Điều chuyên gia World Bank hay hỏi sinh viên Bách khoa Hà Nội là gì?

Khi tham gia dự án SAHEP ở Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Michael Drabble - chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng thế giới rất thích trò chuyện cùng các giảng viên, sinh viên.

Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện Tiểu dự án thuộc Hợp phần 1 của Dự án SAHEP (Support for Autonomous Higher Education Project for Vietnam) do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ với mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy và thể chế quản trị đại học.

Dự án có tổng mức đầu tư 50 triệu USD, trong đó 21,5 triệu USD đầu tư cho các hạng mục xây dựng và 24,5 triệu USD đầu tư cho 30 phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo và nghiên cứu.

Mỗi lần đến Đại học Bách khoa Hà Nội, ông Michael Drabble - chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng thế giới, Chủ nhiệm Dự án SAHEP rất hay trao đổi với các giảng viên, nghiên cứu sinh và sinh viên.

Việc này vừa phục vụ công việc giám sát hiệu quả dự án SAHEP, vừa là sở thích cá nhân của một người - như ông tự nhận là không có bằng cấp gì về khoa học và kỹ thuật, nhưng rất muốn tìm hiểu xem mọi người đang làm gì.

Điều chuyên gia World Bank hay hỏi sinh viên Bách khoa Hà Nội -0
Ông Michael Drabble - chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng thế giới, Chủ nhiệm Dự án SAHEP

Gần đây nhất, ông Michael Drabble tham quan phòng thí nghiệm được đầu tư nhiều trang thiết bị từ Dự án SAHEP, thấy sinh viên đang rất hăng say làm thí nghiệm, sử dụng các thiết bị mới, reo lên khi thấy kết quả hiển thị rất nhanh chóng.

Ông Michael Drabble vui vẻ kể: “Thường tôi không biết các sinh đang làm gì vì tôi không có chuyên môn khoa học và kỹ thuật, tôi học chính trị và kinh doanh. Tôi hỏi các sinh viên: Các bạn đang làm gì thế? Sinh viên rất vui chia sẻ với tôi là đang làm một vài nghiên cứu hoặc đang làm bài tập thực hành mà thầy/cô giao cho.

Lý giải cho niềm vui sướng vừa thể hiện, các bạn sinh viên kể trước đây, đôi khi họ phải lên Youtube xem một số bài thực hành. “Giờ thì không cần Youtube nữa, chúng tôi có thể thực hành trực tiếp, học được nhiều hơn, vui hơn, như hiện tại, chúng tôi đang làm việc theo nhóm.” -  sinh viên Bách khoa Hà Nội tự tin nói với tôi.”

Với chuyên gia Michael Drabble, đây là một trải nghiệm tuyệt vời khi làm việc với dự án SAHEP tại Đại học Bách khoa Hà Nội.

Ông đã mục sở thị đối tượng thụ hưởng dự án - các sinh viên, nghiên cứu sinh và các giảng viên sử dụng 15 phòng thí nghiệm đào tạo và 15 phòng thí nghiệm nghiên cứu được World Bank hỗ trợ đầu tư , đồng hành trong đào tạo, nghiên cứu ngành Cơ khí, Điện - Điện tử, Vật liệu như thế nào.

Những trang thiết bị mới cho sinh viên và giảng viên sẽ hỗ trợ nâng cao chất lượng dạy và học. Đây là ưu tiên hàng đầu của Bách khoa Hà Nội cũng như của SAHEP. 

Chia sẻ về mối quan hệ bạn bè thân thiết ở Đại học Bách khoa Hà Nội sau thời gian làm Dự án SAHEP, chuyên gia Michael Drabble cho biết sau những trao đổi họp hành, lên kế hoạch công việc, chia sẻ những khó khăn…, sự chân thành, nhiệt huyết, chăm chỉ, của những Người Bách khoa đã khiến đôi bên hình thành mối quan hệ thân thiết.

Nhưng vì tính chuyên nghiệp của công việc, của vị trí đang làm, ông Michael Drabble phải “tiết chế”, giữ những quan hệ tình cảm đó ở mức tối thiểu. “Nhưng thật sự tôi được tìm hiểu về rất nhiều người”, ông nói.

Điều chuyên gia World Bank hay hỏi sinh viên Bách khoa Hà Nội -0Điều chuyên gia World Bank hay hỏi sinh viên Bách khoa Hà Nội -1
Ông Michael Drabble - Chuyên gia giáo dục cao cấp của Ngân hàng thế giới, Chủ nhiệm Dự án SAHEP trong một lần tới làm việc tại Đại học Bách khoa Hà Nội

Ông Michael Drabble rất vui mỗi lần được gặp PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, người luôn sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ từ Ngân hàng thế giới.

Ông có thể kể tên chính xác của Trưởng Ban Quản lý dự án SAHEP, Ban Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, các giáo sư/phó giáo sư trưởng các phòng/ban về đào tạo, quản lý chất lượng, quản lý nghiên cứu…

“Đại học Bách khoa Hà Nội là một ngôi trường rất đẹp. Thật vinh dự khi được đến đây làm việc và được chào đón một cách chân thành, cởi mở. Bách khoa Hà Nội thân thương như ngôi nhà thứ hai của chúng tôi vậy”, Chủ nhiệm Dự án SAHEP bày tỏ.

Ông cũng nhận định, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, bất chấp khó khăn, Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn rất kiên cường. Đây cũng là một bài học về tự chủ đại học.

Được biết, giữa tháng 6 năm 2023, công trình xây dựng, cung cấp lắp đặt thiết bị tòa nhà C7 thuộc Dự án SAHEP tại Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ được khánh thành, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng nghiên cứu, chất lượng công tác quản trị của nhà trường.

Ý kiến bạn đọc

Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Cùng em đến trường - Cam kết lâu dài cho sự phát triển bền vững
Giáo dục

Cùng em đến trường - Cam kết lâu dài cho sự phát triển bền vững

Sau hơn 4 năm kể từ khi khánh thành và đưa vào hoạt động, Trường THCS Châu Hòa (Bến Tre) đã trở thành biểu tượng tiêu biểu cho sự phát triển giáo dục của địa phương; đồng thời cũng thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội và cam kết lâu dài của Trungnam Group đối với tương lai giáo dục Việt Nam.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.