Nui Phao Mining - Mẫu hình phục hồi kinh tế cho cư dân xứ Chè:

Bài 1: Đi trước dẫn đường

Sự cầu thị, nghiêm túc của chương trình phục hồi, phát triển kinh tế lại được thực hiện bởi tiềm lực “khủng” là yếu tố tiên quyết đưa Dự án khai thác và chế biến khoáng sản Núi Pháo (Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo - huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) trở thành hình mẫu tiêu biểu trong khai thác và chế biến khoáng sản tại Việt Nam.

Điểm chung về những khó khăn mà các Dự án mang đến cho người dân vùng bị ảnh hưởng được ghi nhận từ việc nhiều chủ đầu tư thường nhanh chóng thu hồi đất đai, nhanh chóng triển khai công tác bồi thường - giải phóng mặt bằng (GPMB), xác lập ranh giới tách biệt để tổ chức sản xuất. Người dân mất tư liệu, mất việc làm, sống vất vưởng ngay bên cạnh nhà máy công nghiệp.

Ở Núi Pháo, lợi ích của Công ty gắn với lợi ích của người dân, của cộng đồng. Công ty có chính sách ưu tiên tuyển dụng cho người bị ảnh hưởng như là một phần trong chiến lược đảm bảo sinh kế. Bởi vậy mà ở Công ty có trình độ khai thác, chế biến khoáng sản Quốc tế như Núi Pháo nhưng luôn có tới trên 60% nhân lực là người dân địa phương.

Những người nông dân lam lũ với ruộng đồng trước đây giờ trở thành công nhân của đại công trường Núi Pháo. Thế hệ con em của người dân bị ảnh hưởng được tuyển dụng, đào tạo đã định hình được những vị trí cốt yếu trong doanh nghiệp. Chính vì vậy nên khi thực hiện cam kết của mình, những cán bộ mang sắc phục cam của Dự án luôn cận kề với dân, tìm hiểu, khảo sát và xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất cho người dân vùng bị ảnh hưởng.

Khẳng định giá trị, hiệu quả của sự hỗ trợ phục hồi kinh tế, Công ty đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tư vấn về việc làm, về cách sử dụng tiền đền bù đúng mục đích tại các xã trọng điểm vùng Dự án để nâng cao nhận thức cho người dân, cung cấp thông tin nhiều chiều và góp phần định hướng cho người dân biết mình cần phải làm gì để tránh những rủi ro khi sử dụng đồng vốn; chọn việc làm phù hợp với điều kiện, khả năng của bản thân và gia đình khi ruộng đất không còn.

Với khoảng 20 mô hình phục hồi kinh tế, người dân có thể chọn lựa và tham gia vào mô hình phù hợp như chăn nuôi nhím, lợn rừng, gà, bò, nhím, ong…; trồng nấm, su su, làm chè VietGap, chè hữu cơ, rau an toàn. Tính đến hết năm 2022, Công ty đã chi gần 4.000 suất phục hồi kinh tế, với số tiền là 23,209 tỷ đồng thông qua các chương trình đào tạo.

Bài 1. Đi trước dẫn đường -0
Không chỉ hỗ trợ hình thành các mô hình phục hồi kinh tế hiệu quả, Công ty Núi Pháo còn hỗ trợ người dân trong cả quá trình, tạo sự phát triển ổn định, bền vững

Những mô hình phục hồi kinh tế được xây dựng trên cơ sở bàn bạc, thống nhất giữa chuyên gia và cư dân bản địa (có cả những người đang làm việc tại Núi Pháo) đã ra đời và phát triển ổn định, bền vững.

Bà Đào Thị Thức (Giám đốc HTX chè Nhật Thức, xóm Khuôn 2, xã Phục Linh, huyện Đại Từ) cho biết: Chương trình phục hồi kinh tế của Núi Pháo đưa người dân có cơ hội đầu tiên là tiếp cận với thông tin mới về sản xuất. Tiếp đó là tiếp cận với các chuyên gia cũng như cơ quan quản lý Nhà nước trong từng lĩnh vực. Giá trị hỗ trợ để triển khai các mô hình phục hồi kinh tế mới chỉ thể hiện trách nhiệm mà doanh nghiệp cần phải thực hiện.

Người Núi Pháo từ lãnh đạo tới công nhân và đặc biệt là đội ngũ cán bộ cộng đồng với một tổ chuyên gia về phục hồi kinh tế còn thể hiện được lòng biết ơn, sự tri ân đối với cư dân địa phương đã tạo điều kiện cho Dự án hoạt động. Vì thế, họ trăn trở với mỗi mô hình kinh tế. Trên những nương chè, ruộng lúa, ở trong những chuồng trại chăn nuôi luôn thấp thoáng hình ảnh của cán bộ Núi Pháo cùng bà con thăm, kiểm tra cây cối, ruộng đồng, đánh giá sự sinh trởng, phát triển của đàn vật nuôi…

Đối với HTX chè Nhật Thức, lợi ích to lớn mà HTX nhận được đó chính là việc hình thành được cơ số các thành viên có nguyện vọng, có thông tin, có kỹ năng thực hành nông nghiệp tốt để dựng xây thương hiệu mạnh. Từ chỗ rón rén bước vào làm chè VietGap, đến nay, tổ hợp tác sản xuất chè hữu cơ do chị Thức làm tổ trưởng đã đưa sản phẩm chè Phục Linh song hành cũng các sản phẩm chè đặc biệt của chè Thái Nguyên. Chè Nhật Thức đã có 2 sản phẩm được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao, 1 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao và 2 sản phẩm được chứng nhận đạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.

Bài 1. Đi trước dẫn đường -0

Ông Nguyễn Văn Thường (Tổ trưởng tổ hợp tác nuôi ong mật, xã Tân Linh, huyện Đại Từ) chia sẻ: Người dân nuôi ong rải rác cả xã, cả huyện. Mà mục tiêu chỉ là tận dụng, làm thêm để tạo ra sản phẩm đủ dùng cho nông hộ. Công ty Núi Pháo đã nhìn thấy tiềm năng, cơ hội để sản phẩm mật ong của địa phương trở thành sản phẩm hàng hóa.

Người của Núi Pháo đã đề nghị lãnh đạo địa phương gom những hộ dân có số lượng thùng ong đủ lớn để thành lập tổ hợp tác. Kiến thức chăn nuôi được trang bị mới, tập huấn lại. Tư liệu được bổ sung, kỹ thuật được truyền dạy. Rất nhanh, sản phẩm mật ong Tân Linh đã được bán ra thị trường. 16 hộ thành viên của tổ hợp tác trước đây vốn chỉ có mật ong đủ dùng thì nay đã có nguồn thu từ hàng chục đến vài trăm triệu mỗi năm. Ông Thường phấn khởi triết lý, kể cũng lạ, người Núi Pháo đã đi trước dẫn đường, cán bộ làm mỏ lại giúp nông dân cấy rau, trồng chè, chăn nuôi. Thế mà mô hình nào cũng thành công cả.

Xã hội

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng
Môi trường

Huyện A Lưới, TP. Huế: Quản lý rác thải nhựa hiệu quả nhờ phát huy vai trò cộng đồng

Với sự vào cuộc đồng bộ của chính quyền địa phương cùng sự tham gia của cộng đồng, huyện A Lưới, TP. Huế đã cải thiện hệ thống quản lý rác thải với 150 thùng rác phục vụ phân loại tại các điểm công cộng và cơ quan, xây dựng hai trạm tập kết rác thải, qua đó đóng góp hiệu quả vào công tác quản lý rác thải nhựa trên địa bàn.

Tác phẩm "giữ gìn thành phố sạch đẹp" (tranh sơn dầu) của Trần Năm. Ảnh: Quang Phương chụp lại
Xã hội

Tái hiện hình ảnh TP. Hồ Chí Minh 50 năm thống nhất, xây dựng và phát triển qua tranh

Các họa sĩ, nhà điêu khắc đã phát họa lịch sử 50 năm thống nhất xây dựng và phát triển TP. Hồ Chí Minh qua những tác phẩm tranh vẽ, tượng, tác phẩm điêu khắc... với nhiều nội dung về lịch sử đấu tranh giải phóng miền Nam, cuộc sống thời bình cũng nhưng những thành tựu về khoa học công nghệ; đổi mới sáng tạo của thành phố.

Lễ chào cờ trên đảo Trường Sa Lớn.
Xã hội

50 năm Giải phóng Trường Sa - Thành trì bất khuất giữa biển Đông

Cùng với 5 cánh quân trên bộ thần tốc tiến về Sài Gòn thì một cánh quân âm thầm vượt biển giải phóng các quần đảo ở Trường Sa. Ngày lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca... cũng là ngày đất nước thống nhất, giang sơn, biển trời thu về một mối. 50 năm trôi qua, không khí oai hùng của những ngày tháng 4 lịch sử dội về trên những con sóng, vỗ về bờ cõi phía Đông của tổ quốc. Nối tiếp thế hệ cha anh, những người lính Trường Sa hôm nay vẫn kiên cường bám đảo, giữ vững từng tấc đất, biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Họ như những cây phong ba vững vàng trước sóng, gió, bão bùng.

Động thổ hạng mục đầu tiên trong dự án thành phần 4 Cảng Hàng không quốc tế Long Thành
Giao thông

Động thổ hạng mục đầu tiên trong dự án thành phần 4 Cảng Hàng không quốc tế Long Thành

Chiều 17.4, Cục Hàng không Việt Nam và Công ty cổ phần Dịch vụ suất ăn hàng không Việt Nam tổ chức động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không số 2 tại Cảng Hàng không quốc tế Long Thành. Đây là hạng mục đầu tiên trong 4 hạng mục thuộc dự án thành phần 4 Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
Đời sống

Tuổi trẻ Công an Đắk Nông chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", tuổi trẻ Công an tỉnh Đắk Nông đã không quản ngại nắng, mưa tích cực phối hợp chính quyền địa phương hỗ trợ ngày công, đồng hành cùng người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà, góp phần chung tay cùng cả nước thực hiện hiệu quả chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới
Xã hội

Phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, thanh niên cả nước đã tổ chức tập huấn về nông thôn mới cho gần 60 nghìn lượt cán bộ Đoàn và bạn trẻ; trồng mới hơn 82 triệu cây xanh, sửa chữa hơn 80.000km đường giao thông nông thôn, triển khai gần 9.000km tuyến “thắp sáng đường quê”, xây mới gần 1.500 cầu; hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật hơn 6.200 mô hình kinh tế cho thanh niên...

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp
Đời sống

Hà Tĩnh: Thực hiện tốt công tác giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp

Thông tin từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh cho biết, nhờ thực hiện tốt công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp nên đã góp phần duy trì việc làm, ổn định sản xuất, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Chuẩn bị khánh thành cụm công trình đầu mối tại dự án hồ Krông Pách Thượng
Địa phương

Chuẩn bị khánh thành cụm công trình đầu mối tại dự án hồ Krông Pách Thượng

Ngày 17.4, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức cuộc họp để nghe các đơn vị, địa phương báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức kết nối trực tuyến lễ khánh thành cụm công trình đầu mối dự án hồ chứa nước Krông Pách Thượng giai đoạn 1, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"
Xã hội

Tuổi trẻ Thái Bình với phong trào "Bình dân học vụ số"

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên trong thực hiện mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, thời gian qua, tuổi trẻ tỉnh Thái Bình đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả như: ra mắt, tập huấn cho 686 đội hình thanh niên xung kích “Bình dân học vụ số” để hỗ trợ người dân tiếp cận, tận dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số...

Dấu ấn người chỉ huy xe tăng trong chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột
Quốc phòng - An ninh

Dấu ấn người chỉ huy xe tăng trong chiến dịch giải phóng Buôn Ma Thuột

50 năm sau đại thắng mùa Xuân 1975, Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Đoàn Sinh Hưởng vẫn không quên những ngày lửa đạn, những khoảnh khắc sinh tử giữa rừng núi Tây Nguyên. Trận Buôn Ma Thuột - trận đánh mở màn chiến dịch Tây Nguyên là mốc son không phai trong đời binh nghiệp của ông.