Hàng triệu lao động được giới thiệu việc làm trong năm 2023

Năm 2023, Cục Việc làm (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực thị trường lao động, việc làm, quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp, tạo động lực cho các năm tiếp theo để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

Nhiều kết quả đạt kế hoạch đặt ra

Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Lãnh đạo Bộ, cùng quyết tâm của công chức, viên chức, người lao động trong Cục và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, đơn vị, Cục Việc làm đã tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực thị trường lao động, việc làm, quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp, tạo động lực cho các năm tiếp theo để thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

Hàng triệu lao động được giới thiệu việc làm trong năm 2023 -0
Ông Tào Bằng Huy, Phó cục trưởng Cục Việc làm báo cáo tổng kết tại hội nghị. Ảnh: BN

Báo cáo tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiêm vụ năm 2024, Phó cục trưởng Cục Việc làm Tào Bằng Huy cho biết, năm 2023, thông qua Quỹ quốc gia về việc làm và các nguồn tín dụng ưu đãi khác đã hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 217.438 lao động.

Theo Tổng cục Thống kê năm 2023, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 52,4 triệu người, tăng 666,5 nghìn người so với năm trước, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,9%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với năm trước; lao động có việc làm đạt 51,3 triệu người, tăng 683,0 nghìn người; tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 2,55% đạt mục tiêu cả năm dưới 4%. Nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm vẫn cao hơn so với số lao động bị mất việc, thôi việc. Cùng với đó, số doanh nghiệp thành lập mới cao hơn so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, qua đó góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động.

Bên cạnh đó, năm 2023, số người đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) là 1.104.217 người, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, số người có quyết định hưởng TCTN là 1.068.477 người, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2022 Tổng số người được tư vấn, giới thiệu việc làm: 2.355.621 lượt người, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022 (2.225.758 lượt người).

Tiếp tục triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng.

Phó Cục trưởng Cục việc làm Tào Bằng Huy đánh giá, thị trường lao động vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: Thị trường lao động Việt Nam vẫn có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế; cơ chế kết nối cung - cầu và tự cân bằng của thị trường còn yếu. Chất lượng cung lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa đáp ứng cho cầu lao động của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

Nguồn lực đầu tư cho phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, dịch vụ việc làm mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Việc xây dựng và trình ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đôi khi chưa kịp thời; sự phối hợp giữa đường lối chỉ đạo của Trung ương và triển khai thực hiện chính sách của địa phương đôi khi chưa phát huy được hết hiệu quả của chính sách.

Hàng triệu lao động được giới thiệu việc làm trong năm 2023 -0
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh và Cục trưởng Cục Việc làm Vũ Trọng Bình đồng chủ trì hội nghị. Ảnh: BN

Nguồn kinh phí năm phê duyệt muộn, nhân sự giảm, khó được bổ sung, khối lượng nhiệm vụ ngày càng tăng cả thường xuyên và đột xuất nên một số hoạt động không được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng tiến độ như kế hoạch.

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh nhận định: Trong thời gian tới, nhiều khó khăn, thách thức sẽ cần đối mặt, thị trường lao động mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ, chất lượng lao động còn nhiều bất cập, hạn chế, nguồn lực đầu tư cho phát triển thị trường lao động còn chưa đáp ứng nhu cầu…

Do đó, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đề nghị, trong công tác xây dựng thể chế, Cục Việc làm cần phải năng động, sáng tạo, chủ động hơn, đảm bảo tính kịp thời và đầy đủ để bộ có những quyết sách đi vào cuộc sống nhanh nhất, hỗ trợ phát triển thị trường lao động hiệu quả nhất.

Đặc biệt, cục cần tập trung hơn nữa trong việc xây dựng dự án Luật Việc làm (sửa đổi), đảm bảo chất lượng, tiến độ thời gian, để Quốc hội xem xét, cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 8 vào tháng 10.2024.

Bên cạnh đó, Cục Việc làm cũng cần chủ động hơn trong việc phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành trong việc thực hiện kết nối cung - cầu lao động.

Thứ trưởng yêu cầu tăng cường hiệu quả triển khai các chính sách thị trường lao động, bảo hiểm thất nghiệp, việc làm, quản lý lao động, đặc biệt là lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

"Bên cạnh đó, Cục cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để chấn chỉnh và phát hiện những nội dung mới, làm cơ sở để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước và đặc biệt chú trọng củng cố kỷ cương, tính đoàn kết trong đơn vị, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài Bộ để triển khai công việc tốt hơn", ông Thanh khái quát.

Đời sống

Giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em
Xã hội

Thái Nguyên thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em

Sau 2 năm thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, các nội dung do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thái Nguyên triển khai đã mang lại nhiều kết quả tích cực cho cộng đồng, đặc biệt trong công tác truyền thông.

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá
Đời sống

Đẩy mạnh phòng, chống tác hại của thuốc lá

Thực hiện Kế hoạch số 80/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2024, Sở Y tế thành phố đã phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức các lớp tập huấn về Phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

Tín dụng chính sách lôi cuốn cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Đời sống

Bài 1: Khi có Đảng dẫn đường

Chỉ thị số 40/CT-TW (Chỉ thị 40) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách ra đời, đi vào cuộc sống đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo của nhiều vùng quê, trong đó có Thái Nguyên; tuy nhiên, cái được lớn nhất sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, đó chính là sự thay đổi về nhận thức trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy chính quyền và của toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội cho những người yếu thế...

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…