Đề Ngữ văn hay, phân hóa cao, học sinh trung bình có thể đạt 5- 6 điểm

Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2023 của Bộ Giáo dục & Đào tạo là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao. Vì vậy, học sinh cần phải nắm chắc kiến thức và thuần thục các kĩ năng làm các dạng bài mới có thể đạt được điểm khá, giỏi.

Gợi ý hướng dẫn giải đề thi môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT 2023
Đề thi môn Ngữ văn THPT năm 2023

Cô Phạm Thị Thu Phương – GV môn Ngữ Văn tại Tuyensinh247.com cho biết: Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2023 giữ nguyên cấu trúc của đề thi minh họa kì thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn do Bộ GD&ĐT công bố, cũng là cấu trúc của đề thi chính thức môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Học sinh trung bình nắm chắc kiến thức cơ bản có thể đạt được điểm 5- 6 đủ đảm bảo để xét tốt nghiệp, học sinh khá có thể đạt được trên dưới điểm 7, học sinh giỏi có thể đạt được điểm 8 trở lên.

Giáo viên: Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản mới có thể đạt được điểm 5- 6 môn Ngữ văn -0
Thí sinh tự tin ra khỏi phòng thi môn Ngữ văn

Phân tích cấu trúc đề thi chính thức 2023, phần Đọc hiểu theo giáo viên dạy văn, Đề cung cấp 01 văn bản đọc hiểu với dung lượng vừa phải và đưa ra 4 câu hỏi đọc hiểu ở các mức độ từ nhận biết (câu 1- xác định thể thơ của đoạn trích; câu 2- chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè trong 3 dòng thơ cho sẵn) đến thông hiểu (câu 3- nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong 4 dòng thơ cho sẵn), rồi đến vận dụng (câu 4- rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân từ suy ngẫm của tác giả trong dòng thơ “Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình”).

Dù ở các mức độ của tư duy, nhưng các câu hỏi đều không khó, đặc biệt là hết sức quen thuộc, nên học sinh có thể trả lời dễ dàng. Phổ điểm cho phần này sẽ là 2 đến 2,5 điểm.

Đối với phần Làm văn (7 điểm),  gồm 2 câu: câu 1 (2 điểm) yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội - giới hạn dung lượng khoảng 200 chữ, câu 2 (5 điểm) yêu cầu viết bài văn nghị luận văn học - không giới hạn dung lượng.

- Câu 1 đưa ra vấn đề “sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống” liên quan đến nội dung của văn bản đọc hiểu trong phần I. Để hoàn thành đoạn văn nghị luận xã hội, trước hết học sinh cần nêu vấn đề một cách ngắn gọn, rồi đi vào giải thích khái niệm “cân bằng cảm xúc”, phân tích các biểu hiện và ý nghĩa của việc biết cân bằng cảm xúc, nêu dẫn chứng minh họa, bàn luận mở rộng phản biện, và cuối cùng, học sinh phải biết liên hệ bản thân để nhận ra những bài học nhận thức và bài học hành động ý nghĩa, thiết thực.

Học sinh cũng cần biết kết hợp các thao tác lập luận để tạo lập văn bản. Cần chú ý đảm bảo chuẩn dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Đây là tư tưởng đạo lí gần gũi, quen thuộc, không xa lạ với học sinh nên cũng không “làm khó” các em. Phổ điểm của câu 1 sẽ là 1,5 điểm.

- Câu 2 yêu cầu học sinh phân tích một đoạn trích ngắn trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân, từ đó nêu lên nhận xét về cách nhìn cuộc sống của tác giả được thể hiện qua văn bản trích dẫn.

Đề bài đòi hỏi học sinh không chỉ nắm chắc kiến thức về tác giả, tác phẩm; thành thạo kĩ năng phân tích một đoạn trích văn bản văn xuôi; mà còn phải biết khái quát nhận diện được cách nhìn cuộc sống của nhà văn. Đây là một đoạn trích hay, tiêu biểu, có nhiều ý nghĩa, học sinh sẽ dễ dàng tạo lập hệ thống luận điểm và phân tích được những tầng nghĩa ẩn sau câu chữ.

Tuy nhiên, để nhận xét được cách nhìn cuộc sống của nhà văn thể hiện qua đoạn trích, học sinh phải thực sự hiểu tác phẩm, hiểu nhân vật và hiểu phong cách của nhà văn Kim Lân.

Đó là cái nhìn sắc sảo để phơi bày hiện thực xã hội những năm trước cách mạng, nhưng cũng chan chứa tình yêu và niềm tin về khả năng kì diệu của con người khi bị đẩy đến bờ vực, con người không còn là nạn nhân một chiều của hoàn cảnh mà có khả năng cải tạo hoàn cảnh, cách mạng chính là con đường sáng dẫn lối.

Yêu cầu đặt ra với học sinh hoàn toàn nằm trong phần kiến thức cơ bản đã được học của chương trình Ngữ văn 12, nên phổ điểm sẽ nằm trong khoảng từ 3 đến 3,5 điểm. Những học sinh khá giỏi, có năng lực phân tích và khả năng diễn đạt tốt sẽ dễ dàng đạt được 4,0 điểm trở lên cho câu này.

Nhìn chung, giáo viên nhận định: "Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2023 của Bộ Giáo dục & Đào tạo là một đề hay, bao quát, bám sát chương trình sách giáo khoa, có đầy đủ các mức độ nhận thức, có tính phân loại học sinh cao. Vì vậy, học sinh cần phải nắm chắc kiến thức và thuần thục các kĩ năng làm các dạng bài mới có thể đạt được điểm khá, giỏi".

Giáo viên nhận định: Đề Ngữ văn hay, phân hóa cao, học sinh trung bình có thể đạt 5- 6 điểm -0
Thí sinh tan thi môn Văn (Ảnh: Trần Hiệp)

Đề có tính phân loại, đòi hỏi cán bộ chấm thi phải tinh tế

Nhận xét về đề thi Ngữ văn, TS Văn học Trịnh Thu Tuyết cho rằng: "Đề thi Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT 2023 đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Cũng như nhiều năm trước, đề thi vừa sức, quen thuộc, hơn thế nữa, do mô hình cơ bản không thay đổi nên các kiểu dạng câu hỏi không bất ngờ với thí sinh.

Khả năng phân loại của đề vẫn là sự phân loại của các mức độ đọc hiểu và cảm thụ văn bản, sự phân loại chủ yếu được ghi nhận bởi cách đánh giá tinh tế, chính xác của giám khảo". 

Về phần Làm văn, TS Trịnh Thu Tuyết phân tích thêm: Đề thi giữ nguyên cấu trúc quen thuộc, gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm):  Câu lệnh đã cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ đoạn trích của phần đọc hiểu, đó là yêu cầu “Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống”.

Nếu nhìn tổng thể những khía cạnh có thể yêu cầu nghị luận về một vấn đề như: biểu hiện, nguyên nhân, ý nghĩa/hậu quả, giải pháp, bài học nhận thức và hành động cho bản thân… thì yêu cầu “trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống”  yêu cầu thí sinh bàn luận về vai trò/ý nghĩa/tầm quan trọng của một trong những kĩ năng sống không thể thiếu, đặc biệt trong một thời đại có quá nhiều biến động/tác động như hiện nay, đó là khả năng tự cân bằng cảm xúc của bản thân. 

Đây là một vấn đề rất thiết thực với bất kì lứa tuổi nào trong cuộc sống, nhưng đặc biệt là tuổi trẻ, khi các em có nhiều nhiệt tình, khát vọng…nhưng có thể còn mỏng về kinh nghiệm, về kĩ năng sống và vì thế dễ bị những cảm xúc tiêu cực chi phối.

Tính thiết thực của vấn đề nghị luận có thể giúp tìm ra những điểm sáng trong bài làm của thí sinh.

Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề khá trừu tượng và tính thiết thực của việc cân bằng cảm xúc trong thực tế cuộc sống luôn là không dễ dàng với bất kì ai; do đó với một bộ phận không nhỏ các thí sinh, câu hỏi này rất khó để các em đạt được điểm tối đa. Nhưng nhìn ở một góc độ khác, thì câu hỏi này đã góp phần tạo ra tính phân loại tương đối rõ rệt cho bài làm của thí sinh.

Câu 2 (5,0 điểm): Câu nghị luận văn học vẫn sử dụng cấu trúc đề quen thuộc: sau trích đoạn cuối cùng của truyện ngắn “Vợ nhặt” là một câu lệnh có 2 vế tương ứng với 2 yêu cầu: phân tích đoạn trích trong truyện ngắn và “nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích”. 

Với ngữ liệu nghị luận là đoạn kết mang âm hưởng tươi sáng của sự đổi đời, của cuộc sống ấm no – sự tươi sáng dù mới chỉ thấp thoáng hiện ra qua câu chuyện của 3 mẹ con Tràng, qua cảm giác “tiếc rẻ vẩn vơ” của Tràng và đặc biệt qua hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới” ở cuối truyện, thí sinh hoàn toàn có thể tích hợp yêu cầu của hai câu lệnh bởi khi các em phân tích đoạn trích với những chi tiết miêu tả lời nói, thái độ, tâm trạng…của các nhân vật thì cũng đồng thời phải đề cập đến cách nhìn tích cực của nhà văn Kim Lân với cuộc sống và số phận con người trong nạn đói khủng khiếp 1945.

Điều này sẽ giúp cho những thí sinh có năng lực tư duy tốt có thể thực hiện tích hợp hai yêu cầu của đề, tránh được sự trùng lặp những nội dung đã phân tích.

"Vẫn có một cảm giác hơi tiếc nuối khi ngữ liệu được chọn để nghị luận không phải là đoạn văn hay nhất, tiêu biểu nhất cho tài hoa của nhà văn Kim Lân trong nghệ thuật miêu tả tâm lí và khắc họa chân dung nhân cách, thân phận…các nhân vật; và do đó đoạn kết chưa thực sự xứng với tầm một tác phẩm được coi là kiệt tác của Kim Lân" - TS Tuyết nói. 

Giáo viên nhận định: Đề Ngữ văn hay, học sinh trung bình có thể đạt 5- 6 điểm -0
Thí sinh và phụ huynh bày tỏ niềm vui khi tan thi môn Ngữ Văn (Ảnh: Trần Hiệp)

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.