Danh nhân nào sẽ được đưa vào điện Pantheon?

Điện Pantheon ở Paris là nơi nước Pháp ghi ơn và tưởng niệm các vĩ nhân. Sắp tới, ai sẽ được đưa vào đây? Từ ngày 2 - 22.9, Trung tâm Các công trình quốc gia Pháp (CMN) tiến hành tham khảo ý kiến người dân trên internet về vấn đề này. Các tổ chức xã hội đang hoạt động tích cực tranh đấu để có thêm nhiều phụ nữ được đưa vào Pantheon.

Câu hỏi được đưa ra để tham khảo người dân Pháp và cả người nước ngoài là: sắp tới, ai xứng đáng được đưa vào thờ phụng, tưởng niệm tại điện Pantheon và vì sao? Theo Giám đốc Trung tâm Các công trình quốc gia Pháp Philippe Belaval, CMN muốn có ý kiến của những người sử dụng internet để có thể xác định rõ nhất những danh nhân mà người dân Pháp mong muốn được đưa vào điện Pantheon nổi tiếng, yên nghỉ bên cạnh Jean Moulin, Pierre và Marie Curie, cho dù đây không phải là một cuộc trưng cầu dân ý hoặc thăm dò dư luận. Tiêu chí lựa chọn là những người có các hoạt động chính trị, thành tích thể thao, dấn thân tranh đấu vì hòa bình hoặc bình đẳng, có các phát hiện khoa học, tài năng nghệ thuật hoặc bảo vệ môi trường... Tổng thống Pháp là người quyết định cuối cùng.

Nhân dịp này, các tổ chức tranh đấu cho quyền bình đẳng của phụ nữ đã tham gia rất tích cực. Ngày 30.8 vừa qua, một số tổ chức gửi kiến nghị tới Tổng thống Francois Hollande để có thêm nhiều nữ danh nhân được đưa vào nơi tưởng niệm các vĩ nhân của Pháp. Hiện nay, trong số 71 người đang được tưởng niệm tại Pantheon, chỉ có 2 phụ nữ: Marie Curie - người hai lần đoạt giải Nobel về vật lý và hóa học, và Sophie Bertholot - được đưa vào đây vì tôn trọng ý nguyện của bà muốn được ở bên cạnh người chồng, nhà hóa học nổi tiếng thế kỷ XIX Marcellin Bertholot.

Theo nhà triết học Bernard-Henri Levy: “Hoàn toàn mâu thuẫn với cuộc đấu tranh với bình đẳng giới tại Nghị viện, người ta tảng lờ nó ở Pantheon. Với người Pháp, Pantheon là một loại nghị viện, đại diện cho các giá trị và tính hợp pháp của Pháp, thậm chí hơn bất kỳ bộ máy chính trị nào. Và ở đây thiếu các gương mặt phụ nữ”. Anne-Cecile Mailfert, người đứng đầu nhóm Osez Le Feminisme (Dám ủng hộ nam nữ bình quyền) cho rằng, vấn đề không phải tôn vinh phụ nữ này hay phụ nữ kia. “Đây là một nhu cầu chính trị. Thiếu vắng các gương mặt phụ nữ trong điện Pantheon phản ánh sự thiếu công nhận phụ nữ trong xã hội hiện nay, cả về mặt chính trị hay trong ban quản trị hoặc trong hệ thống trợ cấp”.


Tổ chức Tập thể ủng hộ đưa phụ nữ vào Pantheon đã tổ chức bỏ phiếu trên mạng xã hội Facebook và đưa ra danh sách bao gồm 5 phụ nữ ưu tiên đưa vào tưởng niệm tại điện Pantheon, trong đó có Louise Michel (giáo viên, tranh đấu cho các ý tưởng vì quyền lợi của phụ nữ và là một trong những gương mặt tiêu biểu của Công xã Paris), Simone de Beauvoir (nhà văn, triết gia), Germaine Tillion (kháng chiến quân, nhà dân tộc học), Olympe de Gouges (văn sỹ, một trong những người tiên phong trong cuộc đấu tranh bình quyền)...

Thực ra, chiến dịch kêu gọi đưa thêm phụ nữ vào Pantheon được chính Tổng thống Pháp Francois Hollande khởi động. Ngày Quốc tế Phụ nữ tháng 3 vừa qua, trong bài phát biểu ông đã nhấn mạnh: đã đến lúc bắt đầu khắc phục sự mất cân bằng về giới. Về tiêu chí lựa chọn, Giám đốc CMN Philippe Belaval khẳng định: “sẽ giống như đối với nam giới. Cuộc đời họ phải phản ánh được các giá trị của nền Cộng hòa. Nhưng tôi có thể bảo đảm rằng, không thiếu phụ nữ đáp ứng đủ các tiêu chí đó. Nếu Tổng thống chọn đưa vào Pantheon một vài phụ nữ, sẽ có nhiều cái tên để ông lựa chọn”.

Điện Pantheon sừng sững trên núi Sainte-Geneviève, ngay trung tâm Paris. Ban đầu, Pantheon là một nhà thờ được xây dựng vào thế kỷ XVIII để bảo quản thánh tích Geneviève. Hiện điện Panthéon là nơi chôn cất và tôn vinh những nhân vật lịch sử và những người đã làm rạng danh nước Pháp. Truyền thống này có từ thời Ai Cập, Hy Lạp, La Mã và tiếp diễn ở Paris dưới sự xét duyệt gắt gao của những người lãnh đạo đất nước. Trước cửa điện có khắc hàng chữ lớn: “Tổ quốc ghi ơn những người con siêu việt” (Aux grand hommes, la patrie reconnaissante).

Văn hóa

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước
Văn hóa - Thể thao

50 năm văn học, nghệ thuật đồng hành với đất nước

Có lẽ trong mọi điều sâu thẳm và bền bỉ nhất mà một quốc gia có thể gìn giữ suốt hành trình phát triển là văn học, nghệ thuật. Nhìn lại 50 năm đất nước thống nhất, văn học nghệ thuật đã không chỉ song hành, mà còn là lực đẩy tinh thần đặc biệt, nâng bước dân tộc qua những năm tháng đầy biến động.

Kết nối ký ức hào hùng
Văn hóa - Thể thao

Kết nối ký ức hào hùng

Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, những thước phim truyện khắc họa cuộc kháng chiến cứu nước của quân và dân ta vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử và nghệ thuật, là di sản tinh thần vô giá của dân tộc. Làm tốt công tác bảo tồn, khơi dậy sức sống mạnh mẽ cho di sản này sẽ góp phần lan tỏa những câu chuyện hào hùng đến các thế hệ sau.

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch
Văn hóa

Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác quốc tế phát triển nhạc kịch

Mới đây, tại Nhà hát Nghệ thuật thành phố Guri - Hàn Quốc đã diễn ra buổi diễn đọc kịch bản vở nhạc kịch "Giấc mơ của em" (My dream), kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru kéo dài trong hai năm 2025 - 2026.

Bộ đội Trường Sơn đẩy mạnh công tác hậu cần cho chiến trường miền Nam chống Mỹ, cứu nước
Văn hóa - Thể thao

Tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, công tác bảo đảm hậu cần đóng vai trò quan trọng; lần đầu tiên trong lịch sử, Quân đội ta huy động lực lượng lớn, hiệp đồng quân, binh chủng tham gia chiến dịch trên 5 hướng tiến công.