Sơn La

Đổi mới tư duy để thoát nghèo

Những năm gần đây, các mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả đã giúp sản xuất nông nghiệp có điều kiện phát triển, mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số tại Sơn La. Những mô hình này đã làm thay đổi cuộc sống của bà con nơi đây, giúp họ vươn lên làm chủ cuộc sống... 

Hình thành nhiều hợp tác xã nông nghiệp

Chị Trần Thị Hồng (50 tuổi), Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Suối Bàng chia sẻ, mười năm trước, người dân huyện Mộc Châu chủ yếu trồng ngô và dong riềng theo kỹ thuật truyền thống. Qua thời gian, chất lượng đất và cây trồng đều đã giảm sút nên năng suất không cao.

Trồng cây ăn quả theo phương pháp hữu cơ giúp đời sống người dân tộc thiểu số ở Sơn La thay đổi từng ngày. nguồn: internet)
Trồng cây ăn quả theo phương pháp hữu cơ giúp đời sống người dân tộc thiểu số Sơn La thay đổi từng ngày. Nguồn: internet

Nhận thấy huyện Mộc Châu rất thích hợp để trồng cây ăn quả, do có nhiều mạch nước đầu nguồn trong lành và dồi dào, chị Hồng cùng với chồng - một cán bộ khuyến nông và 3 thành viên khác đã sáng lập hợp tác xã nông nghiệp Suối Bàng, tích cực bón phân làm đất và trồng thử nghiệm 10 ha cam, nhãn, xoài, bưởi tại các bản Ấm, Pưa Lai và Sôi.

Kể từ khi thành lập từ năm 2016, đến nay, hợp tác xã đã có 20 hộ tham gia đóng góp công sức, đất đai để canh tác tổng cộng 30 ha cây ăn quả; bảo đảm các kỹ thuật cập nhật cho các thành viên và bao tiêu sản phẩm. Số lượng lên đến 30 tấn cam và 10 tấn nhãn mỗi năm.

Cũng theo chị Hồng, lãi suất và thu nhập của hợp tác xã liên tục tăng theo từng năm, năm 2020, hợp tác xã đạt thu nhập 1,8 tỷ đồng và năm 2021 đạt 2,3 tỷ đồng. Năm nay, hợp tác xã đã thu nhập 3 tỷ đồng (tính đến hết tháng 10), với thu nhập phụ là từ chế biến trái cây sấy khô. Cũng theo chị Hồng, có nhiều hộ thành viên khi bắt đầu tham gia hợp tác xã vào năm 2020 vẫn chỉ là hộ nghèo và cận nghèo những nay đã có thu nhập từ 25 - 30 triệu/ tháng.

Điều đó cũng tương tự với Hợp tác xã Cà phê Bích Thao Xã Hua La của ông Nguyễn Xuân Thao tại TP. Sơn La. Ông Thao chia sẻ, trước đây, đời sống người dân trong vùng vô cùng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, cuộc sống chỉ quanh quẩn với cây ngô, củ sắn mà luôn trong tình trạng thiếu ăn. Từ khi cây cà phê "bén duyên" với mảnh đất này, mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với những cây trồng kém hiệu quả trước đây, người dân cũng bắt đầu mơ về sự đổi đời với cuộc sống đủ đầy hơn.

Nhờ sản xuất hiệu quả, doanh thu của hợp tác xã ngày một tăng, tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động với thu nhập bình quân 5 - 7 triệu đồng/người/tháng. Từ “sứ mệnh” xóa đói giảm nghèo, cây cà phê giờ đã trở thành cây công nghiệp chủ lực của tỉnh Sơn La. Nhiều sản phẩm cà phê đặc sản, cà phê chất lượng cao từng bước chinh phục các thị trường khó tính, góp phần khẳng định hình ảnh, thương hiệu cà phê Việt Nam. 

Kinh doanh gắn với phát triển kỹ năng

Theo giám đốc các hợp tác xã, một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên sức bật cho hợp tác xã và các hộ thành viên là những kỹ năng mà họ được học từ các khóa tập huấn, dạy nghề ngắn hạn mà Liên minh Hợp tác xã, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh tổ chức.

Theo Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sơn La, các trường đào tạo nghề đã phối hợp với doanh nghiệp đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động; tổ chức thực tập nghề nghiệp ngay tại các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, triển khai các hoạt động theo Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo chương trình của Ban Dân tộc tỉnh. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân liên kết thành lập mới hợp tác xã, hoặc chuyển đổi hoạt động mô hình hợp tác xã kiểu mới theo Luật Hợp tác xã, gắn với bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã.

Bên cạnh đó, các ngành, các cơ quan chức năng trong tỉnh đã hỗ trợ các hợp tác xã xây dựng, phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, nhân rộng các mô hình cây ăn quả chất lượng cao, rau sạch, dịch vụ du lịch cộng đồng và tín dụng. Tập trung sản xuất theo hướng bảo đảm an toàn, nông sản sạch, sản xuất hướng hữu cơ, quy trình VietGAP, GlobalGAP...

Từ phía các hợp tác xã, còn phát huy vai trò trợ giúp kinh tế hộ gia đình phát triển, trợ giúp chính quyền cơ sở hướng dẫn nông dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, mở mang ngành nghề, đẩy mạnh liên kết sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển.

Qua đó, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, với doanh thu bình quân đạt 2 tỷ đồng/hợp tác xã/năm, thu nhập bình quân đạt 4 triệu đồng/thành viên/tháng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội và giảm nghèo bền vững ở địa phương. Ngoài ra, các hợp tác xã còn tạo việc làm thường xuyên cho 9.935 lao động. Trong đó, 7.600 lao động làm việc trong các hợp tác xã hoạt động lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; 1.422 lao động làm việc tại các hợp tác xã thương mại, dịch vụ du lịch, quản lý chợ; còn lại là làm việc tại các hợp tác xã công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, điện nước; vận tải.

Địa phương

 Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng
An ninh cơ sở

Đảm bảo an ninh, an toàn cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối chuỗi hoạt động Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Lâm Đồng (3.4.1975 - 3.4.2025), Ban Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với công an địa phương triển khai đồng bộ các phương án, kế hoạch đã được duyệt.

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng
Địa phương

Hà Nội: Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ cháy rừng gia tăng, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1176/UBND-NNMT về việc thực hiện Công điện số 25/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn.

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai
Địa phương

TP. Hồ Chí Minh: Cần xem xét đền bù thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án mở rộng đường Lã Xuân Oai

Một hộ dân tại phường Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh bị thu hồi hơn 301m2 đất để thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng đường Lã Xuân Oai nhưng chỉ được đền bù hơn 1,7 tỷ đồng. Chủ đất cho rằng việc đền bù chưa thoả đáng nên khởi kiện các quyết định hành chính ra toà..

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án
Hoạt động chính quyền

Hòa Bình giám sát chặt tiến độ thực hiện các dự án

Với quyết tâm sẽ khởi công 11 dự án trong năm 2025, tỉnh Hòa Bình đang tích cực tháo gỡ vướng mắc cho các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm, dự án chậm tiến độ gây lãng phí. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát và đánh giá tiến độ thực hiện các dự án. Những nỗ lực này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp Hòa Bình hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt trên 10%.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà thăm, tặng quà người có công

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (2.4.1975 - 2.4.2025) và 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hoà Lê Hữu Hoàng đã đến thăm, tặng quà cho các gia đình người có công trên địa bàn huyện Cam Lâm.