Đề xuất trao nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng biệt cho tỉnh Nghệ An

Chiều 31.5, thảo luận tại Tổ 11 (Đoàn ĐBQH các tỉnh Tuyên Quang, Tây Ninh, Sơn La, TP. Đà Nẵng), về dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An, các đại biểu cho rằng, các chính sách mới đã trao nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng biệt trong phát triển kinh tế, văn hóa giúp Nghệ An phát triển xứng tầm trung tâm vùng Bắc Trung Bộ.

Cần luật hóa nội dung về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng?

Cơ bản thống nhất với Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung chính sách đặc thù đối với tỉnh Nghệ An, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu cho rằng, dự thảo nghị quyết sẽ phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Nghệ An nhanh và bền vững trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam và xứ Nghệ.

Đề xuất trao nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng biệt cho tỉnh Nghệ An -0
ĐBQH Âu Thị Mai (Tuyên Quang) phát biểu

Về chính sách tách dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công tại khoản 5, Điều 4, ĐBQH Âu Thị Mai (Tuyên Quang) cho rằng, nhiều năm qua, không ít dự án đầu tư, nhất là các dự án xây dựng hạ tầng giao thông chậm tiến độ do bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng đã gây ra nhiều hệ lụy, như: bị đội vốn; các công trình hạ tầng giao thông dang dở trở thành lô cốt, nút thắt, gây mất vệ sinh môi trường, bức xúc trong dư luận Nhân dân; các nhà đầu tư, nhà thầu kiệt quệ vì phải chờ đợi hoặc không hoàn thành dự án.

Thực tế, theo đại biểu Mai, nhiều dự án chưa giải phóng mặt bằng đã khởi công, sau đó không thể triển khai được vì không giải phóng mặt bằng được, trong khi giá nguyên vật liệu, nhân công, các quy định của pháp luật liên tục có sự thay đổi nên đến khi tái khởi động được thì dự án đội vốn hoặc phát sinh những khó khăn khác.

Đại biểu đề nghị cân nhắc thí điểm tách công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tỉnh Nghệ An, Chính phủ cần sớm nghiên cứu trình Quốc hội luật hóa nội dung về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng được áp dụng rộng rãi để trở thành động lực mới cho đầu tư, phát triển, nhất là hạ tầng giao thông của cả nước.

Đề xuất trao nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng biệt cho tỉnh Nghệ An -0
ĐBQH Nguyễn Văn Quảng (Đà Nẵng) phát biểu

Cũng về nội dung này, ĐBQH Nguyễn Văn Quảng (Đà Nẵng) nhấn mạnh, cần có một nghị quyết để giải quyết được những vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng, bởi “luật hóa” nội dung này sẽ cần thời gian lâu hơn.

Theo đại biểu, trên cơ sở việc tổ chức thí điểm của các địa phương như Khánh Hòa và để đồng bộ với Luật Đất đai năm 2024, trong đó có yêu cầu việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất, đòi hỏi cấp thiết giải quyết vấn đề này. Để triển khai cùng thời điểm Luật Đất đai có hiệu lực, cần có nghị quyết để đưa vào thực hiện sớm nhất có thể.

Bổ sung thêm nhiều cơ chế, chính sách đặc thù

Thống nhất quan điểm phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương, để đầu tư các công trình hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh và phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây Nghệ An, ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng) cho rằng, điều này sẽ tạo sự chủ động cho địa phương trong việc cân đối, lập kế hoạch bố trí nguồn lực cho các dự án.

Đề xuất trao nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng biệt cho tỉnh Nghệ An -0
ĐBQH Trần Chí Cường (Đà Nẵng) phát biểu

Theo đại biểu, điều kiện phát triển của mỗi địa phương khác nhau, ngay trong một tỉnh, tính vùng miền, khả năng phát triển cũng rất khác nhau nên việc tương hỗ, hỗ trợ nhau từ nguồn ngân sách chung của tỉnh rất quan trọng. Đặc biệt, miền Tây Nghệ An còn là địa bàn quan trọng, nhạy cảm về chính trị, quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, theo đại biểu, nếu thực hiện đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) như Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, tức là không vượt quá 70% số tăng thu ngân sách trung ương từ các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách TP. Hồ Chí Minh so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao sẽ rất khó thực hiện. Bởi trong điều kiện kinh tế - xã hội và nguồn thu ngân sách của Nghệ An không thể so sánh với TP. Hồ Chí Minh hay Hải Phòng, nên việc dùng ngân sách nhà nước cùng với xã hội hóa để đầu tư sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, đại biểu đề nghị cần nghiên cứu sâu hơn các biện pháp thúc đẩy xã hội hóa trong các lĩnh vực mà Nghệ An quan tâm.

Đề xuất trao nhiều cơ chế, chính sách đặc thù riêng biệt cho tỉnh Nghệ An -0
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 11

Băn khoăn về chính sách này, theo đại biểu Âu Thị Mai, thực tế cả nước còn nhiều địa phương khó khăn cả về hạ tầng, điều kiện kinh tế - xã hội, cần hỗ trợ, đầu tư từ Trung ương, do đó việc bố trí nguồn lực đầu tư ngân sách trung ương cần đảm bảo cân đối, hài hòa trong tổng thể chung, đồng thời mức phân bổ thêm 50% số vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho Nghệ An cần được xem xét, căn cứ phù hợp với quy định khoản 3 Điều 40 của Luật Ngân sách nhà nước.

Đại biểu đề nghị Chính phủ cần phải đánh giá tác động cụ thể về ảnh hưởng đến vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương. Việc quy định cơ chế chính sách mới, khác luật sẽ tạo sự thiếu công bằng giữa các địa phương, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhưng không được thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù.

Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333

Sáng 3.4, tại Đắk Lắk, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Công ty cổ phần Mía đường 333 về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan

Sáng nay, 3.4 (theo giờ địa phương), tức chiều cùng ngày giờ Hà Nội, tại trụ sở Quốc hội Armenia, Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón trọng thể, chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sang thăm chính thức Armenia.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về mức áp thuế mới của Hoa Kỳ đối với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam

Sáng 3.4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá tình hình, tác động từ chính sách thuế của Hoa Kỳ, thảo luận đưa ra các giải pháp thích ứng với tình hình.

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)
Chính trị

Góp ý dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi)

Ngày 3.4, tại TP. Cần thơ, Ủy ban Công tác đại biểu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội thảo. Cùng tham dự có các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu và lãnh đạo Đoàn ĐBQH và HĐND của 50 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương
Chính trị

Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Sáng 3.4 (tức ngày 6.3 âm lịch), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 50 đại biểu trở về từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, dâng hương tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Trung Kiên dẫn đầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, tặng quà tri ân gia đình có công tại Khánh Hoà
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm, tặng quà gia đình có công tại Khánh Hòa

Sáng 3.4, nhân chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã đến thăm, tặng quà gia đình cán bộ lão thành cách mạng Cao Thị Dưỡng và gia đình ông Nguyễn Xuân Dậu, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tại TP. Nha Trang.

Tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết
Chính trị

Tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết

Tại Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám sáng nay, 3.4, đại biểu đề nghị cần tăng cường trách nhiệm, làm rõ thẩm quyền trong việc ban hành văn bản chi tiết, nhất là trong bối cảnh đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, luật chỉ quy định những vấn đề khung, mang tính nguyên tắc, trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn sẽ tăng lên rất nhiều.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại Nguyễn Hải Hưng phát biểu
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với Bộ Tư lệnh Binh chủng Công binh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp và dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Chính trị

Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV

Sáng 3.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 22 Hùng Vương, Thường trực Ủy ban ban Dân nguyện và Giám sát đã tổ chức Phiên họp giải trình, cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chính trị

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Tô Lâm
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương

Lời Tòa soạn: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có Bài viết với chủ đề “Vươn mình trong hội nhập quốc tế”, xác định rõ các định hướng hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần
Chính trị

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtai Siphandone từ trần

Được tin đồng chí Đại tướng Khamtai Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào từ trần ngày 2.4.2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Điện chia buồn.

Bài 1: Bứt phá công nghệ – con đường duy nhất để tăng trưởng bền vững
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Bứt phá công nghệ – con đường duy nhất để tăng trưởng bền vững

Lời Tòa soạn: Nghị quyết 57-NQ/TW ra đời phản ánh quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước ta nhằm “đi tắt đón đầu” xu hướng toàn cầu, tạo ra xung lực mới đưa đất nước bứt phá vươn lên. Đây là bước đi kịp thời và chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ toàn cầu ngày càng gay gắt và Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu chậm chân. Vấn đề hiện nay là phải hành động cấp thiết để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành động lực bứt phá cho sự phát triển của đất nước.
Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về chủ đề này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Cộng hòa Belarus
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Cộng hòa Belarus

Chiều 2.4, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Cộng hòa Belarus Anatoly Sivak nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam, đồng chủ trì Khóa họp 16 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Belarus về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, dự triển lãm “Việt Nam EXPO 2025” và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Belarus tại Hà Nội.

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao
Chính trị

Xây dựng chính sách “visa nhân tài” để thu hút Việt kiều, người nước ngoài trình độ cao

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 2.4, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) kiến nghị nghiên cứu xây dựng chính sách thị thực (visa) cởi mở, đột phá, trong đó có “visa nhân tài” để thu hút đối tượng là người gốc Việt và người nước ngoài có trình độ cao.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO, Armenia

Chiều 2.4 (theo giờ địa phương), tiếp tục chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham quan Trung tâm Công nghệ sáng tạo TUMO - một trung tâm giáo dục miễn phí giúp thanh thiếu niên tự học và nâng cao trình độ.