tỉnh Kiên Giang. Gia đình ông Cảnh làm nhà ở và được chính quyền địa phương đăng ký tạm trú, thường trú, cấp điện nước, cấp giấy phép kinh doanh liên tục cho đến nay.

Cưỡng chế nhiều nhà dân tại dự án biệt thự cao cấp Phú Quốc có hợp tình, đúng luật?
Đơn phản ánh của ông Ngô Minh Phụng và ông Lê Văn Cảnh gửi đến Báo Đại biểu Nhân dân

Đến năm 2007, UBND huyện Phú Quốc ban hành các quyết định thu hồi đất của 38 hộ dân để giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn đầu tư xây dựng Kiên Giang (CIC Group) thực hiện Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo, trong đó có nhà, đất ông Cảnh. Tuy nhiên, chính quyền địa phương không ban hành quyết định thu hồi đất và bồi thường cho gia đình ông Cảnh, do thời điểm này, gia đình ông Cảnh đóng cửa nhà về quê chữa bệnh cho cha mẹ.

Khi trở về Phú Quốc, gia đình ông Cảnh đã gửi nhiều đơn lên Tổ dân phố, Ban đền bù giải toả và chính quyền địa phương khiếu nại về việc đất nhà của ông bị vẽ nhầm (do ông không có mặt tại buổi đo vẽ, kiểm kê) và bồi thường cho người khác nhưng không được xem xét giải quyết.

Ông Cảnh cho biết: “Khi đó, người có đất giáp với đất gia đình tôi là ông Lâm Thành Phúc (đang chấp hành án tù vì tội mua bán ma tuý) uỷ quyền cho người khác và người này đã kê khai, nhận cả phần bồi thường chồng lên đất của gia đình tôi. Tôi yêu cầu địa phương kiểm tra lại việc này nhưng đến nay chưa được ngành chức năng Phú Quốc xem xét thấu đáo".

Cũng theo ông Cảnh, khi mọi việc chưa rõ ràng thì bất ngờ, khoảng tháng 8.2022, cán bộ địa chính phường đến đo đạc, nói là để lập phương án đền bù, nhưng sau đó lập biên bản hành chính, thông báo ông Cảnh báo chiếm đất, nhà dự án. Xong, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc ra quyết định xử phạt hành chính, quyết định cưỡng chế tháo dỡ nhà, trong khi TAND tỉnh Kiên Giang đang thụ lý vụ kiện này và Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc chưa giải quyết đơn khiếu nại lần đầu của ông.

Cưỡng chế nhiều nhà dân tại dự án biệt thự cao cấp Phú Quốc có hợp tình, đúng luật?
Ông Lê Văn Cảnh đứng bên căn nhà vừa bị lực lượng chức năng TP. Phú Quốc cưỡng chế tháo dỡ vào ngày 14.8

Tương tự là trường hợpông Ngô Minh Phụng, về nguồn gốc căn nhà và thửa đất rộng hơn 477m2 sắp bị cưỡng chế, ông Phụng cho biết, ông sang nhượng nhà và thửa đất từ ông Phạm Trung Đông (ngày 25.4.2015) và ông Lê Văn Mạnh, bà Lê Thị Thanh Thùy (ngày 16.7.2016). Chủ thửa đất cũ đã sinh sống trên thửa đất này rất lâu năm, nhiều người cao niên ở địa phương hầu như ai cũng biết.

Sau khi mua căn nhà và đất, gia đình ông Phụng sinh sống ốn định. Đến tháng  8.2022, Tổ kiểm tra địa chính phường Dương Đông đến đo đạc và lập biên bản vi phạm hành chính về đất đai, cho rằng, ông Phụng xây nhà chiếm đất của CIC Group. Sau đó, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc ra quyết định xử phạt hành chính, phạt 30 triệu đồng và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Bài 1: Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo, nhiều hộ dân chưa đồng thuận giao đất
Căn nhà vợ chồng ông Ngô Minh Phụng mua ở ổn định từ năm 2015 và cách xa khu đất mà lãnh đạo UBND TP. Phú Quốc viện dẫn

Ông Phụng chia sẻ: “Tôi không đồng tình với quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc, bởi vì gia đình tôi mua đất, mua nhà của người khác một cách minh bạch; gia đình tôi cư trú nhiều năm ổn định, chính quyền địa phương không có ý kiến gì; chủ cũ không bị lập biên bản xử phạt về hành vi bao chiếm đất hay xây nhà trái phép. Hơn nữa, căn nhà tồn tại nhiều năm, nay cán bộ đến lập biên bản, liệu có còn thời hiệu xử phạt?”.

Ông Phụng còn cho biết, mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã nhận đơn giải quyết khiếu nại của ông. Tuy nhiên, ông Phụng lo lắng không biết có giữ được căn nhà cho đến khi Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang xem xét giải quyết thấu đáo cho người dân hay không? Vì theo ông Phụng, cách đây vài ngày, 2 hộ dân đã có đơn thụ lý của TAND tỉnh Kiên Giang vẫn bị chính quyền địa phương cưỡng chế, tháo dỡ nhà giao đất cho CIC Group.

Lãnh đạo địa phương nói gì?

Đối với trường hợp ông Lê Văn Cảnh, sau khi đối thoại, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc cho rằng, ông Cảnh trình bày khai khẩn thửa đất hơn 178m2 từ năm 2003 nhưng ông Cảnh không có các giấy tờ chứng minh việc sử dụng đất hợp pháp theo quy định. Vì diện tích đất của ông Cảnh đang sử dụng là của CIC Group thực hiện dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo đã được UBND tỉnh Kiên Giang giao đất năm 2007. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc không thừa nhận nội dung khiếu nại của ông Lê Văn Cảnh về việc yêu cầu hủy quyết định xử phạt hành chính về hành vi bao chiếm đất dư án của CIC Group.

Còn trường hợp ông Phụng, khi có đơn khiếu nại quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc về hành vi bao chiếm đất của dự án CIC Group,  nhưng sau đó ông Phụng cũng bị bác khiếu nại.

Bài 1: Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo, nhiều hộ dân chưa đồng thuận giao đất
Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc đối với ông Ngô Minh Phụng

Theo quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc ngày 26.7.2024, cho rằng, đất và nhà của ông Phụng có nguồn gốc từ các thửa đất ông Lê Văn Sơn, bà Nguyễn Thị Duyên bị xử phạt hành chính từ năm 2002 (cả 2 hộ đều không được bồi thường theo phương án được phê duyệt theo Quyết định số 2708/QĐ-UBND ngày 25/12/2007 của UBND tỉnh); sau này là các hộ bà Trần Thị Thanh, bà Lê Thị Thùy Linh và bà Nguyễn Thị Mỹ Duyên. Đến tháng 12.2007, UBND huyện Phú Quốc ban hành các quyết định thu hồi đất và các hộ này và bà Thanh, bà Linh, bà Duyên đã nhận tiền bồi thường, cam kết di dời toàn bộ hoa màu, vật kiến trúc ra khỏi khu đất để giao đất thực hiện dự án.

Về nội dung nêu trên, ông Phụng lý giải: “Vị trí khu đất của các hộ ông Sơn, bà Duyên và sau này là các hộ bà Thanh, bà Thùy Linh, bà Mỹ Duyên cách vị trí căn nhà tôi đang sinh sống (đã bị Chủ tịch UBND TP. Phú Quốc xử phạt hành chính và sắp bị cưỡng chế, tháo dỡ) hàng trăm mét. Tại buổi đối thoại với ngành chức năng TP. Phú Quốc, tôi đã trình bày sự nhầm lẫn này nhưng không được lãnh đạo TP. Phú Quốc ghi nhận”.

Dự án khu biệt thư cao cấp hình thành thế nào?

Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo đã được UBND tỉnh Kiên Giang chấp thuận chủ trương cho CIC Group triển khai từ năm 2003 tại thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc (nay là khu phố 7, phường Dương Đông, TP Phú Quốc). Theo kế hoạch, nhà đầu tư được giao diện tích hơn 4,3ha, trong đó có hơn 1,2 ha đất do nhà nước quản lý; phần còn lại nhà nước thu hồi của dân.

Ngày 20.11.2007, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang ký quyết định số 2654 về việc phê duyệt phương án tổng thể bồi thường khu vực quy hoạch đầu tư xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo.

Cưỡng chế nhiều nhà dân tại dự án biệt thự cao cấp Phú Quốc có hợp tình, đúng luật?
Từ dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo nay tại khu đất rộng lớn này là dự án Khu căn hộ cao cấp Landmark Phú Quốc do Công ty TNHH Dương Đông Landmark làm chủ đầu tư

Trên cơ sở đó, ngày 21.12.2007, UBND huyện Phú Quốc (nay là TP. Phú Quốc) ban hành nhiều quyết định thu hồi đất đối với các hộ dân. Và CIC Group đã tạm ứng trên 15,3 tỷ đồng, bằng 100% số tiền bồi thường giải tỏa di dời 35 hộ dân.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, còn hàng chục hộ dân chưa đồng ý nhận tiền bồi thường. Trong đó, có hộ 2 hộ dân khởi kiện các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Phú Quốc và được các cấp tòa tuyên hủy quyết định thu hồi đất của UBND huyện Phú Quốc.

Địa phương

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.