ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực

ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đối với phần giải quyết vấn đề, so với các năm trước, cấu trúc đề thi từ năm 2025 sẽ gồm 6 nhóm lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục kinh tế - pháp luật. Thí sinh được quyền lựa chọn các câu hỏi thuộc 3 trong 6 lĩnh vực phù hợp với mình.

Thông tin trên được TS Nguyễn Quốc Chính - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh cho biết tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2023, dự thảo kế hoạch năm 2024 và định hướng kỳ thi năm 2025. Hội nghị tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào chiều 24.11.

 Chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025

Theo TS Nguyễn Quốc Chính, năm 2025, lứa học sinh đầu tiên học Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ tốt nghiệp THPT. Chương trình giáo dục này chuyển đổi từ tiếp cận nội dung (nhấn mạnh cung cấp kiến thức) sang tiếp cận năng lực (nhấn mạnh vận dụng kiến thức vào các tình huống trong thực tiễn cuộc sống của học sinh phổ thông).

Cụ thể, bậc THPT là giai đoạn giáo dục hướng nghiệp, học sinh chỉ học bắt buộc bốn môn, gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử; các môn còn lại là môn lựa chọn.

Từ năm 2025, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực -0
TS Nguyễn Quốc Chính  - Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

TS Nguyễn Quốc Chính cho biết, trước những thay đổi này, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025.

Theo đó, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức 2 hội thảo cấp toàn quốc để lấy ý kiến của các giảng viên đại học, giáo viên phổ thông và 2 lần lấy ý kiến chuyên gia về dự thảo cấu trúc đề thi, ma trận ngân hàng câu hỏi. Đến cuối năm nay, sẽ hoàn thiện dự thảo đề thi mẫu, xây dựng ngân hàng câu hỏi theo ma trận mới.

“ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh cấu trúc đề thi phù hợp với Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Đối với phần giải quyết vấn đề, so với các năm trước, cấu trúc đề thi đánh giá năng lực từ năm 2025 sẽ gồm 6 nhóm lĩnh vực: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục kinh tế - pháp luật. Thí sinh được quyền lựa chọn các câu hỏi thuộc 3 trong 6 lĩnh vực phù hợp với mình.

Tuy nhiên, những phần cốt lõi của đề thi thì không thay đổi, như đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Việt, Toán học, logic, phân tích số liệu…” TS Nguyễn Quốc Chính thông tin.

Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, thí sinh không nên lo lắng vì đơn vị tổ chức thi sẽ có cách đánh giá năng lực phù hợp với chương trình học. Vì vậy, các em chỉ cần tập trung học cho thật tốt.

Từ năm 2025, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh sẽ điều chỉnh cấu trúc đề thi đánh giá năng lực -0
Hội nghị tổng kết công tác tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh năm 2023, dự thảo kế hoạch năm 2024 và định hướng kỳ thi năm 2025 được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào chiều 24.11

97 trường đại học, cao đẳng trên cả nước sử dụng kết quả kỳ thi

Theo TS Nguyễn Quốc Chính, năm 2023, 97 trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức để xét tuyển, tăng gấp 14 lần so với kỳ thi đầu tiên vào năm 2018.

Kết quả này cho thấy kỳ thi đánh giá năng lực đã giúp mở rộng phương án xét tuyển của các cơ sở giáo dục đại học, góp phần đánh giá chính xác và toàn diện hơn năng lực của thí sinh, từ đó tuyển chọn được người học có năng lực phù hợp.

TS Nguyễn Quốc Chính cho biết thêm, năm nay, các đơn vị đã dành tối thiểu 40% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực. Điểm của thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thuộc nhóm những thí sinh có điểm cao trong kỳ thi.

Ngoài ra, tỷ lệ thí sinh nhập học vào ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh bằng phương thức này tăng dần theo từng năm. Riêng năm 2023, số sinh viên nhập học bằng phương thức đánh giá năng lực chiếm gần 40% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện nghiên cứu đối sánh kết quả học tập của sinh viên nhập học bằng phương thức đánh giá năng lực với kết quả học tập của sinh viên trúng tuyển theo phương thức khác tại các trường đại học thành viên. Kết quả cho thấy điểm trung bình tích lũy của nhóm sinh viên nhập học bằng phương thức đánh giá năng lực cao hơn đáng kể so với điểm trung bình tích lũy của nhóm sinh viên nhập học bằng kết quả thi THPT.

“Có thể khẳng định rằng, nguồn tuyển từ phương thức dùng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã thu hút được các thí sinh có năng lực, học tập tốt, phù hợp với môi trường học đại học và ngành đào tạo”, TS Nguyễn Quốc Chính nhận định.

Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh thông tin, năm 2024, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tổ chức 2 đợt thi đánh giá năng lực trước kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký thi đợt 1 dự kiến từ ngày 21.1 - 4.3.2024 và đợt 2 từ ngày 16.4 - 7.5.2024.

Kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 dự kiến tổ chức vào ngày 7.4.2024 tại 23 tỉnh, thành (tăng 2 địa phương là Bình Phước và Tây Ninh so với năm 2023). Đợt 2 dự kiến vào ngày 2.6.2024.

Kết quả của 2 đợt thi sẽ công bố lần lượt vào ngày 15.4.2024 và 10.6.2024, tức khoảng sau một tuần của mỗi đợt thi.

Kỳ thi đánh giá năng lực được ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tổ chức lần đầu tiên vào năm 2018. Sau 6 năm tổ chức, kỳ thi đã thu hút hơn 100.000 thí sinh đến từ 61 tỉnh, thành phố đăng ký dự thi.

Riêng năm 2023, 47 trường đại học, cao đẳng trong cả nước cùng tham gia tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tại 21 địa phương. 97 trường đại học, cao đẳng đã sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đều dành tối thiểu 40% chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức xét tuyển này.

Giáo dục

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ
Thời sự Quốc hội

Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ

Đây là giai đoạn rất khó khăn với báo chí, cả về mặt cạnh tranh thông tin và kinh tế báo chí. Chia sẻ điều này, Chủ nhiệm Nguyễn Đắc Vinh cho biết, Ủy ban sẽ đồng hành với Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như với các cơ quan báo chí, nghiên cứu xây dựng chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc...

TP. Hồ Chí Minh công bố cấu trúc đề thi lớp 10
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh công bố cấu trúc đề thi lớp 10

Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh vừa công bố cấu trúc và yêu cầu đánh giá của đề thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026. Đây là năm đầu tiên kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thực hiện theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Điểm mới thi Đánh giá năng lực HSA năm 2025: Thí sinh được chọn chủ đề thi ở phần Khoa học
Giáo dục

Điểm mới thi Đánh giá năng lực HSA năm 2025: Thí sinh được chọn chủ đề thi ở phần Khoa học

Kết quả thống kê Kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội trong 4 năm qua cho thấy, thí sinh đạt điểm trung bình giảm dần từ phần Văn học – Ngôn ngữ đến phần Toán học và Xử lý số liệu, điểm trung bình thấp nhất thời gian qua là phần Khoa học. Do đó, bài thi đánh giá năng lực năm 2025 được cải tiến, cho phép thí sinh được chọn chủ đề thi ở phần Khoa học. 

Nghiên cứu thấu đáo để xây dựng Luật Học tập suốt đời
Giáo dục

Nghiên cứu thấu đáo để xây dựng Luật Học tập suốt đời

Trong nền kinh tế tri thức và bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc học tập suốt đời càng trở nên quan trọng. Đã đến lúc xây dựng luật về học tập suốt đời, song các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý… cho rằng, cần nghiên cứu một cách thấu đáo cơ sở chính trị, pháp lý, khoa học, thực tiễn… để đưa ra các chính sách phù hợp, khả thi.

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp
Chính trị

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp

Chiều 1.10, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến chương trình công tác năm 2025; tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và trẻ em. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024
Giáo dục

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024

Theo kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 diễn ra từ ngày 1.10 đến ngày 7.10. Trong thời gian này, Hà Nội sẽ tổ chức hội sách để giới thiệu sách mới; hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đổi mới thư viện trường học, phát triển văn hóa đọc trong cơ sở giáo dục, cộng đồng...