Khởi động giai đoạn VII Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản

Chiều 31.7, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Ủy ban Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (thuộc Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản - Keidanren) tổ chức cuộc họp cấp cao Ủy ban hỗn hợp để khởi động giai đoạn VII Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản.

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản được khởi xướng từ tháng 4.2003, là sự hợp tác đặc biệt giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Qua hơn 15 năm, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đã được thực hiện 6 giai đoạn, với tổng số 473 tiểu hạng mục trong Kế hoạch hành động. Tại cuộc họp cấp cao Đánh giá cuối kỳ Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VI vào ngày 7.12.2017, hai bên đã thống nhất tiếp tục triển khai giai đoạn VII Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản. 

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, sau quá trình làm việc tích cực trên tinh thần hợp tác, Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất nội dung Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII bao gồm một số vấn đề tồn tại của giai đoạn VI và một số nội dung mới phía Nhật Bản quan tâm và mong muốn trao đổi với các bộ, ngành Việt Nam. Việc hoàn thành xây dựng bản Kế hoạch hành động đánh giá sự khởi động tốt đẹp của Giai đoạn VII Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản. 

Kế hoạch hành động giai đoạn VII gồm 10 nhóm vấn đề, trong đó 9 nhóm vấn đề đã được thống nhất với dự kiến. 65 tiểu hạng mục do phía Nhật Bản đề xuất liên quan đến: Những quy định về đầu tư vào Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật đất đai và các luật khác liên quan đến đầu tư kinh doanh; Thúc đẩy công khai thông tin như án lệ, minh bạch hóa chức năng toàn án; Các vấn đề về Luật đất đai và đăng ký bất động sản, công khai thông tin liên quan; Cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách thị trường chứng khoán...

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kunio cho rằng, những nội dung trong Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn VII là những chủ đề thể hiện đầy đủ của sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Điều này nhằm mục đích phát triển hơn nữa về mặt chất của đời sống nhân dân cũng như nâng cao tính cạnh tranh quốc tế; đặc biệt thông qua tăng cường về chất, chứ không phải về lượng của đầu tư. Ngài Đại sứ kỳ vọng rằng, sáng kiến này sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam đang ở mức độ thấp trong khối ASEAN, để Việt Nam phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh quốc tế cao, Việt Nam cần có giải pháp nâng cao năng suất lao động. 

Tại phiên họp, hai bên cũng thống nhất thời gian triển khai giai đoạn VII Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản là 17 tháng, từ tháng 8.2018 đến cuối năm 2019. 

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…