Đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ 2 môn bắt buộc

Bộ GD-ĐT vừa công bố kết quả lấy ý kiến về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Trong đó, bên cạnh Lựa chọn 4+2 hoặc 3+2, nhiều địa phương, chuyên gia đề xuất thêm Lựa chọn 2+2 và cho rằng phương án này sẽ giảm thực sự áp lực thi cử cho học sinh.

Nhiều ý kiến phân tán về môn thi bắt buộc

Theo đó, Bộ GD-ĐT cho biết Dự thảo Phương án thi cơ bản nhận được sự đồng thuận cao về nội dung, mục đích kỳ thi, hình thức môn thi, sự phân cấp, trách nhiệm của địa phương và trung ương, lộ trình triển khai, số lượng môn thi tự chọn,...

Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến phân tán về môn thi bắt buộc vì có thể dẫn đến các vấn đề: làm tăng áp lực thi cử, dễ gây nên việc chọn khối khoa học xã hội nhiều hơn so với khoa học tự nhiên; ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp của học sinh cũng như phân công giáo viên trong quá trình giảng dạy tại nhà trường (môn thừa, môn thiếu).

Kết quả khảo sát cho thấy, 26,41 - 30,2% người được khảo sát ủng hộ Lựa chọn 4+2, tức thí sinh học chương trình THPT phải thi 6 môn, gồm thi bắt buộc 4 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT phải thi 5 môn, gồm: thi bắt buộc 3 môn gồm Ngữ văn, Toán, Lịch sử và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Có 68,8 - 73,59% người được khảo sát ủng hộ Lựa chọn 3+2, tức thí sinh học chương trình THPT phải thi 5 môn, gồm: thi bắt buộc 3 môn gồm Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Lịch sử).

Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT phải thi 4 môn, gồm: thi bắt buộc 2 môn gồm Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12.

Đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ 2 môn bắt buộc -0
Kết quả khảo sát do Bộ GD-ĐT vừa công bố

Ưu - nhược điểm của 2 phương án 4+2 và 3+2

Theo các ý kiến khảo sát, ưu điểm của Lựa chọn 4+2 là các môn bắt buộc đều được tổ chức thi; việc được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là làm tăng áp lực thi cử cho học sinh và công tác tổ chức thi, vì số buổi thi nhiều hơn gây tốn kém về nguồn lực con người và tài chính (số buổi thi theo lựa chọn này là 5 buổi, nhiều hơn 1 buổi thi so với hiện nay).

Ngoài ra, thực trạng hiện nay học sinh chọn khối Khoa học xã hội nhiều hơn Khoa học tự nhiên, do đó, sẽ làm trầm trọng hơn việc lệch khối này, ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; làm giảm vai trò nhóm môn học tự chọn bởi riêng 4 môn thi bắt buộc đã tạo nên được 4 tổ hợp tuyển sinh nghiêng về xã hội.

Một nhược điểm khác là ảnh hưởng đến chọn môn học của học sinh, dẫn đến việc phân công giáo viên trong quá trình giảng dạy tại nhà trường môn thừa, môn thiếu.

Đề xuất thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ 2 môn bắt buộc -0
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023 (Ảnh: Trần Hiệp)

Với Lựa chọn 3+2, ưu điểm là công tác tổ chức thi và việc thi của thí sinh sẽ được giảm nhẹ hơn, giảm áp lực, giảm tốn kém so với hiện nay (thí sinh chỉ thi 5 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi (4 buổi) bằng số buổi thi hiện nay. Ngoài ra, phương án này cân bằng hơn (so với Lựa chọn 4 + 2) cho học sinh chọn học và chọn thi giữa tổ hợp Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên.

Việc được chọn 2 môn lựa chọn để thi cũng giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi trong việc sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.

Bên cạnh đó là ưu điểm về việc kế thừa cách lựa chọn môn thi đã ổn định trong thời gian dài: Chỉ chọn thi 3 môn học bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ)/tổng số các môn học bắt buộc gồm (Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Tin học, Thể dục, Giáo dục Quốc phòng và An ninh); 6 môn học khác trở thành môn thi tự chọn trong 2 tổ hợp môn (Khoa học tự nhiên: Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).

Tuy nhiên, phương án này cũng có nhược điểm là có thể ảnh hưởng đến việc dạy và học Lịch sử đối với các học sinh không chọn môn này để thi. Bên cạnh đó, phương án này dẫn đến xu hướng tăng việc lựa tổ hợp tuyển sinh Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; làm giảm một phần vai trò của nhóm môn học tự chọn.

Đề xuất thêm Lựa chọn 2+2

Bộ GD-ĐT cũng cho biết, trong quá trình đánh giá tác động về Lựa chọn 4+2 tại TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh, Lạng Sơn và Bắc Giang, có thêm nhiều ý kiến đề xuất về Lựa chọn 2+2, tức thí sinh học chương trình THPT và chương trình GDTX cấp THPT phải thi 4 môn, gồm thi bắt buộc 2 môn gồm Ngữ văn, Toán và 2 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (bao gồm cả môn Ngoại ngữ và Lịch sử).

Có 17.981 cán bộ, giáo viên tham gia ý kiến, trong đó 40% chọn Lựa chọn 4+2; 59,8% chọn Lựa chọn 2+2 môn thi và 0,2% chọn ý kiến khác.

Theo các ý kiến, Lựa chọn 2+2 có ưu điểm là giảm thực sự áp lực thi cử cho học sinh và giảm thực sự chi phí cho gia đình học sinh và cả xã hội (thí sinh chỉ thi 4 môn, hiện nay 6 môn). Số buổi thi là 3 buổi, giảm 1 buổi so với hiện nay.

Bên cạnh đó, phương án này không gây nên sự mất cân bằng giữa các tổ hợp tuyển sinh; phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Tạo điều kiện cho các học sinh dành thời gian học các môn lựa chọn phù hợp với định hướng nghề nghiệp của các em. Thí sinh được chọn 2 môn lựa chọn để thi giúp thí sinh phát huy năng lực sở trường; tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét vào các cơ sở giáo dục đại học.

Phương án này cũng có nhược điểm là có thể làm ảnh hưởng đến việc dạy và học môn Lịch sử và Ngoại ngữ, hai môn này hiện nay đang là môn bắt buộc học.

Do đó, Bộ GD-ĐT tiếp tục xin ý kiến các địa phương, chuyên gia về số lượng môn thi phù hợp với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 theo 3 phương án Lựa chọn 4+2, 3+2 và 2+2.

Việc Bộ GD-DT tiếp tục xin ý kiến về phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 là cần thiết để có được phương án phù hợp nhất với thực tế và đáp ứng được nguyện vọng của các thí sinh.

Giáo dục

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh
Giáo dục

ĐH Bách khoa Hà Nội xử lý vụ sinh viên ăn cơm canh thừa: Thầy cô ăn cùng sinh viên, mở mã QR nhận phản ánh

Sau sự việc phản ánh, sinh viên ăn cơm canh thừa, Ban lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đã triển khai ngay việc chỉ đạo tất cả thầy cô của Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh ăn cùng sinh viên trong các bữa ăn. Bên cạnh đó, nhà trường đã dán các QR code tại các khu ở của sinh viên để các em có thể trực tiếp phản ánh về các vấn đề trong trường.

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật

Phóng sự về việc sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng phải ăn cơm canh thừa bữa trước, nhiều dị vật bất thường, lên sóng chương trình Chuyển động 24h đã gây xôn xao dư luận. Đa số ý kiến bày tỏ sự bức xúc, xót xa và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý thật nghiêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Giáo dục

Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngày 29.12.2023, Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa theo cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Tuy nhiên, các đề thi minh họa của các môn học đều có tiêu đề là “Đề kiểm tra lớp 10” của môn học đó. Do vậy, học sinh và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh đang mong chờ đề minh họa thực sự của kì thi tốt nghiệp THPT của năm 2025.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.