ĐH Quốc gia Hà Nội sắp ban hành cấu phần thi ngoại ngữ bài thi đánh giá năng lực năm 2025

Dự kiến chậm nhất vào đầu tháng 8 tới đây, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ ban hành cấu phần thi ngoại ngữ trong bài thi đánh giá năng lực năm 2025.

Năm 2025, lứa học sinh đầu tiên theo học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sẽ xét tuyển đại học. Bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội cũng được rất nhiều thí sinh quan tâm.

Trước đó, năm 2024, kỳ thi này thu hút trên 100.000 lượt thi của thí sinh, với gần 100 trường đại học sử dụng kết quả thi để xét tuyển.

Theo PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ban hành dạng thức bài thi cho năm 2025.

Theo đó, ngoài hai phần chính (bắt buộc) là Toán học và Xử lý số liệu, Ngôn ngữ - Văn học thì ở phần 3 (tự chọn), thí sinh được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Điều này đảm bảo phù hợp với các môn học sinh đã được phân luồng theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Thí sinh có thể truy cập website của Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội để tham khảo định dạng này.

ĐH Quốc gia Hà Nội sắp ban hành cấu phần thi ngoại ngữ bài thi đánh giá năng lực năm 2025 -0
PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội (Ảnh: Quốc Việt)

Ngoài ra, phần 3 của bài thi cũng có thể thiết kế chỉ có các câu hỏi ngoại ngữ dành để đánh giá năng lực ngoại ngữ chuyên biệt.

“Chậm nhất đầu tháng 8 năm nay, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ ban hành cấu phần thi ngoại ngữ trong bài thi đánh giá năng lực. Thí sinh 2K7 có thể lựa chọn ngoại ngữ trong bài thi đánh giá năng lực năm tới”, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn thông tin.

PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn cũng nhấn mạnh, với sứ mạng của mình, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng bài thi đánh giá năng lực phù hợp với chương trình học tập của thí sinh theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới, phù hợp với yêu cầu tuyển sinh của các trường đại học trong việc lựa chọn các môn và tổ hợp môn học khi xét tuyển.

Theo Trung tâm khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội, bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT (HSA) năm 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội được điều chỉnh phù hợp với việc dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông. Cấu trúc gồm 3 phần: Phần 1 - Toán học và xử lý số liệu (50 câu hỏi, 75 phút); Phần 2 - Ngôn ngữ - Văn học (50 câu hỏi, 60 phút); Phần 3 - Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút).

Về hình thức, bài thi năm 2025 điều chỉnh chủ yếu ở phần 3 và cách đặt câu hỏi. Sau khi hoàn thành hai phần thi đầu, ở phần thi thứ 3, thí sinh sẽ được lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa để hoàn thành bài thi trong thời gian 195 phút (không kể thời gian bù thêm cho câu hỏi thử nghiệm).

Riêng phần lựa chọn liên quan đến Ngoại ngữ sẽ được xây dựng thành một hợp phần riêng thay thế phần Khoa học để đánh giá năng lực chuyên biệt.

ĐH Quốc gia Hà Nội sắp ban hành cấu phần thi ngoại ngữ bài thi đánh giá năng lực năm 2025 -0
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2024 (Ảnh: VNU)

Về câu hỏi, mỗi chủ để thi sẽ xuất hiện câu hỏi chùm, trong một ngữ cảnh dữ liệu đầu bài sẽ hỏi kèm 1- 3 câu hỏi khác nhau để đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh. Câu hỏi chùm có thể chủ đề mới với ngữ liệu cho trước đòi hỏi thí sinh phải nhận định, phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề đã cho. Cụ thể:

Phần 1 (bắt buộc) - Toán học và Xử lý số liệu được làm bài trong 75 phút, gồm 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn, 15 câu hỏi điền đáp án) thuộc lĩnh vực đại số và một số yếu tố giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.

Phần 2 (bắt buộc) - Ngôn ngữ - Văn học được hoàn thành trong 60 phút, gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm sử dụng ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như văn học, ngôn ngữ (từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật,… Ngữ liệu được lựa chọn trong hoặc ngoài chương trình giáo dục phổ thông.

Phần 3 (tự chọn) - Khoa học được thiết kế thời gian là 60 phút gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm và điền đáp án. Thí sinh lựa chọn 3 trong 5 chủ đề thuộc lĩnh vực:

- Vật lý: Động học, Động lực học, Công, Năng lượng và công suất, Động lượng, Chuyển động tròn, Biến dạng của vật rắn, Dao động, Sóng, Điện, Từ, Vật lý nhiệt, Hạt nhân và phóng xạ, Thí nghiệm/thực hành vật lý…

- Hóa học: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Liên kết hóa học, Năng lượng hóa học, Động hóa học, Điện hóa học, Hóa học vô cơ và các nguyên tố, Đại cương kim loại, Phức chất hóa học, Các dãy hidrocacbon, Dẫn xuất halogen – alcohol- phenol, các hợp chất carbonyl, Chất béo (ester – lipid), Carbohydrate, Hợp chất chứa dị tố nitơ, lưu huỳnh, Hợp chất polymer, Thí nghiệm/thực hành hóa học…

- Sinh học: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, Sinh học tế bào, Vi sinh vật và virus, Sinh học cơ thể, Di truyền học, Tiến hóa, Sinh thái học và môi trường, Sinh học phân tử, Kiểm soát sinh học, Thí nghiệm/thực hành sinh học…

- Lịch sử: Lịch sử thế giới cận đại và hiện đại, Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại, Lịch sử Việt Nam và một số chuyên đề danh nhân lịch sử, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam…

- Địa lý: Địa lý đại cương, Địa lý kinh tế - xã hội thế giới, Địa lý Việt Nam (tự nhiên, dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế) và một số chuyên đề thiên tai và các biện pháp phòng chống, phát triển làng nghề…

Phần 3 của bài thi cũng có thể thiết kế chỉ có các câu hỏi ngoại ngữ dành để đánh giá năng lực ngoại ngữ chuyên biệt. Đề thi tham khảo của bài thi đánh giá năng lực năm 2025 dự kiến công bố trong tháng 8 năm 2024.

Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018
Giáo dục

Hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày của Bộ GD-ĐT chưa đáp ứng yêu cầu Chương trình GDPT 2018

Bộ GD-ĐT thừa nhận, việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chưa được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, chưa khai thác và sử dụng hết hiệu suất về cơ sở vật chất và định biên giáo viên được giao cho nhà trường. Công văn hướng dẫn dạy học 2 buổi/ngày chưa đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 cần phải thay đổi điều chỉnh.

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp
Giáo dục

Nữ sinh xuất sắc Đại học Ngoại thương được tuyển dụng chính thức khi chưa tốt nghiệp

Nguyễn Diệu Quỳnh là một trong những sinh viên có thành tích xuất sắc nhất trong đợt xét tốt nghiệp sớm của Trường Đại học Ngoại thương năm 2025, với điểm trung bình gần tuyệt đối 3.98/4.0. Đầu năm 2025, khi chưa chính thức tốt nghiệp, Diệu Quỳnh đã được tuyển dụng làm nhân viên chính thức ở một công ty lớn.

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?
Giáo dục

Giải pháp nào để xây dựng thế hệ trẻ bản lĩnh hội nhập, khát vọng để vươn mình trong kỷ nguyên mới?

Làm thế nào để xây dựng và nuôi dưỡng một thế hệ thanh niên mạnh mẽ, trí tuệ và văn minh để Việt Nam không ngừng vươn lên, trở thành quốc gia phát triển, biểu tượng của khát vọng, sức mạnh và ý chí dân tộc? Giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trẻ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, rèn luyện thể chất, bản lĩnh hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? …

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt
Chính trị

Quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành để đáp ứng nhu cầu lao động chuyên biệt

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trường Cao đẳng Công nghệ Việt - Hàn Bắc Giang kiến nghị quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở đào tạo thực hành theo cấp độ đào tạo và theo vùng kinh tế, để đáp ứng nhu cầu chuyên biệt theo từng lĩnh vực khác nhau. Qua đó bảo đảm sự cân bằng, hiệu quả về cơ cấu, số lượng, trình độ lao động theo đặc điểm từng vùng kinh tế.

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi
Giáo dục

Giải pháp thu hút giảng viên giỏi

Để thu hút giảng viên trình độ cao, các cơ sở giáo dục đại học công lập tại TP. Hồ Chí Minh đang “tung” nhiều chính sách hấp dẫn. Việc này nhằm tăng chất lượng và quy mô đào tạo, đáp ứng theo chuẩn, đồng thời đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT giải thích cách quy đổi điểm xét tuyển đại học 2025 đang gây tranh luận

Chiều ngày 3.4, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã có cuộc trao đổi với báo chí về cách quy đổi điểm các phương thức xét tuyển đại học năm 2025, đang gây tranh luận trên các diễn đàn như cách tính điểm quy đổi giữa các phương thức tuyển sinh?, nếu có sự chênh lệch trong việc quy đổi điểm với thực lực của thí sinh, Bộ có kế hoạch gì để đánh giá lại chất lượng đầu vào?, độ tin cậy về dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT và học bạ khi xét tuyển đại học?...

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57
Giáo dục

Ba Đại học hàng đầu Việt Nam ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57

Chiều 3.4, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển công nghệ chiến lược gắn với hợp tác của doanh nghiệp theo nội dung của Nghị quyết 57-NQ/TW dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm
Giáo dục

Đề nghị UBND các tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động dạy thêm - học thêm

Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm toàn diện về công tác tuyển sinh THCS, THPT và quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 10/CĐ-TTg.