Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta

Dấu mốc mới trong quan hệ Việt Nam - Phần Lan

Ngay sau khi kết thúc các hoạt động thăm làm việc với Nghị viện châu Âu và Vương quốc Bỉ, tối 9.9 theo giờ địa phương, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan. Đây là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu cơ quan lập pháp nước ta tới quốc gia ở khu vực Bắc Âu này kể từ năm 1993 đến nay. Vì thế, chuyến thăm sẽ thúc đẩy và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan, tạo dấu mốc mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước và cơ quan lập pháp hai nước.

Từ hợp tác phát triển sang đối tác bình đẳng

Phần Lan là quốc gia có vị trí, vai trò quan trọng ở Bắc Âu và Baltic với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn như viễn thông điện tử, công nghiệp gỗ giấy, đóng tàu và vận tải biển; GDP năm 2020 đạt 271,2 tỷ USD, thu nhập bình quân 47.910 USD (đứng thứ 31 thế giới). Phần Lan có đường lối đối ngoại trung lập tích cực, dành ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực Bắc Âu, Baltic, coi trọng chính sách viện trợ và hợp tác phát triển là một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại.

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973 đến nay, quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Phần Lan được duy trì và phát triển tốt đẹp. Hai nước trải qua giai đoạn chuyển đổi nhanh chóng từ hợp tác phát triển sang quan hệ đối tác bình đẳng dựa trên thương mại, đầu tư và giao lưu nhân dân ngày càng sâu rộng.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ rời Hà Nội, lên đường dự WCSP5, thăm và làm việc với EP, Bỉ và Phần Lan. (Nguồn: TTXVN_
Chuyến thăm Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng. (Nguồn: TTXVN)

Phần Lan ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước trước đây cũng như công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay với nhiều hình thức như: liên tục viện trợ không hoàn lại và không áp đặt các điều kiện chính trị trong chính sách viện trợ với tổng viện trợ đến nay đạt khoảng 340 triệu USD. Phần Lan cũng là quốc giaủng hộ Liên minh châu Âu (EU) trao Quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam, không ủng hộ việc áp đặt thuế chống bán phá giá lên giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào EU. Từ năm 2019, tài trợ của Phần Lan dành cho Việt Nam chủ yếu dưới hình thức tín dụng ưu đãi. Đầu năm nay, hai bên đã ký Thỏa thuận khung về việc triển khai Công cụ hỗ trợ đầu tư công (PIF) của Phần Lan tại Việt Nam. Chính phủ Phần Lan cấp vốn vay cho các dự án tại Việt Nam trong các lĩnh vực như môi trường, năng lượng sạch, đô thị thông minh, xã hội (y tế, đào tạo), khoa học công nghệ….

Kim ngạch thương mại giữa hai nước liên tục tăng trong những năm gần đây, đạt 337,4 triệu USD trong năm 2020. Đến hết tháng 5.2021, kim ngạch hai chiều đạt 227,63 triệu USD. Tuy hợp tác đầu tư giữa hai nước còn khiêm tốn nhưng hợp tác trong các lĩnh vực mới như khoa học công nghệ, môi trường, năng lượng sạch được đẩy mạnh trong thời gian gần đây, phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của hai bên.

Từ tháng 3.2017, Phần Lan đã công bố Chiến lược quốc gia mới về hợp tác phát triển song phương giai đoạn 2016-2020 với Việt Nam, được xây dựng trên cơ sở quan hệ hai nước đang trong giai đoạn chuyển đổi, nhằm mục tiêu thay thế dần hợp tác phát triển bằng hợp tác cùng có lợi, dành ưu tiên nhiều hơn cho một số lĩnh vực thế mạnh của Phần Lan, gồm cung cấp nước sạch và an toàn, phát triển công nghiệp rừng, công nghệ và đổi mới sáng tạo, năng lượng và các giải pháp năng lượng sạch, giáo dục đào tạo, y tế...

Hai bên cũng tích cực triển khai “Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan” và đạt được những kết quả tích cực. Từ tháng 10.2018, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan đã ký kết “Bản nghỉ nhớ hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Việt Nam hiện có khoảng 2.500 du học sinh tại Phần Lan, nằm trong nhóm 10 nước có số lượng du học sinh đông nhất tại đất nước này. Cộng đồng người Việt Nam tại Phần Lan hiện khoảng hơn 10.000 người, luôn đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, tuân thủ pháp luật nước sở tại và hướng về quê hương đất nước.

Cùng với những kết quả trong quan hệ song phương, quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Phần Lan được duy trì tốt đẹp thông qua trao đổi Đoàn cấp cao và các cấp. Sau chuyến thăm chính thức Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh vào năm 1993 và chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 2010 của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Sauli Niinisto, nhiều Đoàn cấp Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam đã thăm và làm việc với các cơ quan Quốc hội Phần Lan. Trong khuôn khổ hợp tác đa phương, Quốc hội hai nước đã duy trì tiếp xúc, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn nghị viện khu vực và quốc tế, như Liên minh Nghị viện thế giới, Diễn đàn đối tác nghị viện Á - Âu (ASEP)…

Tăng cường hợp tác nghị viện trong khuôn khổ song phương và đa phương

Trong chuyến thăm chính thức Phần Lan lần này, dự kiến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ chào xã giao Tổng thống Sauli Niinistö, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Anu Vehvilainen và hội kiến Thủ tướng Sanna Marin. Tại các cuộc tiếp xúc cấp cao, dự kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo Phần Lan về quan hệ hợp tác song phương và các lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước; trao đổi phương hướng tăng cường hợp tác giữa Quốc hội hai nước trong khuôn khổ song phương và đa phương, cũng như trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm; thúc đẩy hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, hợp tác trong các lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu và Phần Lan có thế mạnh như chuyển đổi số, kinh tế xanh, công nghiệp xử lý chất thải và nước sạch… 

Đặc biệt, về hợp tác thương mại, đầu tư, Chủ tịch Quốc hội sẽ trao đổi với các nhà lãnh đạo Phần Lan về việc phối hợp chặt chẽ để khai thác tối đa các cơ hội hợp tác từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA), những vấn đề phía Phần Lan quan tâm để sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA). Các thành viên Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam cũng sẽ có các cuộc gặp với các đối tác của Phần Lan về việc phê chuẩn EVIPA, để Hiệp định quan trọng này song hành với EVFTA đã có hiệu lực hơn một năm qua thực sự tạo nên “đại lộ kinh tế” mang lại lợi ích cho cả Việt Nam và EU, cũng như nước thành viên EU. Việt Nam cũng mong muốn Phần Lan tiếp tục ủng hộ tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - EU; trao đổi các nội dung hợp tác về kiểm soát dịch Covid - 19 gắn với phục hồi sau đại dịch, chuyển đổi nền kinh tế, trong đó có hợp tác cung cấp, nhượng và chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc và các vật tư y tế liên quan tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội cũng sẽ gặp một số doanh nghiệp lớn của Phần Lan, dự tọa đàm bàn tròn với một số doanh nghiệp về tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa hai nước, doanh nghiệp hai nước. Qua các hoạt động này của Chủ tịch Quốc hội và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam khẳng định rõ nét chủ trương của Việt Nam duy trì môi trường ổn định, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài cởi mở, là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư. Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm, dự kiến một số dự án đầu tư cũng sẽ được các doanh nghiệp của 2 bên ký kết và triển khai trong thời gian tới. Các dự án này đều phù hợp với điều kiện, khả năng của Việt Nam cũng như phù hợp với các chủ trương, kế hoạch chuyển đổi mô hình kinh tế của Việt Nam sau đại dịch. 

Với các hoạt động cấp cao và các hoạt động gặp gỡ trực tiếp với các doanh nghiệp, đối tác, chuyến thăm chính thức Cộng hòa Phần Lan của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam được các nhà lãnh đạo Phần Lan mong đợi và tin tưởng sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa Nghị viện Phần Lan và Quốc hội Việt Nam nói riêng và giữa hai nước nói chung, tạo dấu mốc mới trong quan hệ hai nước. 

Hoạt động của Lãnh đạo Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tuyên Quang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Tuyên Quang

Nhân kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2023) và kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2023) và tham dự Hội thảo khoa học “Tiềm năng, liên kết phát triển du lịch các tỉnh chiến khu Việt Bắc”, sáng 28.4, tại Tuyên Quang, Đoàn công tác của Quốc hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng đoàn đã dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việt Nam - Cuba thiết lập cơ chế hợp tác liên nghị viện
Thời sự Quốc hội

Việt Nam - Cuba thiết lập cơ chế hợp tác liên nghị viện

Tối 20.4, giờ Việt Nam, tại Nhà Quốc hội Cuba - Capitolio, Thủ đô La Habana, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hoà Cuba, ngay sau hội đàm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cộng hoà Cuba Esteban Lazo Hernández đã ký thoả thuận hợp tác, chính thức thiết lập cơ chế hợp tác liên nghị viện giữa Quốc hội hai nước. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phải có tư duy mới, tận dụng công nghệ để phát triển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phải có tư duy mới, tận dụng công nghệ để phát triển

Chia sẻ tại Tọa đàm Cựu sinh viên về chiến lược phát triển Học viện Tài chính vừa diễn ra chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặc biệt lưu ý những tác động sâu sắc của kỷ nguyên số, của cuộc cách mạng công nghệ đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Ngay cả với những ngành nghề đào tạo cũ, Học viện cũng phải có tư duy mới, tầm nhìn mới, công nghệ mới; chú trọng nghiên cứu và mạnh dạn đào tạo những ngành mới, tiên phong.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm việc với UBND TP. Hà Nội
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm việc với UBND TP. Hà Nội

Chiều 6.3, Đoàn giám sát của Quốc hội "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng" do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã làm việc với UBND TP Hà Nội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh

Chiều 3.3, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; việc thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng Đoàn giám sát dẫn đầu đã làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc với UBND huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì làm việc với UBND huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh

Sáng 3.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Đoàn giám sát của Quốc hội về "Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19; việc thực hiện chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng Đoàn giám sát dẫn đầu đã làm việc với UBND huyện Nhà Bè. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân

Sáng nay, 21.2, Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân (HĐND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022 và triển khai kế hoạch công tác năm 2023 đã khai mạc tại tỉnh Quảng Ninh. Đây là Hội nghị có quy mô lớn nhất về công tác HĐND do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức với sự tham dự của hơn 320 đại biểu Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. 

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị. 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phản biện chính sách
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phản biện chính sách

Phát biểu tại Hội nghị chiều nay, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn MTTQ và các tổ chức thành viên tiếp tục lắng nghe ý kiến nhân dân, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác phản biện chính sách để góp ý cho Quốc hội trong công tác xây dựng luật, trong đó, cần đặc biệt quan tâm thực hiện nhiệm vụ lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). 

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với Văn phòng Quốc hội về chương trình giám sát năm 2023
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương làm việc với Văn phòng Quốc hội về chương trình giám sát năm 2023

Chiều 9.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã làm việc với Văn phòng Quốc hội về chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội năm 2023.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tiếp tục sáng tạo những tác phẩm thực sự lay động, góp phần xây dựng “Ðảng ta là đạo đức, là văn minh”
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tiếp tục sáng tạo những tác phẩm thực sự lay động, góp phần xây dựng “Ðảng ta là đạo đức, là văn minh”

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ công bố và trao giải Búa liềm vàng lần thứ VII tối nay, 3.2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn, báo chí nước nhà tiếp tục tìm tòi, khám phá, sáng tạo những tác phẩm xuất sắc, thực sự lay động, góp phần xây dựng "Đảng ta là đạo đức, là văn minh", "là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của Nhân dân" như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.