Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng

Là một trong những đơn vị đi đầu trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho cán bộ, đoàn viên thanh niên, những năm qua, các Tiểu đoàn thuộc Học viện Hậu cần luôn coi trọng việc đổi mới và vận dụng linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp để bộ đội dễ hiểu, dễ nhớ và dễ áp dụng vào thực tiễn.

Tích lũy thêm kiến thức pháp luật

Với phương châm "mưa dầm thấm lâu", mỗi tuần, Đại đội 9 thuộc Tiểu đoàn 3 của Học viện Hậu cần luôn lựa chọn một điều luật để tuyên truyền, phổ biến trên bảng tin thi đua với chuyên mục "Mỗi tuần một điều luật" của đơn vị. Đồng thời, quán triệt, phổ biến cho bộ đội trong giờ đọc báo, sinh hoạt đơn vị; yêu cầu 100% cán bộ, học viên nghiên cứu, nắm chắc nội dung điều luật. Hàng ngày, thông qua sinh hoạt tổ, đọc báo... đội ngũ cán bộ từ tiểu đội trưởng đến cán bộ đại đội sẽ kiểm tra nhận thức của bộ đội về nội dung điều luật đã được quán triệt.

Đặc biệt, trong các ngày chính trị văn hóa tinh thần, đơn vị tổ chức PBGDPL cùng với các nội dung học tập chính trị. Cùng với đó là tổ chức trò chơi "Hái hoa dân chủ" trong thời gian thảo luận, ôn tập, với những câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế trên phần mềm PowerPoint để đoàn viên thanh niên tích lũy thêm kiến thức về pháp luật.

Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng -0
Hội thi tuyên truyền với chủ đề "Giữ vững kỷ cương, thượng tôn pháp luật" tại Tiểu đoàn 4, Học viện Hậu cần. Ảnh: Học viện Hậu cần

Nhằm lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật, Hội thi tuyên truyền với chủ đề "Giữ vững kỷ cương, thượng tôn pháp luật" cũng vừa được Đại đội 14, Tiểu đoàn 4, Học viện Hậu cần tổ chức. Tại đây, các đội trải qua 3 phần thi: Chào hỏi; hiểu biết về pháp luật và tiểu phẩm pháp luật. Đặc biệt, nội dung thi được xây dựng theo hướng thiết thực, gắn với sinh hoạt, học tập, rèn luyện của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ.

Để hội thi thành công, những ngày trung tuần tháng 11.2023, ở những tiểu đoàn quản lý học viên, các đội đã sôi nổi luyện tập, ôn luyện kiến thức pháp luật như Luật Giao thông đường bộ; Luật An ninh mạng; Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia; Thông tư 16 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; các quy định, quy chế của Học viện... Ngoài ra, còn luyện tập kỹ năng xử trí, trả lời câu hỏi và các nội dung tiểu phẩm tuyên truyền.

Thông qua Hội thi nhằm khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật Nhà nước, vai trò của kỷ luật quân đội và quy định đơn vị trong quản lý bộ đội, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện "Mẫu mực, tiêu biểu", góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết kiến thức pháp luật; tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL tại đơn vị; hạn chế thấp nhất vụ việc vi phạm kỷ luật thông thường, ngăn ngừa vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, vi phạm pháp luật của cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ trong Tiểu đoàn.

Điểm mới của Hội thi năm nay đó là sân khấu hóa được thực hiện ngay từ màn chào hỏi; phần thi kiến thức các đội lần lượt mở và trả lời câu hỏi, nếu trả lời sai thì đội khác được quyền bổ sung; phần thi "Tiểu phẩm pháp luật" đề cập đến nhiều lĩnh vực có tính thời sự, sát với tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật của đơn vị. Bằng kiến thức và trình độ hiểu biết về pháp luật cùng với sự sáng tạo, độc đáo trong phong cách thể hiện, đặc biệt là các tiểu phẩm pháp luật gắn sát và phản ánh khá chân thực một số vi phạm, tệ nạn xã hội đã và đang len lỏi vào trong môi trường quân đội, đơn vị. 

Mặt khác, với việc kết hợp xen kẽ tiết mục văn nghệ đầy trẻ trung và sôi động giữa các đại đội, các đội chơi đã đem đến Hội thi bầu không khí cuồng nhiệt, đầy ắp tiếng cười và trang bị một khối lượng kiến thức hết sức bổ ích về quy định pháp luật, kỷ luật quân đội; qua đó góp phần nâng cao nhận thức tự giác chấp hành pháp luật cho cán bộ, học viên, nhân viên, chiến sĩ tại đơn vị.

Sôi nổi hưởng ứng cuộc thi "Thanh niên quân đội thượng tôn pháp luật"

Trong cuộc thi "Thanh niên quân đội thượng tôn pháp luật" năm 2023, các đoàn viên thanh niên thuộc Đại đội 9, Tiểu đoàn 3 đã chung tay sáng tạo công trình mô hình dự thi với nhiều điểm nhấn ấn tượng. Mô hình là một khối tổng thể thống nhất với màu đỏ, vàng, xanh là chủ đạo; bao gồm các khối ghép, biểu tượng quốc huy, logo tuyên truyền pháp luật ở trung tâm, mô hình cán cân công lý làm thủ công bằng hàng nghìn cây tăm tre ghép lại…

Đối với mỗi câu hỏi pháp luật, để tránh khô khan, nhàm chán đối với người đọc, nhóm tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh minh họa, số liệu thực tế, lấy ví dụ để chứng minh, có lồng những đánh giá, liên hệ thực tiễn bản thân trong quá trình công tác. Đặc biệt, trong kết cấu của mô hình dự thi, nhóm tác giả còn xây dựng cả mã QR riêng cho 3 bài thi viết, hướng tới mục tiêu chuyển đổi số, giúp bạn đọc dễ tìm kiếm, tham khảo và có thể lan truyền rộng rãi hơn cả trong và ngoài quân đội.

Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng -0
Hội thi tuyên truyền với chủ đề "Giữ vững kỷ cương, thượng tôn pháp luật" tại Tiểu đoàn 4, Học viện Hậu cần. Ảnh: Học viện Hậu cần

Được biết, ngay sau khi Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thanh niên Quân đội thượng tôn pháp luật" và Cuộc thi viết tiểu phẩm "Tuổi trẻ Việt Nam xung kích, sáng tạo vận động nhân dân chấp hành pháp luật", Học viện Hậu cần đã chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ.

Thượng tá Đỗ Đức Tùng, Phó Chủ nhiệm Chính trị Học viện Hậu cần cho biết thêm, để nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ về tinh thần thượng tôn pháp luật, quá trình thực hiện, đơn vị quán triệt sâu kỹ về nội dung, yêu cầu của cuộc thi, đồng thời lựa chọn các hạt nhân tiêu biểu; đầu tư thời gian, tâm huyết hoàn thiện công trình, tác phẩm dự thi. Trong đó, chú trọng tính ứng dụng của các công trình theo hướng bám sát xu hướng tâm lý giới trẻ, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ.

Nhờ vậy, các công trình, tác phẩm của Học viện Hậu cần gửi tham gia dự thi được Ban tổ chức đánh giá tốt và đoạt các giải cao; trong đó có 1 giải A, 1 giải B và 2 giải C.

Pháp luật

Tranh thủ các chính sách về thu hút, đào tạo, đãi ngộ để nâng số lượng, chất lượng nguồn nhân lực y tế.
Pháp luật

Đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu, chuyển giao kỹ thuật trong ngành y tế tỉnh Bình Thuận

Từ hiệu quả triển khai Đề án xây dựng bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816, đồng thời tăng cường phối hợp với bệnh viện tuyến trên TP. Hồ Chí Minh để nhận chuyển giao nhiều gói kỹ thuật chuyên sâu, những năm gần đây, ngành y tế tỉnh Bình Thuận đạt được một số kết quả nhất định trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm
Pháp luật

Thay đổi từ tư duy, nhận thức đến cách làm

Theo TS. Lê Vệ Quốc, Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp), bối cảnh hiện nay đặt ra yêu cầu đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), đó là thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc từ tư duy, nhận thức đến cách làm. Đây cũng chính là động lực, cơ hội cho Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật; trong đó, PBGDPL nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: ITN
Pháp luật

Phổ biến giáo dục pháp luật tại Sóc Trăng: Hiệu quả từ mô hình hay, cách làm mới

Những năm qua, công tác Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được quan tâm triển khai theo hướng đổi mới, gắn với xây dựng, thi hành, bảo vệ pháp luật và nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Qua đó, tạo chuyển biến căn bản trong ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Lực lượng vũ trang quân đội tuyên truyền vận động người dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ tại bản Khá Nghịu, xã Púng Bánh
Pháp luật

Đối tượng nào, hình thức ấy

Với phương châm "đối tượng nào, hình thức ấy", nội dung tuyên truyền pháp luật gắn với đời sống người dân; hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng; lực lượng quân đội trên địa bàn huyện Sốp Cộp (Sơn La) đã triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371), bước đầu tạo chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân trên địa bàn.

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh
Pháp luật

Khảo sát thực hiện Đề án 1371 tại Tây Ninh

Đoàn khảo sát thực hiện Đề án "Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021 - 2027" (Đề án 1371) Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Đức Hoài làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Tây Ninh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh.

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn
Pháp luật

Tủ sách pháp luật - mô hình nhỏ, hiệu quả lớn

Thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Quốc phòng đã quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, sát thực tiễn Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg; qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, người lao động về vị trí, tầm quan trọng của việc xây dựng, quản lý, khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật trong toàn quân.

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân
Tin tức

Chuyển đổi số đưa pháp luật đến gần với người dân

Theo Sở Tư pháp tỉnh Yên Bái, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực quản lý, Sở đã tiên phong trong việc ứng dụng chuyển đổi số vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật và xây dựng một xã hội văn minh.