Đáp ứng chính sách đối với già hóa dân số

Cần có chính sách kịp thời, phù hợp với giai đoạn già hóa dân số, làm chậm lại quá trình già hóa dân số, chủ động bước vào giai đoạn dân số già; quan tâm chăm sóc từ sức khỏe, vật chất, tinh thần để người cao tuổi tiếp tục có những đóng góp có ích cho xã hội… Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia khi đề cập đến việc thích ứng với giai đoạn già hóa dân số ở nước ta.

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc - UNFPA, Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa sớm hơn dự báo (năm 2017) và là một trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới; năm 2013 tỷ lệ người cao tuổi (NCT) đã lên tới 10,5% tổng dân số. Điều đáng lưu ý là thời gian quá độ từ già hóa dân số sang dân số già của Việt Nam chỉ khoảng 18 năm. Đây là khoảng thời gian ngắn, thậm chí ngắn hơn rất nhiều so với các quốc gia có trình độ phát triển.

UNFPA nhìn nhận già hóa là một thành tựu của quá trình phát triển từ thành tựu nâng cao tuổi thọ của nhân loại. Nhưng già hóa dân số cũng đang tạo ra những thách thức về mặt xã hội, kinh tế và văn hóa cho các cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng trên toàn cầu. Tại hầu hết các nước, những NCT không được tiếp cận đầy đủ với các dịch vụ y tế và đào tạo về y học lão khoa không đáp ứng đủ so với nhu cầu đối với loại hình chăm sóc đặc biệt này. Bên cạnh đó, NCT còn phải đối mặt với các khó khăn như bị cô lập trong xã hội, bị định kiến về tuổi tác, hay sự xói mòn trong mối quan hệ giữa các thế hệ trong một gia đình, một cộng đồng và toàn xã hội...Việc lạm dụng và bỏ bê NCT đang là một thực trạng đáng buồn được ghi nhận trên thế giới.

Từ thực tế đó, Liên Hợp Quốc đã lựa chọn chủ đề của Ngày quốc tế người cao tuổi năm 2014 là: Đừng lãng quên bất kỳ ai - hãy thúc đẩy một xã hội cho tất cả mọi người nhằm tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của nhóm dân số cao tuổi đối với phát triển bền vững. Theo khuyến nghị của Liên Hợp Quốc, nếu chúng ta muốn xây dựng tương lai như chúng ta mong muốn thì chúng ta phải xem xét tới nhóm dân số trên 60 tuổi, vốn dự báo sẽ lên tới 1,4 tỷ người vào năm 2030. Theo đó, các quốc gia khi hoạch định và thực thi chính sách cần quan tâm chăm sóc và phát huy vai trò của NCT…

Nguồn: hanoi.gov.vn
Nguồn: hanoi.gov.vn
Ở nước ta, trong hơn ba thập kỷ qua, Nhà nước ta đã ban hành hơn 50 văn bản quy phạm pháp luật - tạo dựng hệ thống chính sách chăm sóc, phát huy vai trò NCT, xác định được mục tiêu của người cao tuổi là sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc. Luật Người cao tuổi được Quốc hội Khóa XII thông qua năm 2009, xác định vị trí, vai trò, tiềm năng quý giá, một lực lượng xã hội quan trọng trong khối đại đoàn kết toàn dân, quy định các chính sách cụ thể về chăm sóc, phụng dưỡng, phát huy vai trò người cao tuổi trong đời sống xã hội. Bên cạnh đó, ngày 22.11.2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1781/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020.

Thực thi các định hướng, chính sách pháp luật, công tác chăm sóc và phát huy vai trò của NCT đã những tiến bộ đáng kể. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế đất nước còn có hạn, nhiều chính sách đối với NCT đã được xây dựng nhưng chưa có điều kiện thi hành. Điều đáng nói là, nhận thức, hành vi của không ít người chưa thích ứng với xã hội già hóa, một bộ phận còn có quan niệm thiên lệch rằng NCT là gánh nặng. Trong khi đó hệ thống an sinh xã hội cũng như hệ thống chăm sóc sức khỏe cho NCT chưa đáp ứng được nhu cầu…

Từ thực tế đó, tại nhiều diễn đàn, mới đây nhất là Hội nghị bên lề Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 12, với chủ đề: Đáp ứng chính sách đối với già hóa dân số, nhiều ý kiến cho rằng, cần có chính sách kịp thời, phù hợp với giai đoạn già hóa dân số, làm chậm lại quá trình già hóa dân số, chủ động bước vào giai đoạn dân số già; quan tâm chăm sóc từ sức khỏe, vật chất, tinh thần để NCT tiếp tục có những đóng góp có ích cho xã hội…

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, giải quyết thách thức và tận dụng cơ hội là giải pháp tốt nhất để thành công trong giai đoạn già hóa dân số một cách nhanh chóng. Tất cả NCT cần được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và chăm sóc y tế; họ cần được sống khỏe mạnh và được đóng góp kỹ năng cũng như kinh nghiệm quý báu của mình. Các chính sách và hành động đối với vấn đề già hóa dân số cần dựa trên một tầm nhìn dài hạn, được hỗ trợ bởi các cam kết chính trị mạnh mẽ và có ngân sách bảo đảm…

Nhiều chuyên gia khuyến nghị, để thích ứng với già hóa dân số, các chính sách cần hướng đến mục đích: tỷ lệ tàn tật và ốm đau NCT xuống thấp; các hoạt động của NCT được phát huy và NCT được tham gia các hoạt động xã hội... Theo đó, cần sớm xây dựng hệ thống lão khoa trên toàn quốc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng lớn của người cao tuổi; mở rộng, phát triển các hệ thống chăm sóc NCT dựa vào gia đình và cộng đồng; cải cách hệ thống bảo trợ xã hội, mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế; khuyến khích các đơn vị sử dụng lao động tạo việc làm và môi trường việc làm phù hợp năng lực, sức khỏe NCT...

 Năm 2013, tỷ lệ NCT ở nước ta chiếm 10,5% tổng dân số; hiện có hơn 4,1 triệu NCT có thẻ BHYT (chiếm tỷ lệ 50,9% trên tổng số NCT); có hơn 1,5 triệu NCT được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trong đó NCT cô đơn, không nơi nương tựa là 95.635 người, người đủ từ 80 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trên 1,4 triệu người; 10 nghìn NCT được nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội và gần 1,8 triệu NCT hưởng lương hưu.

Nguồn: Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐ, TB và XH

Xã hội

Triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới
Xã hội

Triển khai xây dựng cầu Phong Châu mới

Chiều 21.12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ triển khai thi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới - Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Nội vụ
Xã hội

Dấu ấn toàn diện trong các mặt công tác

Năm 2024 là năm Bộ Nội vụ rất bận rộn với khối lượng công việc khổng lồ, dồn dập, nhiều việc khó, phức tạp như vấn đề vị trí việc làm, tiền lương, thi tuyển công chức, sắp xếp, tinh gọn bộ máy… nhưng với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, ngành nội vụ đã phát huy cao độ trách nhiệm, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong tham mưu để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống. Đây là đánh giá của hầu hết đại biểu dự hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Nội vụ tổ chức hôm qua.

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững
Xã hội

Căn cốt để xây dựng gia đình hạnh phúc và bền vững

PGS.TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

Gia đình là nền tảng giáo dục quan trọng, góp phần định hướng nhân cách và năng lực của thế hệ trẻ. Để đạt được mục tiêu giáo dục cho một tương lai bền vững, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng thành viên trong gia đình.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT
Đời sống

Nổi bật thông điệp hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển

Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quan trọng nhằm thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế đồng bộ, toàn diện, sâu rộng cho tất cả các lĩnh vực; tăng cường đối ngoại quốc phòng, phát triển hợp tác với tất cả các nước. Triển lãm là điểm đến kết nối các doanh nghiệp các đơn vị nghiên cứu sản xuất sử dụng vũ khí trang bị với các đối tác tiềm năng trong lĩnh vực quốc phòng, hứa hẹn mang đến cơ hội hợp tác về xuất khẩu và chuyển giao công nghệ cho tất cả các bên.

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...