Đề xuất hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo tối thiểu 360.000 đồng/tháng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi phổ cập học tập tại các cơ sở phổ cập giáo dục mầm non được hỗ trợ tiền ăn trưa tối thiểu là 360.000 đồng/tháng/cháu. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo về đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo ở một số tỉnh, thành phố.
Theo dự thảo, đối tượng được hưởng chính sách gồm: Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi thực hiện phổ cập thường trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn, xã khó khăn đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi thực hiện phổ cập là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo thường trú tại xã khu vực II, khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang học tại cơ sở giáo dục mầm non thuộc xã khu vực III, khu vực II, khu vực I, xã khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi phổ cập thuộc các trường mầm non công lập được miễn học phí; đối với các trường hợp khác việc miễn giảm học phí được thực hiện theo chính sách hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành.

Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi phổ cập học tập tại các cơ sở phổ cập giáo dục mầm non được hỗ trợ tiền ăn trưa tối thiểu là 360.000 đồng/tháng/cháu. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi phổ cập học tập tại các cơ sở phổ cập giáo dục mầm non được hỗ trợ hỗ trợ chi phí học tập là 160.000 đồng/tháng/cháu. Thời gian hỗ trợ tính theo số tháng học thực tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.

Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, khả năng cân đối tài chính ngân sách của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cấp cùng cấp ban hành định mức cụ thể về miễn giảm học phí, hỗ trợ ăn trưa, hỗ trợ chi phí học tập đối với trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi phổ cập.

Đề xuất hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo trong tuổi phổ cập giáo dục mầm non -0
Ảnh minh họa/ITN

Bên cạnh đó, dự thảo cũng nêu rõ một số chính sách thu hút đội ngũ, ưu đãi đối với giáo viên mầm non khi thực hiện thí điểm phổ cập giáo dục mầm non. Cụ thể, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy định chính sách ưu đãi về tuyển dụng, thu hút giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập thực hiện phổ cập giáo dục mầm non, căn cứ khả năng ngân sách của địa phương để xem xét quyết định mức ưu đãi khi tuyển dụng tối thiểu 1 năm tiền lương cơ bản.

Giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập thực hiện phổ cập giáo dục mầm non được hỗ trợ tối thiểu 960.000 đồng/tháng, hưởng không quá 9 tháng/năm học. Mức hỗ trợ cụ thể do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định.

Giáo viên mầm non tại các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện phổ cập giáo dục mầm non được tham gia bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hàng năm theo Chương trình bồi dưỡng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và đào tạo đề xuất cấp từ nguồn kinh phí thực hiện Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025 (Quyết định số 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ); giai đoạn tiếp theo từ nguồn bồi dưỡng thường xuyên giáo viên hàng năm.

Kinh phí thực hiện các chính sách quy định trên gồm: Ngân sách nhà nước bao gồm: ngân sách địa phương; ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành; nguồn vốn xã hội hóa giáo dục và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác. Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.