Đối thoại về thực hiện chính sách bảo hiểm với các doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản tại Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản (1973 - 2023), Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã tổ chức Hội nghị đối thoại về thực hiện chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Nhật Bản tại Việt Nam. Hội nghị thu hút sự tham gia của đại diện hơn 100 doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh, đầu tư tại khu vực phía Bắc.

Chăm lo quyền lợi người lao động

Hội nghị đối thoại về thực hiện chính sách BHXH, BHYT với doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam là cơ hội để các doanh nghiệp Nhật nắm rõ và hiểu hơn về hệ thống và quy định pháp luật về an sinh xã hội, BHXH, BHYT của Việt Nam. Qua đó, giúp xây dựng, củng cố niềm tin, sự an tâm của doanh nghiệp đối với thể chế, chính sách và quy định của pháp luật nói chung cũng như trong lĩnh vực BHXH, BHYT nói riêng. Đây cũng là dịp để nhà đầu tư Nhật Bản trình bày các ý kiến đóng góp giúp hoàn thiện cơ chế, chính sách về BHXH, tạo điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh, đầu tư lâu dài, bền vững, ổn định tại Việt Nam và bảo đảm quyền lợi của người lao động.

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, tính đến tháng 9.2023, BHXH Việt Nam đang phục vụ hơn 92 triệu người dân tham gia BHYT và 17,5 triệu người tham gia BHXH, chiếm gần 40% lực lượng lao động. Riêng khối doanh nghiệp Nhật Bản, hiện có hơn 2,1 nghìn doanh nghiệp với số lao động tham gia BHXH là 547.100 người, trong đó có 545.500 lao động Việt Nam và 1.600 lao động nước ngoài; số thu BHXH chiếm hơn 13% tổng thu của khối doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

Đối thoại về thực hiện chính sách bảo hiểm với các doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản tại Việt Nam -0
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: BH

Trong bối cảnh khó khăn do đại dịch và hậu đại dịch Covid 19, các doanh nghiệp FDI trong đó có các doanh nghiệp Nhật Bản đã có nhiều giải pháp để duy trì ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh, giữ chân người lao động; đóng góp quan trọng vào việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đa số các doanh nghiệp Nhật Bản đều chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Việt Nam, trong đó có chính sách pháp luật về BHXH, BHYT.

Với vai trò là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chính sách BHXH, BHYT, thời gian qua, BHXH Việt Nam đã chủ động triển khai các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động. Đáng chú ý như việc tham mưu trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ về BHXH, BHTN cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với 47,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,2% trên tổng các gói hỗ trợ Covid-19 của Chính phủ.

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam cũng không ngừng nỗ lực cải cách, đổi mới và phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững, hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, triển khai ứng dụng VssID - BHXH số với hơn 32 triệu người dùng hiện nay, tạo bước đột phá trong việc mang lại nhiều tiện ích giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí khi giao dịch với cơ quan BHXH.

Nhằm tiếp tục lan tỏa hiệu quả của ứng dụng VssID trong cộng đồng doanh nghiệp, tại Hội nghị này, BHXH Việt Nam ra mắt ứng dụng VssID phiên bản tiếng Nhật, giúp người lao động Nhật Bản thuận lợi hơn trong quá trình tham gia BHXH, BHYT.

Tăng cường gắn kết, hợp tác Việt Nam - Nhật Bản

Khẳng định mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Nhật Bản ngày càng gắn kết, thực chất và hiệu quả, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho biết, thời gian qua, cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản với khoảng 500.000 người, cùng cộng đồng khoảng 20.000 người Nhật Bản tại Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực và thiết thực cho sự phát triển của hai nước.

Cùng với sự phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Nhật Bản, hợp tác giữa BHXH Việt Nam và các đối tác Nhật Bản trong lĩnh vực an sinh xã hộinói chung, thực hiện hiệu quả chính sách BHXH, BHYT nói riêng đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đối thoại về thực hiện chính sách bảo hiểm với các doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản tại Việt Nam -0
Ra mắt ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số phiên bản tiếng Nhật. Ảnh: BH

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, 2 nước đang tiến hành các thủ tục trao đổi, cập nhật thông tin, lộ trình chuẩn bị cho việc đàm phán Hiệp định song phương về BHXH giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản. "Đây là một mốc mới trong quan hệ hợp tác về bảo đảm an sinh xã hội cho người dân 2 quốc gia" - Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh nhận định.

Trước những tiến triển tích cực trong quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio thông tin, số lượng công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đang tăng lên hàng năm. Năm 2023, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đã lên tới khoảng 2.000 công ty thành viên. Đây là Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại nước ngoài lớn nhất trong khối ASEAN và đứng thứ 2 trên thế giới.

Đối thoại về thực hiện chính sách bảo hiểm với các doanh nghiệp có vốn FDI Nhật Bản tại Việt Nam -0
Trao Bằng khen và Kỷ niệm chương cho các cá nhân, tổ chức Nhật Bản tại Việt Nam, doanh nghiệp FDI Nhật Bản. Ảnh: BH

Ông Yamada Takio cho rằng, cùng với sự gia tăng các hoạt động đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam, đòi hỏi các công ty Nhật Bản cần hiểu và thực hiện tốt các quy định, chính sách BHXH của Việt Nam để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động tại công ty mình. Vì vậy, Hội nghị này sẽ tạo cơ hội giúp các doanh nghiệp Nhật Bản nắm bắt thông tin và tìm hiểu sâu về chính sách BHXH, BHYT cho người lao động theo quy định của Việt Nam để triển khai thực hiện ngày càng tốt hơn.

Với các nội dung thuộc thẩm quyền của ngành, BHXH Việt Nam sẽ tiếp thu các ý kiến, tiếp tục hoàn thiện các quy trình thủ tục nội bộ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI trong quá trình tham gia BHXH, BHYT. Với các nội dung ngoài thẩm quyền của ngành, BHXH Việt Nam sẽ tổng hợp các ý kiến để gửi các cơ quan hữu quan của Chính phủ Việt Nam xem xét, giải quyết… nhằm thực hiện mục tiêu chung là bảo đảm quyền lợi BHXH, BHYT cho người lao động khối FDI tại Việt Nam theo quy định, góp phần thiết thực vào quá trình phát triển của các doanh nghiệp FDI và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tại Hội nghị, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh và đại diện lãnh đạo Bộ, ngành liên quan đã trao tặng Kỷ niệm chương "Vì sự nghiệp BHXH Việt Nam" cho các cá nhân thuộc cơ quan, tổ chức Nhật Bản tại Việt Nam có đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và phát triển ngành BHXH Việt Nam. Đồng thời, trao Bằng khen cho 20 doanh nghiệp FDI Nhật Bản tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT năm 2023.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.