Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học

Ngày 20.9, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng các Chương trình trọng điểm cấp nhà nước phối hợp với Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Ban Chủ nhiệm các Chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30 tổ chức Hội thảo khoa học “Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực y, dược và công nghệ sinh học”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Quang Minh cho biết, qua hơn 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50 của Ban Bí thư về đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, tạo ra những cơ hội và đột phá trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y dược, môi trường, quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, CNSH phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, năng lực CNSH chưa đáp ứng được yêu cầu kinh tế xã hội trong bối cảnh khoa học và công nghệ (KH&CN) phát triển mạnh mẽ.

9.jpg
Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ Lưu Quang Minh phát biểu tại Hội thảo

Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30.1.2023 của Bộ Chịnh trị về phát triển và ứng dụng CNSH phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới đã đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền CNSH phát triển trên thế giới, là trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh về CNSH thuộc nhóm đứng đầu khu vực châu Á; xây dựng ngành CNSH trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực cho GDP quốc gia. Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ, Bộ KH&CN đã xây dựng, tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 14 chương trình KH&CN quốc gia, bên cạnh đó là 20 chương trình KH&CN quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ký ban hành.

Thời gian tới, Bộ mong muốn các nhà khoa học, chuyên gia đồng hành cùng Bộ KH&CN đẩy mạnh triển khai các chương trình KH&CN nói chung trong đó có 3 chương trình KC.10/21-30, KC.11/21-30, KC.12/21-30. Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia thực hiện hiệu quả các chương trình, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị.

2.jpg
Các đại biểu dự Hội thảo

Tại Hội thảo, chia sẻ thực trạng nghiên cứu CNSH ứng dụng trong nông nghiệp, TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, giai đoạn 2005-2020 ngành nông nghiệp thực hiện 279 nhiệm vụ. Bà Thủy cho rằng, sự tham gia của các doanh nghiệp vào các đề tài nghiên cứu, phục vụ hoạt động thương mại hóa đang thiếu và thời gian tới cần có cơ chế đặc thù hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu.

Theo Chủ nhiệm Chương trình KH&CN cấp quốc gia, GS.TS Lê Huy Hàm, giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển CNSH” (KC.12/21-30), để có những nghiên cứu quy mô, chuyên sâu hơn, nhà khoa học cần hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp trong thực hiện các đề tài nghiên cứu. Hiện nay, sự tham gia của doanh nghiệp trong thực hiện các nhiệm vụ KH&CN còn thiếu vắng. Do đó, khung chương trình KC.12/21-30 đặt mục tiêu 50% các nhiệm vụ có doanh nghiệp tham gia, trên 20% nhiệm vụ do doanh nghiệp chủ trì để thúc đẩy liên kết giữa nhà khoa học và doanh nghiệp.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý tập trung thảo luận về các nội dung: Tiến bộ của CNSH hiện đại trong nông nghiệp trước bối cảnh an ninh lương thực và biến đổi khí hậu; Định hướng ưu tiên và các quy định trong nghiên cứu KH&CN của ngành y tế; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực y tế; Đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong nghiên cứu phát triển thuốc dược liệu; Ứng dụng kỹ thuật CNSH trong chọn tạo giống cây trồng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Nghiên cứu ứng dụng hệ gen, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo cho chọn tạo giống cây trồng...

Khoa học - Công nghệ

Toàn cảnh buổi tiếp
Khoa học - Công nghệ

Việt Nam và Vương quốc Anh mở rộng hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và công nghệ cao

Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy đề nghị tại buổi tiếp Thị trưởng London Michael Mainelli, Vương quốc Anh nhân đoàn công tác đang có chuyến thăm Việt Nam. Cuộc gặp gỡ đã mở ra nhiều triển vọng mới cho sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và London trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, tài chính, giáo dục và đổi mới sáng tạo.

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam
Công nghệ

8 yêu cầu đối với hạ tầng số Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có quyết định ban hành khung phát triển hạ tầng số Việt Nam. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ rõ các thành phần, yêu cầu phát triển hạ tầng số Việt Nam. Khung phát triển hạ tầng số cũng phản ánh sự tiến hoá, mở rộng từ hạ tầng viễn thông truyền thống đến các hạ tầng mới theo cách tiếp cận riêng của Việt Nam.

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn
Khoa học - Công nghệ

Cân nhắc lựa chọn công nghệ xử lý rác thải rắn

Xử lý rác thải rắn đòi hỏi phải đầu tư công nghệ song cần cân nhắc lựa chọn phù hợp, không thể bê nguyên công nghệ đắt tiền của nước phát triển về áp dụng ngay tại Việt Nam. Đây là đề xuất tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.

Blockchain - “chìa khóa” chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai
Công nghệ

Blockchain - “chìa khóa” chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai

Trong làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0, Blockchain được xem là "chìa khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ tương lai. Kể từ khi công nghệ Blockchain ra đời, đã tạo ra một “cơn sóng” về công nghệ lên tất cả các ngành, nghề từ truyền thống lâu đời đến các ứng dụng công nghệ mới nhất… Hiện, rất nhiều quốc gia đã, đang nghiên cứu hoặc có mục tiêu chiến lược lấy công nghệ này làm nền tảng phát triển quốc gia và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng.

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank
Doanh nghiệp

Vietcombank cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bão lũ trên VCB Digibank

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa cập nhật tính năng chuyển tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ trên VCB Digibank, giúp người dân khắp mọi miền Tổ quốc có thể nhanh chóng lựa chọn tổ chức/đơn vị/quỹ tại các cấp Trung ương và địa phương để chuyển tiền ủng hộ đồng bào.

Các đại biểu thực hiện nghi thức bấm nút khai mạc Diễn đàn
Khoa học - Công nghệ

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Ngày 13.9, tại Thành phố Huế, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo (Techfest) vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung năm 2024 với chủ đề 'Liên kết vùng thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển bền vững'.