Độc đáo tục cưới của người Sán Dìu

Dân tộc Sán Dìu còn có tên gọi Sán Déo, Trại, Trại Đất, Mán quần cộc, San Déo Nhín, sinh sống trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc như Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh... Đáng chú ý, nghi thức cưới của dân tộc Sán Dìu rất độc đáo và giàu bản sắc.

Theo nghệ nhân Trần Thị Nam (xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc), người Sán Dìu thường tổ chức lễ cưới vào tháng 10 âm lịch với những nghi thức, tục lệ mang đặc trưng sắc thái văn hóa cộng đồng sâu sắc. Với chế độ hôn nhân một vợ một chồng, người Sán Dìu rất tin tưởng vào tuổi nên trước khi cưới phải nhờ ông, bà mối (moi nhin) so ngày tháng năm sinh xem có hợp nhau thì mới nên duyên vợ chồng. Các nghi thức vì thế rất cầu kỳ và phải qua nhiều bước.

Trước tiên nhà trai cử ông mối xin lá số (mun nghen dang) là ngày tháng năm sinh của cô gái. Nếu hợp nhau, ông mối và bạn bè sẽ đưa chàng trai mang trầu, rượu... đến để nhà gái xem mặt chàng rể tương lai, rồi mới tiến hành bước thứ ba là lễ ăn hỏi (hỵ mun ngen cạ). Khi hai nhà đã nhất trí về lễ vật thách cưới, nhà trai nhờ ông mối mang tiền, hoa tai, trầu rượu... đến nhà gái và đặt lên bàn thờ, thắp hương để thông báo về việc nhà trai sắm sửa lễ sang bạc (hỵ cộ nghen).

Khoảng hai tháng sau lễ sang bạc, nhà trai chọn ngày tốt để tổ chức lễ gánh gà (tam cay háo nhít), với đoàn gồm ông mối, quan lang trưởng, hai người gánh gà, một người gánh cau, quan lang út đeo túi cho ông mối. Lễ vật là số gà, cau quả, gạo nếp, rượu nhà gái thách cưới và 20 - 25 đồng bạc trắng theo phong tục xưa, song đến nay đã được thay đổi cho phù hợp... Trong buổi lễ này, hai bên quyết định chi tiết mọi vấn đề liên quan đến lễ cưới.

Nghi thức cưới của người Sán Dìu, Vĩnh Phúc -0
Nghệ nhân Trần Thị Nam, Phó Ban liên lạc cộng đồng Sán Dìu 7 tỉnh Tây Bắc giới thiệu về chíu sềnh - vật dẫn cưới của cô dâu khi về nhà chồng - Ảnh: HS

Trước ngày cưới 1 tháng sẽ có lễ nộp cheo, nhà trai đem lễ vật gồm tiền mặt, hai đôi gà trống thiến, vài chục quả cau tươi, 5 - 10 lít rượu để làng cúng, số lễ vật đó mời dân làng ăn làm chứng.

Cuối cùng là lễ cưới chính thức (sênh ca chiu), đúng ngày đã định, nhà trai đem lễ vật đã thỏa thuận đón dâu. Khi đoàn đón dâu tới ngõ, nhà gái dùng một sợi dây ngăn qua đường trước cổng vào nhà và hát đố nhà trai, nhà trai đối được thì được mời vào nhà, nếu không, phải “nộp phạt” mới được nhà gái bỏ dây.

Vào nhà, nhà gái nhận tiền của nhà trai và mời đoàn nhà trai ăn cỗ, ăn cỗ xong làm lễ “Khai hoa tiêu”. Đây là nghi thức không thể thiếu trong ngày cưới của người Sán Dìu. Sau đó, trai gái hai họ vui hát suốt đêm, những người của nhà trai ngủ lại ở nhà gái.

Ngày hôm sau, trước khi đến giờ về nhà chồng, cô dâu lạy tổ tiên, ông bà, cha mẹ, chú bác mỗi người hai lạy. Cô dâu được anh trai hoặc anh họ cõng qua giọt gianh để tỏ lòng lưu luyến nhớ lại lúc bé ôm ẵm nhau. Từ đó, cô dâu được phủ lên đầu hai khăn màu đỏ, đến cổng nhà chồng, phải đợi xẩm tối chờ nhà trai đem trầu nước ra đón mới được vào nhà.

Ý nghĩa đạo lý, nhân văn qua tục cưới của người Sán Dìu, Vĩnh Phúc -0
Trang phục cưới của người Sán Dìu tại Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam khu vực phía Bắc lần thứ nhất, năm 2022 - Ảnh: Thanh Hà

Vào nhà, cô dâu được đưa thẳng đến buồng riêng có chú rể chờ sẵn. Một phụ nữ đã có con, không có tang, đủ trai gái hai bề, đạo đức tốt, trải chiếu cho họ. Nhà trai tổ chức cơm rượu và nam nữ hai họ lại hát suốt đêm. Đến tối cô dâu bưng nước ấm cho những người bề trên bên chồng rửa mặt, những người được mời rửa đều tặng quà hoặc tiền cho cô dâu. Sáng hôm sau cô dâu chào họ hàng nhà trai dưới sự hướng dẫn chỉ bảo của một người đại diện nhà gái giới thiệu.

Lễ lại mặt (thạp chạp ki oóc éêc), được tiến hành vào ngày thứ tư sau khi làm lễ cưới chính thức, được làm tại nhà gái. Bên nhà trai có bố, mẹ, chồng, cô, dì, chú, bác đều sang và mang theo lễ gồm: nửa con lợn, gà, gạo nếp, rượu. Nhà gái nhận lễ và cúng gia tiên, từ đây cô dâu về ở hẳn nhà chồng.

Nghệ nhân Trần Thị Nam cho biết: “Lễ cưới của dân tộc Sán Dìu tại một số địa phương có một số điểm khác biệt, nhưng về cơ bản mỗi nghi lễ đều ẩn chứa ý nghĩa đạo lý, nhân văn. Đáng tiếc là những đêm hát soọng cô giữa trai gái hai họ trong đám cưới trước đây dần bị mai một và thay thế dần bằng những bài hát mới. Vì vậy, chúng tôi đang tích cực mở các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ, hát soọng cô để lưu giữ giá trị văn hóa của dân tộc mình cho thế hệ mai sau”.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.