Đi bộ trong sân nhà, người đàn ông bị đàn ong đốt gần 300 nốt, bác sĩ khuyến cáo

Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện Trung tâm đang điều trị cho 2 trường hợp bị ong đốt rất nặng. Trong đó, một bệnh nhân nữ 90 tuổi bị ong vò vẽ đốt 126 nốt và một bệnh nhân nam 61 tuổi bị ong khoái đốt gần 300 nốt.

Ong đốt toàn thân khiến bệnh nhân nguy kịch

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân L.T.H (90 tuổi ở Ý Yên, Nam Định) nhập viện trong tình trạng đa chấn thương sau khi bị ong vò vẽ đốt 126 nốt.

Theo lời kể của người nhà, trưa ngày 2.9, bà ra vườn chặt cây chuối và bị đàn ong vò vẽ đốt nhiều nốt trên toàn thân.

Gia đình nhanh chóng đưa bà vào Bệnh viện Quân Y 5. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán, phản vệ độ 2 do ong đốt/ biến chứng suy đa tạng.

Đêm 2.9, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc trong tình trạng nguy kịch, tổn thương cơ vân, gan, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, suy thận, suy tim.

Qua 3 ngày điều trị hồi sức tích cực, và chăm sóc đặc biệt, bệnh nhân đang dần hồi phục và tiến triển tốt.

z4673846758999_4a950d9684928744a3c1aeae698c6395.jpg -0
 Thăm khám cho bệnh nhân bị ong đốt điều trị tại Trung tâm (Ảnh: BVCC)

Trường hợp còn lại, bệnh nhân N.T.N (61 tuổi ở Đông Anh, Hà Nội) nhập viện với gần 300 nốt đốt của ong khoái.

Ngày 29.8, trong lúc đang đi bộ ở sân, ông bị một bầy ong khoái tấn công, đàn ong lên tới vài nghìn con và người nhà phải dùng bình xịt muỗi thì mới giải cứu cho ông thoát khỏi đàn ong.

Tuy nhiên ông đã bị ong đốt gần 300 nốt và đã được gia đình đưa đến Bệnh viện trong tình trạng nhiễm độc đang xảy ra ồ ạt: hồng cầu bị vỡ, cơ và mắt bị tổn thương.

Rất may, người bệnh được đưa đến viện sớm và điều trị tích cực, thay huyết tương, lọc máu liên tục, thở máy…nên sau 1 tuần điều trị, hiện ông đã qua giai đoạn nguy kịch và đang dần hồi phục.

Các cách xử trí khi bị ong đốt

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, ở Việt Nam, đặc biệt ở phía Bắc, số lượng bệnh nhân bị ong đốt phải nhập viện tăng mạnh vào mùa thu với nhiều loại ong có chứa độc tố như ong vò vẽ, ong khoái, ong bắp cày…

Đáng chú ý là người dân chúng ta khi lao động hay tiếp xúc trong môi trường tự nhiên thì không để ý khiến bị ong đốt với số lượng lớn, rất dễ bị nhiễm độc.

Theo đó, nọc độc của ong gây hại đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, cần điều trị sớm, tích cực ngay tại y tế cơ sở. Các trường hợp diễn biến nặng cần được chuyển lên tuyến trên để can thiệp kịp thời.

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, sau khi bị ong đốt người dân nên uống đủ nước. Đặc biệt là các loại nước có chất khoáng, chất muối, nước canh, orezol và khẩn trương đưa tới y tế cơ sở.

Đối với những trường hợp nặng hơn cần đánh giá, kiểm tra, theo dõi kỹ, lọc máu, thay huyết tương sớm nếu cần.

Bác sỹ Nguyên nhấn mạnh: “Việc bù muối, bù nước cho nạn nhân ngay sau khi bị ong đốt rất quan trọng. Điều trị tích cực ngay tại tuyến trước bằng cách truyền đủ dịch và cho bài niệu tích cực là yếu tố sống còn để cứu sống bệnh nhân, hạn chế khỏi các tổn thương nguy hiểm đến tính mạng”.

cach-diet-ong-vo-ve.jpg -0
Ong vò vẽ là loài ong chứa nhiều chất độc (Ảnh: BVCC)

Bên cạnh đó, bác sĩ đưa ra các bước xử trí khi bị ong đốt, tránh bệnh nhân dẫn đến tình trạng nguy kịch như:

- Đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có ong một cách nhanh nhất có thể.

- Nhanh chóng lấy vòi chích của ong ra khỏi cơ thể người bị nạn. Bạn có thể khều nhẹ hoặc dùng nhíp kẹp. Tuy nhiên, cần tránh việc nặn ép bằng tay vì hành động này có thể khiến nọc độc ngày càng lan rộng.

- Tiếp đó, bạn nên giúp người bệnh rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng, nước ấm. Sau đó, bôi dung dịch sát trùng cồn 70 độ lên vết đốt.

- Có thể chườm lạnh lên vết đốt. Đây là cách giúp bệnh nhân giảm đau và giảm sưng hiệu quả.

- Người bệnh cần uống thật nhiều nước, do nọc độc của ong sẽ được bài tiết qua nước tiểu, từ đó, giúp nạn nhân giảm nguy cơ suy đa tạng.

- Sau khi tiến hành những bước sơ cứu trên, nạn nhân cần được chăm sóc và theo dõi sát sao. 

Theo đó, lưu ý người bệnh, nếu bị ong đốt nhiều nốt, ở nhiều vị trí, đặc biệt là ở các vùng quan trọng như mặt, đầu, cổ dẫn đến các triệu chứng đau nhiều, mệt mỏi, khó thở, phù mặt, đi tiểu có máu cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi khám.

Đồng thời, xác định loài ong đã đốt nạn nhân để ước tính khả năng gây độc. Một số loài ong như ong rừng, ong vò vẽ hay ong bắp cày,… thường có nọc độc mạnh, rất nguy hiểm.

Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi
Sức khỏe

Người phụ nữ bỏng nặng khi đi giác hơi

Trong lúc thực hiện phương pháp giác hơi để giảm bớt căng thẳng, bà T.T.T., 54 tuổi, ở Long An đã gặp phải sự cố bị cồn nóng đổ vào người. Cồn bắt lửa, bốc cháy, gây bỏng nặng vùng lưng và bụng.

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"
Sức khỏe

Người đàn ông nguy kịch vì vi khuẩn gây bệnh Whitmore "tấn công"

Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một trường hợp nguy kịch vì bệnh Whitmore. Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!
Sức khỏe

Các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn núp bóng spa ở Hà Tĩnh: Đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan!

Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định những cơ sở thẩm mỹ Minh Tuyết, Mậm Spa, Trinh Tây Spa chưa được các cơ quan có chức năng cấp phép thực hiện các dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn. Các cơ sở thường thực hiện dịch vụ thẩm mỹ xâm lấn lén lút, cảnh giác cao nên rất khó để xử lý, đòi hỏi phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của các Sở ngành có liên quan.

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn
Sống khỏe

Cô giáo tiểu học tìm hạnh phúc làm mẹ sau 7 năm hiếm muộn

Trên hành trình tìm con đơn độc của vợ chồng cô giáo Bùi Thị Giang (1988, quê Ninh Bình), chưa bao giờ họ muốn bỏ cuộc, cho dù đa số thời gian người chồng công tác xa, không thể chăm sóc động viên vợ mình. Nhưng chính sự yêu thương chân thành đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn để giờ đây mái ấm nhỏ tràn ngập tiếng cười nói của 3 cô con gái đáng yêu.