Bắc Ninh: Nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển

Nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và tăng sức cạnh tranh cho các ngành công nghiệp chủ lực, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là ưu thế hội tụ của các doanh nghiệp lớn. 

Khoảng 500 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng

Theo Sở Công Thương Bắc Ninh, từ năm 2015 đến nay, ngành công nghiệp hỗ trợ đã và đang từng bước phát triển, đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chủ lực theo hướng hiện đại và bền vững, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đóng góp vào tăng trưởng giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Đồng thời, góp phần hình thành mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển -0
Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 500 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng. Nguồn: ITN 

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có khoảng 500 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng, chiếm 10,1% số doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; chủ yếu tập trung phục vụ các lĩnh vực chính gồm: Lắp ráp sản phẩm điện tử, cơ khí, thực phẩm, đồ uống công nghệ cao.

Cùng với đó, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, thu hút đầu tư từ mọi thành phần kinh tế vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Qua đó, thiết lập mạng lưới liên kết chuỗi cung ứng trong tỉnh, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với doanh nghiệp lắp ráp… thúc đẩy liên kết với các tỉnh có lợi thế phát triển công nghiệp.

Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ vẫn bộc lộ nhiều tồn tại như sản phẩm còn đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Hỗ trợ liên kết các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị

Xác định tầm quan trọng của ngành công nghiệp hỗ trợ trong việc thúc đẩy phát triển bền vững và tăng sức cạnh tranh cho các ngành công nghiệp chủ lực, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là ưu thế hội tụ của các doanh nghiệp lớn về công nghệ như Samsung, Canon, Foxconn, Amkor, Foster, Goertek…

Cụ thể như phê duyệt các Quy hoạch, Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ với những mục tiêu cụ thể, chú trọng vào 3 ngành chính là điện - điện tử; cơ khí chế tạo và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm công nghệ cao. Đồng thời, định hướng thành lập, chuyển một số cụm công nghiệp thành cụm công nghiệp hỗ trợ; xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành trọng điểm trên và phát triển hạ tầng cụm công nghiệp hỗ trợ.

Từ năm 2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định 229/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó có đề ra định hướng phát triển: “Xây dựng cơ chế hỗ trợ liên kết các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước tham gia từng bước vào chuỗi giá trị, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận kỹ thuật, công nghệ theo các hình thức thuê, mua, nhận chuyển giao từng phần từ các nhà đầu tư nước ngoài”.

Tại Quyết định số 295/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh cũng đưa ra định hướng “Tập trung phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ có nhu cầu và lợi thế phát triển, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ của tỉnh Bắc Ninh gồm: sản xuất, lắp ráp sản phẩm linh kiện điện tử, cơ khí chính xác, công nghiệp hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao, chế biến thực phẩm - đồ uống.”

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trên cơ sở định hướng phát triển, năm 2024, tỉnh chỉ đạo ngành chức năng xây dựng Đề án "Hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ áp dụng công cụ cải tiến liên tục (Kaizen) trong sản xuất".

Theo đó, Kaizen là công cụ trong quản lý được áp dụng nhằm thúc đẩy hoạt động cải tiến liên tục với sự tham gia của mọi người, nhằm cải thiện không ngừng môi trường làm việc, hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp tham gia Đề án thuộc danh mục sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo quy định của Chính phủ và phù hợp với Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 31.8.2021 của UBND tỉnh phê duyệt "Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 -  2025".

Với chương trình này, có 6 doanh nghiệp được hỗ trợ; các doanh nghiệp sẽ được chuyên gia đến từ Nhật Bản tư vấn, hỗ trợ để tuân theo các phương pháp cốt lõi trong Kaizen: đào tạo đa kỹ năng; khuyến khích và tạo ra động cơ làm việc; xây dựng tinh thần trách nhiệm trong công việc; phân quyền cụ thể… nhằm cải tiến và quản trị chất lượng sản phẩm, tạo ra chuẩn mực mới trong năng suất, hiệu quả công việc. Đồng thời, áp dụng công cụ cải tiến Kaizen giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, dự kiến tăng từ 2 - 5% so với trước khi cải tiến và giảm lãng phí cho doanh nghiệp từ 7 - 15% so với trước khi cải tiến.

Từ đó kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài. Góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với yêu cầu, định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030 trở thành thành phố có nền công nghiệp hiện đại, công nghệ cao và định hướng đến năm 2045 là thành phố công nghiệp công nghệ cao, thông minh.

Tạo điều kiện thu hút vốn FDI

Cùng với sự gia tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể. Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ  gồm cả doanh nghiệp là vệ tinh cấp 1 và doanh nghiệp vệ tinh cấp 2, phần lớn là doanh nghiệp FDI và hầu hết trong số này là các doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore.

Đáng chú ý là ngành công nghiệp điện tử với sự góp mặt của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới như: Samsung (Hàn Quốc), Canon, Sumitomo (Nhật Bản), Foxcon (Đài Loan)… kéo theo sự thu hút hàng loại các nhà cung ứng giúp cho Bắc Ninh trở thành một trong những trung tâm sản xuất, lắp ráp điện tử hàng đầu trên cả nước.

Thông qua việc xây dựng mô hình cụm công nghiệp hỗ trợ Cách Bi (Quế Võ) và cụm công nghiệp hỗ trợ Tân Chi (Tiên Du) đã giúp cho việc quản lý nâng cao chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp tốt hơn, cụ thể, tại các cụm công nghiệp đã xây dựng nhà xưởng và thực hiện cung cấp các dịch vụ kỹ thuật để bán, cho thuê đáp ứng quy mô hoạt động khác nhau của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Tại cụm công nghiệp hỗ trợ tại Khu công nghiệp Quế Võ với mặt bằng 70ha xây dựng 200.000m2 nhà xưởng, tiếp nhận 40 doanh nghiệp cho lắp ráp điện tử và ôtô, chi tiết linh kiện cơ khí chính xác.

Việc xây dựng cụm công nghiệp hỗ trợ được đánh giá là hiệu quả trong việc phát triển chuỗi cung ứng, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng từng bước nâng cao trình độ sản xuất các sản phẩm chứa đựng hàm lượng công nghệ cao.

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tạo điều kiện thu hút vốn FDI, thời gian tới tỉnh tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện hình thành và phát triển chuỗi giá trị trong nước, đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp đa quốc gia. Xây dựng chiến lược thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp vật liệu nhằm tăng cường tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất, giảm sự phụ thuộc từ nước ngoài về các yếu tố đầu vào cho các ngành sản xuất công nghiệp.

Bên cạnh đóđẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có sự liên kết, tổ chức giao lưu kết nối giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các tập đoàn đa quốc gia. Tận dụng lợi thế của các tập đoàn trong việc hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. 

Mặt khác, các doanh nghiệp cần phải chủ động đổi mới, nâng cao năng lực khoa học công nghệ, phát triển thị trường, chủ động tìm kiếm đối tác liên kết đầu tư, cung ứng sản phẩm; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp FDI trong nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ. Nâng cao tiềm lực về vốn, nhân lực, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong sản xuất từ đó nâng cao chất lượng cung ứng, trở thành những đối tác quan trọng của các tập đoàn.

Doanh nghiệp

Dàn sao Gen Z hội tụ tại cửa hàng Flagship MCM đầu tiên tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Dàn sao Gen Z hội tụ tại cửa hàng Flagship MCM đầu tiên tại Việt Nam

Bộ sưu tập Thu Đông 2024 của MCM chính thức trình làng các tín đồ thời trang Việt. Đặc biệt hơn cả, sự kiện được DAFC tổ chức tại cửa hàng flagship đầu tiên tại Việt Nam, quy tụ những gương mặt trẻ tuổi đình đám như nữ ca sĩ Văn Mai Hương, ca sĩ Orange, ca sĩ/ MC Nicky Niko, ca sĩ Vũ Thảo My, rapper Captain Boy, MC Tuyền Tăng, travel blogger Lý Thành Cơ,...

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh thường xuyên trúng thầu "khủng" ở Khánh Hoà có tiềm lực ra sao?
Kinh tế

Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh thường xuyên trúng thầu "khủng" ở Khánh Hoà có tiềm lực ra sao?

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ - Xây dựng Khánh Vĩnh (Công ty Khánh Vĩnh) đã trúng gần 50 gói thầu. Tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của nhà thầu này lên tới hơn 3.200 tỷ đồng. Đáng chú ý, nhiều gói thầu có kết quả tiết kiệm cho ngân sách chỉ ở mức "tượng trưng".

Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy: Trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 20 triệu đồng
Doanh nghiệp

Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy: Trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 20 triệu đồng

Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH MTV Xây lắp điện Quang Huy được các ngành chức năng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phê duyệt trúng thầu nhiều dự án đầu tư công với tổng giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng, tuy nhiên, tỷ lệ tiết kiệm thường ở mức "siêu thấp". Mới đây, đơn vị này vừa trúng gói thầu hơn 13 tỷ đồng tại thị xã Phú Mỹ, tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khoảng 20 triệu đồng.

Công nghệ hiện đại và chiến lược đột phá: Nền tảng vững chắc cho sự phát triển của SAVABECO
Doanh nghiệp

Công nghệ hiện đại và chiến lược đột phá: Nền tảng vững chắc cho sự phát triển của SAVABECO

Với việc xác định chiến lược kinh doanh đúng đắn, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất, công tác quản trị, Công ty cổ phần tập đoàn Bia Rượu và nước giải khát Sao Vàng - SAVABECO đã khẳng định tiềm năng phát triển mạnh mẽ cũng như khả năng thích ứng linh hoạt của mình.

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank
Doanh nghiệp

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn tổ chức/đơn vị/quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.

Vietravel Airlines chung tay hỗ trợ đông bào miền Bắc bị ảnh hưởng bão lũ. Ảnh: VA
Doanh nghiệp

Vietravel Airlines chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị ảnh hưởng bão lũ

Trước sự ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (bão Yagi) tại các tỉnh, thành phía Bắc, mưa lớn gây nên tình trạng ngập úng, sạt lở đất, thiệt hại lớn về người và tài sản. Với tinh thần tương thân tương ái và cầu nối để chia sẻ những khó khăn, Ban Lãnh đạo Vietravel Airlines đã chỉ đạo thực hiện hàng loạt các công tác chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc.

Tập đoàn TH hỗ trợ kịp thời, thiết thực tới đồng bào vùng lũ
Kinh tế

Tập đoàn TH hỗ trợ kịp thời, thiết thực tới đồng bào vùng lũ

Tính đến 13.9, tổng giá trị hỗ trợ của Tập đoàn TH và các đơn vị dưới sự dẫn dắt của Anh hùng Lao động Thái Hương dành cho người dân các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại do bão Yagi đã lên tới 6 tỷ đồng, gồm tiền mặt và hàng trăm nghìn sản phẩm sữa tươi, đồ uống, nước tinh khiết.

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ vùng bão lũ miền Bắc sau 2 ngày. Ảnh: NPC
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines vận chuyển gần 30 tấn hàng cứu trợ vùng bão lũ miền Bắc sau 2 ngày

Sau thông báo của Vietnam Airlines ngày 10.9.2024 về việc tiếp nhận và vận chuyển miễn phí hàng hóa cứu trợ đến các tỉnh thành phía Bắc có người dân bị ảnh hưởng vì bão lụt, tính đến nay, chỉ sau 2 ngày triển khai, Hãng đã vận chuyển gần 30 tấn hàng hóa gồm: áo phao, thuốc men, thực phẩm, đồ uống...

Phòng giao dịch của F88 trở thành điểm tiếp nhận, vận chuyển hàng cứu trợ tới 8 tỉnh đang bị bão lũ tàn phá
Kinh tế

Phòng giao dịch của F88 trở thành điểm tiếp nhận, vận chuyển hàng cứu trợ tới 8 tỉnh đang bị bão lũ tàn phá

Từ ngày 12.9, 24 điểm phòng giao dịch của F88 tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành chịu ảnh hưởng nặng nề từ bão lũ sẽ trở thành điểm tiếp nhận, vận chuyển hàng cứu trợ khẩn cấp dành cho người dân đang bị nạn tại 8 tỉnh trong vùng bão lũ tàn phá. Nhất Tín Logistics sẽ là đối tác hỗ trợ vận chuyển trực tiếp giữa các điểm.

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ủng hộ 12 tỷ đồng cho các địa phương chịu thiệt hại do mưa lũ
Doanh nghiệp

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ủng hộ 12 tỷ đồng cho các địa phương chịu thiệt hại do mưa lũ

Trước những thiệt hại nặng nề đối với người, tài sản do cơn bão số 3 (Yagi) và mưa lũ kéo dài trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phía Bắc, ngay trong hai ngày 9- 10.9.2024, Tập đoàn Xăng dầu Việt nam (Petrolimex) đã ủng hộ các địa phương bị thiệt hại với tổng số tiền là 12 tỷ đồng.

ABBANK và MAYBANK tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược
Kinh tế

ABBANK và MAYBANK tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và cổ đông chiến lược nước ngoài - Malayan Banking Berhad (Maybank) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận tăng cường Hợp tác chiến lược mang lại lợi ích chung cho cả hai bên, trong đó tập trung vào công tác hỗ trợ cho các sáng kiến chuyển đổi và xây dựng năng lực của ABBANK. Lễ ký kết được thực hiện trong khuôn khổ chuyến thăm ABBANK của đoàn Lãnh đạo cấp cao Maybank.