Kiên Giang: Truy điệu, an táng 28 hài cốt liệt sĩ

28 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia vừa được đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang.

Kiên Giang: Truy điệu, an táng 28 hài cốt liệt sĩ
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình tiễn đưa hài cốt liệt sĩ về nơi an táng. (Ảnh: Phương Vũ).

Sáng 24.7, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hòn Đất, lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang long trọng tổ chức Lễ truy điệu, an táng 28 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia và hài cốt liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang Đỗ Thanh Bình, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh cùng đại diện các lãnh đạo sở, ngành tỉnh Kiên Giang cùng tham dự.

Bước vào lễ truy điệu, các đại biểu đã thành kính dành phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo lỗi lạc, trọn đời vì nước, vì dân đã từ trần hôm 19.7 vừa qua.

Kiên Giang: Truy điệu, an táng 28 hài cốt liệt sĩ
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thành kính dành phút mặc niệm tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Phương Vũ).

Phát biểu tại lễ truy điệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến các bậc anh hùng liệt sĩ, các thế hệ cha anh và chiến sĩ cách mạng đã hy sinh thân mình để giành giữ độc lập tự do cho Tổ quốc, đem lại tự do, dân chủ cho Nhân dân. Đồng thời chia sẻ nỗi đau mất mát không gì bù đắp được của gia đình, thân nhân các liệt sĩ.

Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang nhấn mạnh: "Đảng bộ, quân và dân Kiên Giang nguyện sẽ tiếp tục đoàn kết, nhất trí một lòng quyết tâm cao nhất, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội; giữ vững an ninh-quốc phòng; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh để xây dựng Kiên Giang ngày càng giàu đẹp và sẽ luôn không ngừng quan tâm chăm lo tốt hơn nữa cho các thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng để có được cuộc sống tốt hơn". 

Kiên Giang: Truy điệu, an táng 28 hài cốt liệt sĩ
Lễ an táng 28 hài cốt liệt sĩ về với đất mẹ Kiên Giang (Ảnh: Phương Vũ)

Thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở Campuchia và trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong năm 2023-2024, Đội K92, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang đã tìm kiếm, quy tập được 29 hài cốt liệt sĩ (27 hài cốt được quy tập ở Vương quốc Campuchia và 2 hài cốt liệt sĩ được quy tập trong địa bàn tỉnh).

Trong 29 hài cốt an táng lần này, có 1 hài cốt liệt sĩ đã tổ chức Lễ truy điệu, an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; 28 hài cốt liệt sĩ tổ chức Lễ truy điệu, an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hòn Đất.

Từ năm 2001, khi thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia đến nay, trên địa bàn 4 tỉnh Kampốt, Kép, Shihanouk, Koh Kong (Vương quốc Campuchia), tỉnh Kiên Giang đã tìm kiếm, quy tập được 2.132 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đưa về nước an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ trong tỉnh.

Kiên Giang: Truy điệu, an táng 28 hài cốt liệt sĩ
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Mai Văn Huỳnh tiễn đưa hài cốt Liệt sỹ về nơi an táng. (Ảnh: Phương Vũ).
Kiên Giang: Truy điệu, an táng 28 hài cốt liệt sĩ
Đại tá Nguyễn Văn Ngành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh tiễn đưa hài cốt liệt sĩ về nơi an táng. (Ảnh: Phương Vũ).
Kiên Giang: Truy điệu, an táng 28 hài cốt liệt sĩ
Gia đình liệt sĩ Trần Văn Oách xúc động ngày tiễn đưa hài cốt liệt sĩ về với đất mẹ. (Ảnh: Phương Vũ).
Kiên Giang: Truy điệu, an táng 28 hài cốt liệt sĩ
Nghi thức cải táng hài cốt liệt sĩ
Kiên Giang: Truy điệu, an táng 28 hài cốt liệt sĩ
Từ năm 2001 đến nay, lực lượng chức năng đã quy tập 2.132 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đưa về nước an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Phương Vũ).

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…