Cấp thiết ban hành chính sách để quản lý với thuốc lá mới
Tại tọa đàm “Thực trạng thuốc lá mới và giải pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng”, ông Cừ cho biết: Các nghiên cứu đã chứng minh, thuốc lá nào cũng có hại cho sức khỏe, dù là thuốc lá truyền thống hay thuốc lá mới. Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm vấn đề này và đã ban hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL). Do đó ông Trương Xuân Cừ cho rằng, ý kiến về việc các bộ ban ngành cần có văn bản, chính sách pháp luật để quản lý vấn đề này là hoàn toàn đúng.
Bàn luận về thực trạng nhập lậu thuốc lá mới hiện nay, ông Cừ đánh giá là “rất vất vả và gian nan”. Theo ông Cừ, các sản phẩm này hiện chưa sản xuất trong nước, chưa được phép kinh doanh thì cần có cách giải quyết vấn đề thẩm lậu từ nước ngoài vào Việt Nam. Cần phải làm rõ trách nhiệm từ các Bộ, ban, ngành, từ trung ương tới địa phương. Ông Cừ cũng nêu ra 4 giải pháp:
Đứng dưới góc độ là cơ quan chuyên môn thẩm định pháp lý, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp Lê Đại Hải cũng khẳng định: “Luật PCTHTL có định nghĩa rõ thuốc lá là gì. Luật Đầu tư có quy định thuốc lá là ngành hàng kinh doanh có điều kiện. Đây là các cơ sở pháp lý có thể tận dụng. Còn việc thực thi còn lại là trách nhiệm của Bộ Công Thương.”
Thứ nhất, chúng ta cần quản lý nguồn hàng, vì thuốc lá mới chưa được sản xuất trong nước, tất cả đều nhập lậu. Nhập lậu như vậy, trách nhiệm của các bộ ban ngành như thế nào? Chúng ta hiện có hải quan, lực lượng biên phòng… Nếu không quy được trách nhiệm trong công tác quản lý, thì nguồn hàng lậu vẫn vào liên tục, và vào ngày càng nhiều.
Thứ hai, chúng ta vẫn chưa triệt để về việc quản lý lưu thông, một khi thuốc lá mới nhập lậu đã tràn vào trong nội địa, thì đã thuộc trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường. Vậy rất cần có văn bản pháp lý chặt chẽ hơn để nâng cao trách nhiệm và hướng dẫn xử lý vi phạm. Chúng ta cần phải tạo ra không gian, thời gian không thuận lợi để giới hạn độ tuổi được mua thuốc lá và kiểm soát kênh bán lẻ, nhằm hạn chế việc tiêu dùng trong giới trẻ.
Thứ ba, bên cạnh việc tuyên truyền là vấn đề áp dụng luật. Ông Trương Xuân Cừ đánh giá Luật PCTHTL của chúng ta rất hay, rất công phu, nhưng đi vào áp dụng trong thực tiễn thì còn rất hạn chế.
Cuối cùng, ông Cừ kêu gọi các Bộ cần sớm thống nhất tên cho "thuốc lá mới", thuốc lá nung nóng hay thuốc lá điện tử… loại nào được xem là thuốc lá? Việc này do Bộ Công Thương, Bộ Y tế và các bộ liên quan xác định tên. Trên cơ sở luật pháp đã ban hành và việc định danh đầy đủ, toàn diện nhất với thuốc lá mới, chúng ta có thể ứng xử phù hợp với các sản phẩm này theo quy định hiện hành.
Ông Cừ lý giải thêm, Việc cấm hàng lậu thì hoàn toàn hợp lý, vì từ trước đến nay, tất cả các loại thuốc lá nhập lậu đều không được cho phép sử dụng.
Qua đó cho thấy sự cấp thiết phải có văn bản pháp luật để quản lý thuốc lá mới càng sớm càng tốt.
Hiện thực hóa chính sách quản lý để ngăn giới trẻ tiếp cận thuốc lá
Một vấn đề khác, thuốc lá mới lưu thông trong thị trường chợ đen đang lách kẽ hở của luật pháp để tấn công vào giới trẻ, điều này rất nguy hiểm. Nếu không kịp thời ngăn chặn, xử lý, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe giống nòi, tương lai đất nước. Thậm chí còn liên quan đến vấn đề đạo đức, lối sống. Bởi vậy, càng phải có luật pháp.
Luật pháp cần quy định cụ thể rõ ràng, trên tinh thần là có một bộ ngành chủ quản và kêu gọi toàn dân vào cuộc.
Ngoài ra, phải xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về nhập lậu, lưu thông trái phép, hoặc vi phạm về việc giới hạn độ tuổi theo quy định hiện hành.
Tóm lại, vấn đề ban hành chính sách để quản lý với thuốc lá mới là hết sức cấp thiết; và phải làm sao để văn bản chính sách đi vào cuộc sống, hạn chế tối đa tác động tới lớp trẻ.
TS. Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng kiến nghị khi Quốc hội ban hành Nghị quyết tại kỳ họp Quốc hội sắp tới nên có nội dung là giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi các quy định quản lý thuốc lá theo thẩm quyền của mình, trong khi chưa sửa đổi Luật PCTHTL. “Bên cạnh đó, chúng ta cần tôn trọng việc lưu hành thuốc lá mới trên thị trường và giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng quản lý việc nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, lưu hành các loại thuốc lá mới này nhằm tạo căn cứ trong việc quản lý,” ông Kiên nói thêm.
Chuyên viên cao cấp Vụ Khoa giáo văn xã, Văn phòng Chính phủ Vũ Công Thảo:
Để sớm có được sự thống nhất trong quản lý thuốc lá mới, không chỉ cần thống nhất về tên gọi mà còn cần thừa nhận những kết quả nghiên cứu khoa học khách quan về sản phẩm này. Chẳng hạn: Dù là thuốc lá truyền thống hay thuốc lá mới (thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử) cũng đều chứa thành phần nicotine – một thành phần ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy thuốc lá mới ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nhất là đối với thanh thiếu niên như thế nào? Để có được câu trả lời chính xác rất cần sự vào cuộc của giới khoa học để tổng hợp kinh nghiệm quốc tế và trong nước.