Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn gặp nhiều rào cản

Mặc dù được Đảng, Nhà nước quan tâm phát triển, song đa số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có quy mô siêu nhỏ và nhỏ; số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít. Các doanh nghiệp cũng gặp nhiều rào cản trong tiếp cận nguồn lực; sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế.

Số lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ liên tục tăng

Trên thế giới, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ đã được đưa vào Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc cũng như chương trình hoạt động của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Tại Việt Nam, phát triển doanh nhân nữ cũng là định hướng chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, 98% tổng số doanh nghiệp ở nước ta có quy mô nhỏ và vừa, trong đó 20% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Lực lượng này có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Họ cũng là những người tiên phong hướng tới tạo dựng một nền sản xuất sạch, vì sức khỏe của cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nhiều điển hình doanh nhân nữ thành công trên thương trường và đưa được các thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam ra thị trường quốc tế như Vinamilk, TH True milk, Vietjet…

Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn gặp nhiều rào cản. Ảnh minh họa: TTXVN
Ảnh: TTXVN

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp, trong giai đoạn 2012 - 2022, số lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ liên tục tăng với tốc độ ít nhất 2%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của khu vực doanh nghiêp. Hiện, Việt Nam là một trong các thị trường doanh nhân nữ phát triển thuận lợi, mạng lưới doanh nghiệp nữ hoạt động hiệu quả nhất ASEAN, Thứ trưởng Trần Duy Đông thông tin.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đa số có quy mô siêu nhỏ và nhỏ; số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận hỗ trợ tài chính và tín dụng, thậm chí khi có sẵn hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp này thì tỷ lệ nhận được thường thấp hơn kỳ vọng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này còn hạn chế về tiếp cận thông tin hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Đây là rào cản lớn nhất, chỉ xếp sau rào cản về thời gian cần dành cho gia đình. Việc biết ít thông tin về cơ chế hỗ trợ và quy trình phát triển kinh doanh nói chung ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và quản lý công việc hàng ngày. Không những thế, các doanh nghiệp này còn hạn chế về kỹ năng quản lý, tiếp thị và quản trị kinh doanh; hạn chế về tiếp cận công nghệ cũng như kiến thức liên quan đến quy trình thông lệ tốt nhất về kế toán. Trong nhiều trường hợp, các nữ chủ doanh nghiệp thiếu nguồn lực để đào tạo và cải thiện kỹ năng cho các nhà quản lý cấp trung, từ đó dẫn đến năng suất lao động thấp và tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao…

Nên có chính sách hỗ trợ mang tính ưu tiên hơn

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục phải đối diện với khó khăn, thách thức sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh cùng sự phát triển của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nhân nữ. Nhóm nghiên cứu Sách trắng về doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng ADB phối hợp thực hiện và công bố mới đây) khuyến nghị, các bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội nên tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ.

Về dài hạn, Chính phủ nên tiếp tục nghiên cứu và quy định cụ thể các chính sách hỗ trợ có tính chất ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp này, như tiếp cận tài chính, quản trị, công nghệ, ươm tạo. Các tổ chức hiệp hội ở trung ương và địa phương nên chủ động tìm kiếm, huy động các nguồn lực để đồng hành cùng Chính phủ thúc đẩy các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất 5 lĩnh vực hành động để thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ. Cụ thể, lồng ghép vấn đề giới vào các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ; trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ phát triển (thông qua dịch vụ chuyên gia tư vấn gắn với các nhóm trợ giúp và mạng lưới kinh doanh, tổ chức các khóa đào tạo để phổ biến kiến thức cho doanh nghiệp); tăng cường năng lực và kiến thức của doanh nghiệp (phát triển một hệ sinh thái để hỗ trợ và hợp tác với các nữ doanh nhân; tăng cường hoạt động phổ biến kiến thức cơ bản cho doanh nghiệp…).

Bên cạnh đó, tăng cường khả năng tiếp cận tài chính bằng cách xây dựng kế hoạch hành động tiếp cận tài chính dành riêng cho các doanh nghiệp này; huy động hỗ trợ của khu vực ngân hàng thương mại; khuyến khích các tổ chức tài chính phát triển sản phẩm tập trung vào những doanh nghiệp này, chẳng hạn như khoản vay có bảo đảm bằng các khoản thu trong tương lai hoặc cho thuê tài chính.

Cùng với đó, cần thực hiện các hành động nhằm thay đổi chuẩn mực và giá trị xã hội. “Các quan niệm xã hội và hành vi thực tiễn về giới vẫn là rào cản sâu xa chính yếu cho bình đẳng giới và sự phát triển của nữ chủ doanh nghiệp tại Việt Nam. Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để nâng cao nhận thức và hiểu biết về những rào cản này thông qua chia sẻ kiến thức và đào tạo”, các chuyên gia khuyến nghị.

Thị trường

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.